Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào?

© Sputnik / Nikolai Sidorov / Chuyển đến kho ảnhTên lửa chống tăng Fagot
Tên lửa chống tăng Fagot - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Phá hủy xe bọc thép ở khoảng cách vài km, tự động bám bắt mục tiêu và gần năm mươi năm phục vụ trong quân đội - hệ thống chống tăng Fagot đơn giản, tin cậy và hiệu quả cao, đã trở thành một trong những vũ khí chống tăng (ATGM) phổ biến nhất trên thế giới.

Hiện nay quân đội Nga sử dụng các phiên bản sửa đổi với hệ thống điều khiên, dẫn đường và đạn dược được cải tiến. Về sự phát triển và chế tạo vũ khí chống tăng ở các quân đội khác nhau trên thế giới - theo tài liệu của Sputnik.

Malyutka «độc ác»

Trong những năm sau chiến tranh, pháo cổ điển thua sút nhiều mặt trong cuộc đấu với các phương tiện bọc thép. Xe tăng ngày càng được bảo vệ tốt, nhanh chóng và cơ động. Để đối phó hiệu quả, cần phải có các loại đạn dược mới.

Đầu những năm 1960, các nhà thiết kế Liên Xô đã phát triển hệ thống tên lửa chống tăng di động Malyutka với đầu đạn có điều khiển. Đội xạ thủ cần 3 người: một người mang bộ điều khiển, hai chiếc còn lại mang bệ phóng và tên lửa 9M14. Đầu đạn nặng hơn hai kg, có thể  xuyên qua lớp giáp dày 200 mm. Tầm bắn dao động từ 500 mét đến 3 km. Vũ khí nhanh chóng được đánh giá cao và nhận vào trang bị.

© Sputnik / G.Shutov / Chuyển đến kho ảnhTên lửa 9K11
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tên lửa 9K11
Tuy nhiên ATGM này có một số nhược điểm. Tên lửa bắn vào mục tiêu được dẫn đường bằng một sợi dây dẫn. Trong trường hợp này, việc điều khiển viên đạn được thực hiện thủ công và cần một kỹ năng nhất định từ người bắn. Ngoài ra, các đặc điểm của bản thân tên lửa còn nhiều điều chưa hoàn thiện: do tốc độ bay thấp đối phương có thể dễ dàng thay đổi vị trí, cũng như khó sử dụng. Trước mỗi phát bắn, tên lửa phải được chuẩn bị trước - để cố định đạn, mở cánh, cài đặt trên bệ phóng, mà cũng phải được triển khai đến vị trí chiến đấu. Tất cả điều này mất vài phút quý giá.

"Malyutka" rất phổ biến trong quân đội Liên Xô, các quốc gia Hiệp ước Warsaw và các đồng minh của Liên Xô. Được trang bị trong quân đội của 45 nước  và cho thấy hiệu quả chiến đấu tốt. "Malyutka" đã được sử dụng ở Việt Nam, cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Hệ thống này được người Israel đặc biệt nhớ đến, họ đã mất hàng trăm xe tăng do «Malyutka» trong cuộc «chiến tranh ngày tận thế”  năm 1973

© Sputnik / Ekaterina Chesnokova / Chuyển đến kho ảnhHệ thống tên lửa chống tăng di động Malyutka
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Hệ thống tên lửa chống tăng di động Malyutka
«Malyutka» được thay thế vào năm 1970 bằng tên lửa chống tăng Fagot, tổ hợp đầu tiên ở Liên Xô dùng hệ thống dẫn đường bán tự động. Các nhà phát triển đã tính đến tất cả những thiếu sót của thế hệ ATGM trước đó và tạo ra một phương tiện đơn giản, hiệu quả và thuận tiện để chống lại xe tăng và bọc thép. Tên lửa nằm trong hộp chứa dùng một lần và không cần phải lấy ra khỏi hộp khi sử dụng. Động cơ chính khởi động cách bệ phóng một khoảng cách, do đó loại bỏ nguy hiểm cho người bắn. Đồng thời, xạ thủ không cần dẫn tên lửa đến mục tiêu - chỉ cần hướng vào đối tượng, và hệ thống điều khiển đi kèm sẽ tự dẫn và điều chỉnh đường bay của đạn.

© Sputnik / Nikolai SidorovTên lửa chống tăng Fagot
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tên lửa chống tăng Fagot
Tổ hợp Fagot đã được hiện đại hóa nhiều lần và ngày nay, quân đội Nga sử dụng kết hợp với tên lửa 9M113M «Konkurs» cỡ 135 mm với đầu đạn tích lũy năng lượng, tầm bắn 2,5 km và xuyên thủng lớp giáp lên tới 800 mm.

Đầu tiên trên thế giới

Tuy nhiên Đức mới là người tiên phong chế tạo ra vũ khí chống tăng có điều khiển. Họ đã phát triển ATGM đầu tiên từ những năm Thế chiến II. Đến cuối năm 1944, các kỹ sư Đức đã tạo ra tổ hợp X-7 Rotkappchen (Cô bé quàng khăn đỏ). Đạn được gắn lên một bệ phóng dạng đường ray đơn giản. Một tên lửa hai tầng, hình dạng như một điếu xì gà dài 80 cm, có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách từ 1,5 đến 2 km. Điều khiển tên lửa được thực hiện bằng dây dẫn.

Tổ hợp X-7 Rotkappchen (Cô bé quàng khăn đỏ)
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp X-7 Rotkappchen (Cô bé quàng khăn đỏ)
Việc thử nghiệm những vũ khí này bắt đầu ngay trước khi kết thúc chiến tranh và người Đức không có thời gian để sử dụng «Cô bé quàng khăn đỏ». Hầu hết các tên lửa bị tịch thu và tài liệu kỹ thuật sau chiến tranh rơi vào tay người Pháp. Năm 1948, trên cơ sở X-7 Rotkappchen, các kỹ sư Pháp đã phát triển hệ thống chống tăng sản xuất hàng loạt  đầu tiên trên thế giới Nord SS-10, và hai năm trước đó Thũy Sỹ chế tạo ra ATGM Cobra.

© Ảnh : Public domainHệ thống chống tăng NORD SS-10
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Hệ thống chống tăng NORD SS-10
Tổ hợp của Pháp đi vào hoạt động vào năm 1955. Lần thực chiến đầu tiên xảy ra vào năm 1956 trong cuộc chiến ở Ai Cập. Quân đội Ai Cập khi đó đã mất hơn 450 đơn vị xe bọc thép, bao gồm cả do vũ khí chống tăng mới vào thời điểm đó. Nord SS-10 cũng được sử dụng tích cực trong cuộc xung đột ở Algeria.

Rồng Mỹ

Quân đội Hoa Kỳ nhận được hệ thống chống tăng M-47 Dragon từ giữa những năm 1970. Điều khiển tên lửa này cũng bằng dây. Nhưng thiết kế các phiên bản Dragon đầu tiên khác với các mẫu của Liên Xô và Tây Âu. Đặc biệt, tên lửa được trang bị không chỉ một động cơ, mà là vài chục động cơ nhỏ đã điều chỉnh quỹ đạo bay của đạn.Thiết kế này làm phức tạp hóa việc sản xuất và bảo trì. Ngoài ra, hệ thống không đáng tin cậy và không đủ chính xác. Do đó Dragon đã được hiện đại hóa nhiều lần. Các kỹ sư Mỹ đã phát triển tên lửa với một động cơ nhiên liệu rắn duy nhất, được trang bị đầu đạn mạnh hơn, tăng khả năng xuyên giáp và có thể bay một khoảng cách lớn hơn.

© Ảnh : Public domainHệ thống chống tăng M-47 Dragon
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Hệ thống chống tăng M-47 Dragon
Tuy nhiên, việc sản xuất Dragon đã ngừng theo thời gian và dần dần được thay thế bằng tổ hợp chống tăng thế hệ mới FGM-148 Javelin trong quân đội Mỹ. Các kỹ sư đã làm việc kỹ lưỡng hơn, không chỉ nhằm mục đích phá hủy các phương tiện bọc thép, mà cả các mục tiêu tốc độ bay thấp, như trực thăng và máy bay không người lái.

ATGM "Javelin" hoạt động theo sơ đồ "bắn và quên" và tập trung tất cả các công nghệ mới nhất của vũ khí chống tăng. Tên lửa được trang bị đầu phát hồng ngoại - chỉ cần bắt mục tiêu trong tầm nhìn. Do động cơ tên lửa khởi động ở khoảng cách xa với xạ thủ, có thể bắn từ Javelin ngay cả từ nơi trú ẩn kín.

© Ảnh : Minnesota National Guard / Sgt. 1st Class Ben HoutkooperTổ hợp chống tăng Javelin
Đốt cháy vỏ giáp. Vũ khí bộ binh chống tăng nguy hiểm nhất hoạt động như thế nào? - Sputnik Việt Nam
Tổ hợp chống tăng Javelin
FGM-148 Javelin ngày nay vẫn là vũ khí chống tăng di động chính của quân đội Mỹ và nhiều đồng minh NATO, mặc dù tổ hợp này có một số nhược điểm đáng kể. Đặc biệt "Javelin" chỉ có thể tiêu diệt mục tiêu trong tầm ngắm và người bắn không thể ảnh hưởng đến quỹ đạo bay của tên lửa sau khi phóng. Độ chính xác của phát bắn phụ thuộc vào nhiệt độ của mục tiêu và môi trường, và trước khi khai hỏa, cần phải làm mát đầu ngắm và nhìn đêm, mất vài phút đồng hồ.

Một nhược điểm đáng kể khác của Javelin, như thường thấy với vũ khí của Mỹ, là giá thành. Chi phí của bệ phóng lên tới 150 nghìn đô la, và một quả tên lửa có giá khoảng 80 nghìn đô la.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала