Người bạn mới của Việt Nam không hài lòng với Trung Quốc

© REUTERS / KhamThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Scott Morrison
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Scott Morrison  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ chính trị quốc tế và an ninh, nền kinh tế và ngành du lịch - đây là những chủ đề chính về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông nước ngoài trong tuần qua.

Các chủ đề này sẽ được đề cập đến trong chuyên mục hàng tuần "Việt Nam trên báo chí nước ngoài".

Úc tìm kiếm những người cùng chí hướng ở Châu Á Thái Bình Dương

Bản tin liên quan đến Việt Nam được thảo luận nhiều nhất trên các phương tiện truyền thông là chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Australia Scott Morrison. Ông Scott Morrison là Thủ tướng đầu tiên của Úc tới thăm Việt Nam trong vòng 25 năm qua. Tờ báo Úc The Australian giải thích lý do của chuyến thăm này. “Úc đang tìm kiếm những người cùng chí hướng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang leo thang, và Bắc Kinh đang phô trương sức mạnh chiến lược trong khu vực. Việt Nam là một quốc gia cộng sản độc đảng với các vấn đề nhân quyền, nhưng, nền kinh tế và tầng lớp trung lưu của nước này đang tăng trưởng, và nước này có vị trí địa lý ở trung tâm Đông Nam Á. Chính bởi vậy Việt Nam thu hút sự chú ý của Úc và nằm trong nhóm bạn bè của Úc. Mùa xuân năm ngoái, Úc và Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Australia Scott Morrison họp báo quốc tế - Sputnik Việt Nam
Liệu Australia có giúp Việt Nam đấu tranh với Trung Quốc trên Biển Đông?

Tờ ABC News cũng có bài viết về chủ đề này: Úc chỉ bày tỏ mối quan ngại về những hành động gây hấn của Trung Quốc, nước đang gia tăng sự hiện diện quân sự ở Biển Đông - tuyến đường thương mại có ý nghĩa quan trọng. Nếu nói về Việt Nam thì vấn đề Biển Đông chạm đến lợi ích cốt lõi của nước này, vì quyền chủ quyền của Việt Nam liên tục bị tranh chấp. Sự trỗi dậy của Trung Quốc giúp các đối thủ cũ đoàn kết lại. Úc và Việt Nam từng là hai bên đối nghịch nhau và có hệ thống chính trị hoàn toàn khác nhau, nhưng, cả hai nước đều quan tâm đến việc đảm bảo sự ổn định và hòa bình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam đã xác định vai trò hòa giải là một mục tiêu ưu tiên trong khu vực, và không nên đánh giá thấp đất nước này. Trong lịch sử lâu dài của mình, Việt Nam đã từng đánh bại ba trong số năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Trung Quốc muốn đánh lạc hướng dư luận khỏi các vấn đề trong nước

Tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 với một số tàu hộ tống của Trung Quốc quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các tàu Cảnh sát biển của Việt Nam đang theo dõi tình hình. Hôm thứ Năm, Hoa Kỳ tuyên bố rằng, việc nhóm tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 quay lại vi phạm chủ quyền của Việt Nam là "một hành động leo thang căng thẳng của Bắc Kinh, trong các nỗ lực đe dọa các bên tuyên bố chủ quyền khác trong vấn đề phát triển tài nguyên ở Biển Đông", theo Reuters. Và Bloomberg trích lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus:

“Mỹ phản đối mạnh mẽ bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm đe dọa hoặc ép buộc các nước đối tác từ chối hợp tác với các công ty không phải của Trung Quốc, hoặc nói cách khác là quấy rối các hoạt động hợp tác của họ”.  

Hôm thứ Năm, Việt Nam cho biết rằng, vào tháng tới họ sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận hải quân lớn cùng với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á khác vì Việt Nam đang tìm kiếm sự hỗ trợ quốc tế trong tranh chấp hải quân với Trung Quốc. Một công ty dầu mỏ của Ấn Độ trong một thời gian dài đã làm việc trong khu vực hiện có tàu khảo sát của Trung Quốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút tàu, ngừng đe dọa hòa bình ở Biển Đông

Tờ báo Ấn Độ Economic Times viết rằng, mục đích chính của Trung Quốc là ngăn cản các cuộc nghiên cứu chung của Việt Nam với các công ty nước ngoài để khai thác dầu khí trong khu vực mà Trung Quốc khẳng định các quyền "lịch sử" qua bản đồ chữ U chín đoạn. Ý tưởng của Trung Quốc là tạo ra những tranh chấp mới trong các khu vực không thể chối cãi này của Biển Đông. Bắc Kinh cũng muốn đánh lạc hướng dư luận quốc tế khỏi sự leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, cũng như khõi tình trạng bất ổn đang gia tăng và các cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Hồng Kông và Đài Loan. Việt Nam đang thu hút hỗ trợ quốc tế. Tuy nhiên, Hà Nội không muốn để trong nước tái diễn tình trạng năm 2014 với các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc, Việt Nam muốn duy trì một cửa sổ cho cuộc đàm phán với Bắc Kinh. Các phương án lựa chọn khác là cuộc họp mở hoặc cuộc họp kín tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc với tư cách là thành viên thường trực, không bao giờ cho phép các cuộc thảo luận như vậy. Cuộc tập trận hải quân chung của các nước thành viên ASEAN với sự tham gia của các cường quốc bên ngoài cũng có thể được sử dụng như một phương án lựa chọn. Còn có một yếu tố không kém phần quan trọng: trong tình huống khẩn cấp Việt Nam phải sẵn sàng sử dụng vũ lực để bảo vệ các quyền chủ quyền của mình trong khu vực.

Việt Nam chưa sẵn sàng trở thành công xưởng mới của thế giới

Như mọi khi, truyền thông thế giới có rất nhiều bài viết về nền kinh tế Việt Nam. Tờ The Business Times trích dẫn ý kiến ​​của các nhà kinh tế của Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) nhận định rằng, trong bối cảnh căng thẳng leo thang của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới năm 2019 và sẽ trở thành một thị trường trọng điểm tại châu Á cho nhà đầu tư nước ngoài và điểm đến cho doanh nghiệp di dời cơ sở sản xuất. Việc thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh thành công với các nước thành viên của tiểu vùng Mê Công mở rộng và trở thành trung tâm hậu cần ASEAN. Nhưng, Tạp chí Wall Street Journal  trong một bài viết dài khảng định rằng, nhiều năm phải trôi qua, trước khi quốc gia này ở khu vực Đông Nam Á có thể thay thế Trung Quốc với tư cách công xưởng toàn cầu. Khác với Trung Quốc, Việt Nam không có các chuỗi cung ứng riêng biệt, không có các nhà máy với giấy chứng nhận FDA của Hoa Kỳ và thiết bị thâm dụng vốn. Một quốc gia với dân số ít hơn 1/10 dân số Trung Quốc đang phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động.

Reuters cho biết rằng, nhờ tăng cường cơ giới hóa và công nghệ mới, hai nhà sản xuất cà phê hàng đầu thế giới, Việt Nam và Brazil, vẫn tăng sản lượng đáng kể và có cơ hội làm giàu từ hạt cà phê, đang ghi nhận mức tăng trưởng năng suất vượt xa các đối thủ cạnh tranh ở các nước khác. Việc giá cà phê thế giới sụt giảm trong những tháng gần đây, xuống mức thấp nhất trong 13 năm, đã bắt đầu gây ra một sự rung chuyển lớn trên thị trường. Ở đó, chỉ những nhà sản xuất cà phê hiệu quả nhất mới có thể phát triển mạnh, tờ báo viết.

Khép lại mục điểm báo là bản tin về ngành du lịch. Tờ báo Anh The Mirror đã đăng danh sách các địa điểm đáng kinh ngạc ở Việt Nam mà bạn phải ghé thăm. Đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, Hội An và Huế, Vịnh Hạ Long và Động Phong Nha, Đảo Cát Bà và núi Sapa, Vườn Quốc gia Cúc Phương và, tất nhiên, những bãi biển tuyệt đẹp của Việt Nam. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến này ​​của tờ báo Anh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала