Tên lửa mới DF-17 của Trung Quốc sẽ làm thay đổi điều gì?

© AFP 2023 / Ng Han GuanTên lửa DF-21 của Trung Quốc
Tên lửa DF-21 của Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thông tin từ báo chí Trung Quốc cho biết thêm các dữ liệu về tên lửa đạn đạo mới DF-17 hiện đang thử nghiệm, được trang bị đầu đạn siêu âm - với 2 phiên bản chính - hạt nhân và thông thường.

Ngoài ra, đầu đạn siêu thanh sẽ có thể «thay đổi mục tiêu trong suốt hành trình bay», tức là có khả năng nhắm vào mục tiêu khác so với ban đầu. Sputnik đã yêu cầu chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin đánh giá các khả năng của tên lửa mới. 

Theo tin đăng trên South China Morning Post, nơi cung cấp dữ liệu về tên lửa siêu âm Trung Quốc, chúng ta có thể kết luận DF-17 có một hệ thống dẫn đường phức tạp, cho phép khả năng điều chỉnh quỹ đạo bay theo lệnh từ trung tâm điều khiển. Có nghĩa là tên lửa có thể (hiện tại hoặc với bản sửa đổi tiếp theo) có khả năng tấn công các mục tiêu đang di chuyển, chẳng hạn như các tàu lớn. 

Trái ngược với tuyên bố của tác giả bài báo trên tờ South China Morning Post, DF-17, dự kiến ​​sẽ được đưa vào sử dụng sau năm 2020, sẽ không phải là tên lửa đạn đạo đầu tiên trên thế giới được trang bị đầu đạn siêu âm. Vũ khí đầu tiên có khả năng như vậy là tổ hợp «Avangard» của Nga, được trang bị đầu đạn có điều khiển, theo dự kiến, sẽ vào trang bị của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga trước cuối năm 2019.

Tuy nhiên, «Avangard» là một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa siêu âm - vũ khí chiến lược sử dụng ở phạm vi liên lục địa với đầu đạn hạt nhân. 

Tên lửa Trung Quốc hứa hẹn sẽ là tên lửa đạn đạo tầm trung siêu âm đầu tiên. Cần lưu ý Hoa Kỳ đã có một dự án như vậy trong một thời gian dài. Đó là hệ thống vũ khí siêu âm tầm xa (LRHW) đang được  Quân đội Hoa Kỳ phát triển, đơn vị đầu tiên trực chiến được lên kế hoạch vào năm 2023. 

Vũ khí bội siêu thanh. - Sputnik Việt Nam
Đánh lại Nga. Những vũ khí bội siêu thanh nào đang được phát triển ở Mỹ

Tên lửa mặt đất tầm trung của Nga có thể sẽ được chế tạo trên cơ sở tên lửa siêu âm phóng từ trên không "Kinzhal", sản phẩm đã đi vào hoạt động với số lượng hạn chế. Với những phát triển hiện có, Nga có thể sở hữu tên lửa tương tự sớm hơn Hoa Kỳ.

Cuộc chạy đua vũ trang về vũ khí siêu âm ở châu Á sẽ không phụ thuộc vào thời điểm cụ thể  thử nghiệm và trang bị -  sự khác biệt sẽ không quá lớn. Yếu tố chính sẽ là chi phí  và khả năng sản xuất.

Ở đây, Trung Quốc có một lợi thế không thể phủ nhận do họ đã có khả năng khá tốt để sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Hoa Kỳ sẽ phải tạo ra những năng lực cơ sở này, về cơ bản là từ đầu. Nga có thể sử dụng tiềm năng đáng kể của mình trong việc sản xuất tên lửa đạn đạo xuyên lục địa di động và tên lửa chiến thuật. Do đó Hoa Kỳ có thể thấy mình ở vị thế thua cuộc, và điều này có thể khiến họ phải triển khai vũ khí hạt nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала