Việt Nam không muốn mạng di động của mình dính líu đến Huawei

Đăng ký
“Việt Nam không thể tin tưởng Trung Quốc?”. Các công ty viễn thông, nhà mạng của Việt Nam không muốn dính líu đến Huawei vì sợ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia hay vì đã mất niềm tin vào sản phẩm công nghệ của Trung Quốc?

Các nhà mạng Việt Nam nói không với Huawei?

Theo Bloomberg, Việt Nam đang có ý định trở thành quốc gia ASEAN đầu tiên cung cấp mạng 5G mà không dính dáng đến tập đoàn công nghệ Huawei Technologies Inc của Trung Quốc.

“Viettel, nhà mạng di động lớn nhất Việt Nam thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng, sẽ triển khai thiết bị của Ericsson tại Hà Nội và công nghệ của Nokia tại Thành phố Hồ Chí Minh, Quyền Tổng Giám đốc điều hành của Viettel”, ông Lê Đăng Dũng cho biết.

“Họ sẽ sử dụng chip 5G của Qualcomm Inc. của Mỹ. Nhà mạng, sử dụng Ericsson và Nokia cho mạng 4G, cũng đang phát triển thiết bị của riêng mình”, ông nói thêm.

Giải thích cụ thể về vấn đề này, Quyền Chủ tịch kiêm Quyền Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội (Viettel), Thiếu tướng Lê Đăng Dũng cho biết:

“Chúng tôi sẽ không làm việc với Huawei vào lúc này. Chủ đề này hiện hơi nhạy cảm với Huawei. Có báo cáo cho rằng việc sử dụng Huawei là không an toàn. Vì vậy, khi xét đến tất cả thông tin này, quan điểm của Viettel là chúng ta chỉ nên chọn phương án an toàn hơn. Do đó, chúng tôi chọn Nokia và Ericsson từ Châu Âu”, ông Dũng nói trong cuộc phỏng vấn tại trụ sở Hà Nội của công ty.

Các nhà mạng nhỏ hơn của Việt Nam dường như cũng đang tránh xa Huawei, Tổng Công ty Viễn thông MobiFone đang sử dụng thiết bị của Samsung Electronics Co., trong khi Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam – Vinaphone – đã hợp tác với Nokia để triển khai mạng 5G, theo báo chí trong nước.

“Tôi nghĩ Huawei hiện đang gặp khó khăn tại Việt Nam, vì các công ty khác cũng không sử dụng công nghệ của họ”, ông Dũng nhận định.

Vì sao Viettel “né” Huawei?

Quốc gia Đông Nam Á dường như đang âm thầm đứng về phía chính quyền Trump, nước đã cấm Huawei mua công nghệ của Mỹ vì những lo ngại về an ninh quốc gia. Quyết định “tránh” Huawei dường như trở thành một ngoại lệ ở Đông Nam Á, nơi nhiều quốc gia khác như Philippines, Thái Lan và Malaysia đang mở cửa chào đón việc triển khai công nghệ của Huawei.

Ông Dũng khẳng định, quyết định không sử dụng Huawei cho mạng 5G của Viettel dựa trên căn cứ về mặt công nghệ chứ không liên quan đến yếu tô địa chính trị. 

5G - Sputnik Việt Nam
Huawei có đe dọa đến an ninh quốc gia của Việt Nam?

“Chúng tôi quyết định không sử dụng Huawei, không phải vì lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với Huawei - chúng tôi chỉ đưa ra quyết định của riêng mình”, ông nói.

“Nhiều quốc gia khác, bao gồm cả Mỹ, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy việc sử dụng Huawei không an toàn cho mạng lưới quốc gia. Vì vậy, chúng tôi cần thận trọng hơn”.

Tuy nhiên, theo Bloomberg nhận định, chính phủ Việt Nam trong quá khứ đã nghi ngờ về những công nghệ từ nước láng giềng Trung Quốc.

Các quan chức chính phủ tuyên bố sẽ xem xét việc sử dụng công nghệ Trung Quốc vào năm 2016 sau khi xảy ra những vụ tấn công mạng vào hai sân bay lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, nhiều khả năng do nhóm tin tặc từ Trung Quốc thực hiện.

“Nhiều năm tranh chấp lãnh thổ giữa hai nước đã làm xói mòn lòng tin vào Trung Quốc đối với người Việt Nam”. Một cuộc thăm dò ý kiến do ​​Pew công bố năm 2017 cho thấy chỉ có 10% người Việt có phản hồi tích cực về mối quan hệ với Trung Quốc.

Căng thẳng trên Biển Đông

Bloomberg đánh giá, quốc gia Đông Nam Á đang phải “đối đầu căng thẳng” với Bắc Kinh liên quan đến sự hiện diện của nhóm tàu khảo sát Trung Quốc cùng với các tàu hộ tống thuộc Lực lượng Cảnh sát biển ở vùng biển ngoài khơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Vào giữa năm 2014, Trung Quốc đã kéo một giàn khoan thăm dò vào vùng biển có tranh chấp với Việt Nam, dẫn đến một loạt phản ánh tiêu cực chống lại hành động coi thường luật pháp quốc tế của Bắc Kinh.

“Việt Nam không thể tin tưởng Trung Quốc”, TS. Lê Hồng Hiệp, thành viên của Viện ISEAS-Yusof Ishak có trụ sở tại Singapore nói:

“Hoàn toàn không nên mạo hiểm với cơ sở hạ tầng quan trọng của mình chỉ vì công ty này cung cấp thứ gì đó rẻ hơn những công ty khác”.

Nikhil Batra, nhà phân tích nghiên cứu viễn thông cao cấp tại IDC cho biết, việc “cự tuyệt” Huawei có thể hạn chế những tùy chọn về giá và công nghệ của Viettel.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đất nước cần nhiều doanh nghiệp như Viettel

“Huawei hiện đang thiết lập vững chắc công cụ này”, Batra nói. Công ty Trung Quốc tiến bộ hơn về công nghệ mạng 5G ở một số khu vực so với các đối thủ cạnh tranh, ông nói.

“Nhưng họ phải đối mặt với tất cả những “cơn gió ngược dòng” về mặt bảo mật”.

Khi các mạng di động trở nên gắn kết hơn với quốc gia về kinh tế và an ninh quốc phòng, nhiều chính phủ đang xem xét kỹ hơn về những gì công nghệ được triển khai.

“Các chính phủ đôi khi chỉ coi mạng viễn thông giống như những tiện ích thông thường hay đường ống nước - như tài sản cơ sở hạ tầng quốc gia”, Batra nói.

“Trong khi đó, thực tế, mọi thứ đều phụ thuộc vào mạng”.

Việt Nam có lý do khác để tránh né công nghệ Huawei: mong muốn tăng cường quan hệ an ninh và kinh tế với Mỹ, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam, ông Carl Thayer, Giáo sư danh dự của Đại học New South Wales ở Úc cho biết:

Việc triển khai Huawei 5G có thể khiến Mỹ không muốn chia sẻ thông tin tình báo với Việt Nam”, ông nói thêm.

“Hoa Kỳ đang gây áp lực cho mọi quốc gia trong việc giảm ảnh hưởng của Huawei”, ông Thayer kết luận.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала