Khẩn trương di dời nhà máy Rạng Đông và sự dối trá cần nghiêm trị

© Ảnh : Thành Đạt - TTXVNNgày 9/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý hậu quả sự cố vụ cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.
Ngày 9/9, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc xử lý hậu quả sự cố vụ cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Sau vụ cháy và sự cố môi trường nghiêm trọng xảy ra ở công ty Rạng Đông, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu khẩn trương di dời nhà máy Rạng Đông đến cơ sở sản xuất mới.

Có ý kiến cho rằng liệu đây có phải vụ dàn dựng để chuyển giao mục đích sử dụng bất động sản sang dự án nhà ở thương mại

Binh chủng hóa học sắp vào tẩy độc hiện trường vụ cháy công ty Rạng Đông

Sáng 11/9, Thượng tá Đậu Xuân Hoài- Phó Viện trưởng Viện Hóa học Môi trường Quân sự (Binh chủng Hóa học, Bộ Quốc phòng) cho biết, đơn vị đã nhận được văn bản đề nghị của UBND TP. Hà Nội về việc phối hợp các bên liên quan thực hiện tẩy độc môi trường xung quanh khu vực xảy ra vụ cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 34. - Sputnik Việt Nam
Vụ cháy Rạng Đông: Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Nguyễn Đức Chung khẩn trương xử lý sự cố

Thượng tá Đậu Xuân Hoài khẳng định, đơn vị đã sẵn sàng vào cuộc tẩy độc, khắc phục sự cố sau vụ cháy ngày 28/8.

Về các phương án tẩy độc sẽ được Viện Hóa học Môi trường Quân sự (Binh chủng Hóa học) áp dụng để làm sạch môi trường, Thượng tá Đậu Xuân Hoài khẳng định các bên đang thảo luận nghiên cứu để đảm bảo làm sạch, trả lại hiện trạng môi trường an toàn tuyệt đối, không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

“Phương án tẩy độc gồm nhiều nội dung, như phải đảm bảo an toàn cho lực lượng thực hiện, tránh gãy đổ kết cấu xây dựng của nhà xưởng; đảm bảo an ninh. Chúng tôi vẫn đang chờ phê duyệt phương án tẩy độc, còn đơn vị tôi đã sẵn sàng phối hợp cùng với các bên để thực hiện công việc này”, Thượng tá Hoài phát biểu với báo Dân Trí cho biết.

Trước đó, tối ngày 10/9, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ cứu nạn Bộ Quốc phòng khẳng định, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đã chỉ đạo Binh chủng Hóa học ngay lập tức vào cuộc, khắc phục hậu quả vụ cháy.

Cũng trong ngày 10/9 Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã ký văn bản hỏa tốc gửi các cơ quan chức năng liên quan, trong đó có Bộ Tư lệnh Hóa Học. Theo công văn hỏa tốc của Chủ tịch Thành phố, ông Chung đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa Học (Bộ Quốc phòng) hướng dẫn giám sát toàn bộ quy trình thu gom, xử lý chất thải do vụ cháy tại Công ty Cổ phần Bóng đèn và Phích nước Rạng Đông, địa chỉ số 87-89, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội ngày 28/8/2019 vừa qua gây ra, cũng như quy trình tiêu độc để đảm bảo việc thu gom, xử lý theo đúng quy trình, quy định, hiệu quả.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch đã chỉ đạo Binh chủng phối hợp chặt chẽ với UBND TP. Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng nhiều cơ quan chức năng xây dựng phương án xử lý, khắc phục sự cố, tiêu tẩy, bảo đảm môi trường an toàn cho người dân và doanh nghiệp.

“Các cơ quan đang phối hợp với nhau để xây dựng kế hoạch, sau đó mới triển khai. Về phía Quân đội, lực lượng, phương tiện đã sẵn sàng. Các cơ quan cần căn cứ vào tính chất phân loại để thống nhất phương án tiến hành các biện pháp nhằm đảm bảo tiêu tẩy độc an toàn tuyệt đối cho môi trường”, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ trao đổi với TPO.

Về thời gian triển khai, Thiếu tướng Tỵ cho biết hiện rất khó để đưa ra mốc cụ thể. Việc tiêu tẩy không hề đơn giản là tiến hành phun tiêu độc vì cần đảm bảo môi trường phải thật sự an toàn toàn bộ, kể cả đất, nguồn nước cũng phải tẩy rửa, đưa đi, xử lý triệt để.

Hà Nội đang làm tất cả những gì có thể?

Trong văn bản hỏa tốc gửi các cơ quan liên quan về việc tiếp tục thực hiện một số giải pháp khắc phục hậu quả vụ cháy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung giao cho Công an TP. Hà Nội nhiệm vụ quan trọng. Theo đó, sau khi hoàn thành việc lấy mẫu để phục vụ công tác điều tra thì khẩn trương bàn giao hiện trường vụ cháy cho Công ty Rạng Đông để tiến hành ngay việc thu gom, xử lý toàn bộ chất thải mà vụ cháy để lại. Sau đó, tổ chức tẩy độc toàn bộ khu vực, đồng thời khẩn trương di dời nhà máy đến cơ sở sản xuất mới.

Người dân lấy tay che mặt mỗi khi đi qua khu vực cháy.  - Sputnik Việt Nam
Dân không kêu ca gì khi Hà Nội công bố kết quả quan trắc khu Rạng Đông?

Công ty Rạng Đông có trách nhiệm ký hợp đồng thu gom toàn bộ các chất thải, vận chuyển đến cơ sở xử lý chất thải nguy hại để xử lý triệt để. Đồng thời, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu công ty phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Hóa học tẩy độc ngay toàn bộ khu vực hiện trường vụ cháy và vùng lân cận, bảo đảm an toàn vệ sinh môi trường. Kinh phí sẽ do Công ty Rạng Đông thanh toán toàn bộ.

Về phía chính quyền, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu quận Thanh Xuân tổ chức thực hiện dự án cống hóa mương thoát nước còn lại của hệ thống thoát nước từ ngã ba Nguyễn Tuân- Nguyễn Trãi đến sông Tô Lịch, gần khu vực công ty Rạng Đông bằng nguồn vốn ngân sách thành phố, phải hoàn thành trong năm 2019.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở y tế cùng UBND quận Thanh Xuân tổ chức khám sức khỏe miễn phí cho các cháu học sinh và giáo viên nuôi dạy trẻ tại trường mầm non 2 phường Hạ Đình và Thanh Xuân Trung. Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội tiến hành hút bùn, khơi thông hệ thống cống rành, thoát nước thải xung quanh khu vực nhà máy Rạng Đông, hoàn thành trước ngày 20.9. Đề nghị Bộ Tư lệnh Hóa học- Bộ Quốc phòng hướng dẫn, giám sát toàn bộ quá trình thu gom, xử lý chất thải cũng như quy trình tẩy độc.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Trần Xuân Hà khi phát biểu về sự việc cho rằng, vụ cháy là sự cố rất đáng tiếc.

“Hà Nội đang làm tất cả những việc có thể làm được với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe người dân, hạn chế tối đa hậu quả sau vụ cháy”, ông Hà chia sẻ.

Thông tin từ Sở Y tế Hà Nội khẳng định, đến ngày 10.9, đã tiếp nhận hơn 1400 người dân đến khám và tư vấn miễn phí tại Trạm Y tế phường Hạ Đình và phường Thanh Xuân Trung. Sau đó, trong số gần 600 người được chuyển đến các bệnh viện của thành phố để thực hiện xét nghiệm chuyên sau, có hơn 300 người được chỉ định nhập viện theo dõi, điều trị. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, nhiều bệnh nhân xin về theo dõi sức khỏe tại nhà.

Sở Y tế Hà Nội khẳng định, kết quả xét nghiệm thủy ngân trong máu và nước tiểu đối với các bệnh nhân nhập viện đều nằm trong ngưỡng an toàn.

Những người đã ém thông tin có phải chịu trách nhiệm?

Liên quan đến vụ cháy và sự cố môi trường nghiêm trọng tại công ty Rạng Đông, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vụ án cần được khởi tố để điều tra. Ông Nhưỡng rất bức xúc về “sự dối trá” thông tin sau khi sự cố xảy ra, kể cả từ phía doanh nghiệp lẫn chính quyền thành phố.

“Đây là một sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường, đời sống của nhân dân trong khu vực quanh nhà máy. Vì vậy, cơ quan chức năng cần tiến hành khởi tố vụ án để điều tra. Đây là việc cần thiết”, ông Lưu Bình Nhưỡng chia sẻ trên báo NLĐ khẳng định.

“Qua sự việc, chúng ta thấy rằng UBND phường Hạ Đình đã phản ứng rất nhạy cảm với vấn đề. Và việc UBND quận Thanh Xuân yêu cầu thu hồi cảnh báo và đề nghị kiểm điểm lãnh đạo phường vì ra thông báo cảnh báo người dân là vô trách nhiệm, chưa cần nói đến là sai luật”, ông Nhưỡng thẳng thắn.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo buổi làm việc. - Sputnik Việt Nam
Chính quyền Hà Nội có vô trách nhiệm sau vụ cháy công ty Rạng Đông?
Việc quận Thanh Xuân ra thông báo an toàn, trái ngược hoàn toàn với kết quả của Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, theo ĐB Lưu Bình Nhưỡng là sự “dối trá”, “bưng bít” cần kiểm điểm những cán bộ có thẩm quyền liên quan để răn đe, tránh tình trạng “báo cáo láo” đã ăn vào máu thịt nhiều cán bộ lâu nay.

Về phía trách nhiệm của UBND TP. Hà Nội, ông Nhưỡng đánh giá: “Rõ ràng, chính quyền Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo không kịp thời, thiếu đi những biện pháp để xử lý hiệu quả, đặc biệt trong vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn cho người dân”.

Theo Phó trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc Công ty Rạng Đông báo cáo không trung thực, phải “qua đấu tranh” doanh nghiệp này mới thừa nhận dùng thủy ngân lỏng để sản xuất bóng đèn huỳnh quang là điều không thể chấp nhận.

“Chính việc che giấu sự thật của Công ty đã làm cho cơ quan chức năng không nắm được sự thật của sự cố, do đó việc ứng phó sự cố, cảnh báo người dân không được kịp thời. Tôi cho rằng phải làm rõ và truy trách nhiệm việc này”, vị ĐB thẳng thắn.

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng yêu cầu làm rõ thông tin từ dư luận:

“Có khả năng đây là vụ dàn dựng để chuyển giao mục đích sử dụng bất động sản sang dự án nhà ở thương mại. Điều này cần phải làm rõ, trả lời trước công luận, có hay không có?”

Nguyên ĐBQH Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ- Môi trường của Quốc Hội cũng đã lên tiếng về vấn đề này, bà cho rằng, chính quyền Hà Nội chưa lường trước hết các hậu quả khủng khiếp về môi trường sau sự cố cháy ở Rạng Đông nên chưa có phương án ứng phó, xử lý kịp thời. Bà An cũng đánh giá rất cao văn bản khuyến cáo ban đầu của phường Hạ Đình ngay sau vụ cháy lại bị chính quyền quận Thanh Xuân thu hồi một cách đầy khó hiểu.

Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy phun nước vào khu vực còn khói. - Sputnik Việt Nam
Công an vào cuộc điều tra nguyên nhân vụ cháy lớn ở Công ty Rạng Đông

“Rủi ro thì ở nước nào cũng có thể xảy ra, nhưng quan trọng là chính quyền và các cơ quan chức năng phải minh bạch thông tin, xử lý vấn đề nhanh chóng để đảm bảo cuộc sống cho người dân”, bà Bùi Thị An cho biết.

Nguyên ĐBQH Bùi Thị An cho hay, từ nhiệm kỳ 2004-2011 khi còn là đại biểu Hội đồng nhân dân Hà Nội, khi bà còn làm ĐB HĐND Hà Nội nhiệm kỳ 2004-2011 chủ trương di dời các cở sở sản xuất ô nhiễm độc hại ra khỏi nội đô, nhưng từ đó đến nay vẫn chưa thực hiện.

“Chúng ta không thể để những kho hóa chất vô cùng độc hại, giống như những “quả bom nổ chậm” ở giữa khu dân cư có hàng chục nghìn người đang sinh sống. Đây là bài học nhãn tiền, đừng lặp lại câu chuyện ‘mất bò mới lo làm chuồng”, Thanh Niên dẫn lời bà An khẳng định.

Bộ Tài Nguyên- Môi trường rút tin thủy ngân gấp 10-30 lần khuyến cáo của WHO?

Trên website chính thức của Bộ Tài Nguyên Môi trường vẫn bảo lưu kết quả quan trắc môi trường đã công bố tại phiên họp báo thường kỳ của Chính phủ ngày 4.9. Tuy nhiên, Bộ đã rút thông tin thủy ngân ở khu vực Công ty Rạng Đông cao gấp 10-30 lần so với khuyến cáo của WHO.

Lãnh đạo Bộ Tài Nguyên- Môi trường lý giải việc rút thông tin thủy ngân trong không khí tại khu vực xảy ra vụ cháy ở nhà máy Rạng Đông cao vượt ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) từ 10-30 lần (mức ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe con người) vì “có sự so sánh khập khiễng về tiêu chí, không phù hợp”.

Đoàn cán bộ Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Hà Nội đến hiện trường kiểm tra, ghi nhận số liệu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói nguy cơ ô nhiễm do vụ cháy công ty Rạng Đông chỉ ‘trung bình’
Phía Bộ cũng bỏ đi chi tiết “Tổng cục Môi trường phải đấu tranh với lãnh đạo Công ty Rạng Đông thì doanh nghiệp này mới thừa nhận dùng thủy ngân lỏng trong sản xuất bóng đèn huỳnh quang”. Nói về điều này, đại diện Bộ Tài Nguyên- Môi trường cho hay, “bỏ cụ từ đấu tranh đi để cho phù hợp hơn, không nên dùng từ đấu tranh”.

Bên cạnh đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng khẳng định những thông tin có trong văn bản “Thông tin kết quả quan trắc chất lượng môi trường sau vụ cháy tại Công ty Cổ phần bóng đèn phích nước Rạng Đông” hiện vẫn được truy cập trên cổng thông tin của Bộ là hoàn toàn chính xác.

Ngoài ra, Bộ này khẳng định, sự cố cháy nổ gây mất an toàn hóa chất và ô nhiễm môi trường ở Rạng Đông ở mức trinh bình (cấp cơ sở), xảy ra trên địa bàn TP. Hà Nội nên thuộc trách nhiệm chỉ đạo xử lý của địa phương.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала