Vì sao sách của GS. Hồ Ngọc Đại bị loại ngay từ vòng đầu?

© Ảnh : 24h.com.vnGS Hồ Ngọc Đại
GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong đợt thẩm định đầu tiên, bộ SGK lớp 1 Công nghệ giáo dục gồm hai môn Toán và Tiếng Việt của GS Hồ Ngọc Đại đã bị Hội đồng chấm “Không đạt”. Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì về việc này?

Những thông tin xoay quanh việc sách của GS Hồ Ngọc Đại bị loại

Chiều ngày 12 tháng 9, TS Thái Văn Tài – Quyền Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã thành lập Hội đồng thẩm định theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT để thẩm định bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại.  Theo quy định, Hội đồng phải có số thành viên lẻ, ít nhất từ 7 người, nhiều là 15 người.

Về cơ cấu, Hội đồng có những giáo sư đầu ngành về chuyên môn, giảng viên đại học và giáo viên. Các chuyên gia thành viên đến từ cả ba miền Bắc, Trung, Nam, gồm cả thành thị và vùng sâu, vùng xa để việc đánh giá đảm bảo tính đa dạng về vùng miền.

Trần Tiểu Vy - Sputnik Việt Nam
Hoa hậu Tiểu Vy “học dốt” và triết lý của GS Hồ Ngọc Đại

Kể từ khi tiếp nhận bảo thảo SGK do tác giả và NXB gửi, Hội đồng sẽ có trách nhiệm đọc trong 15 ngày.

Trong buổi làm việc tập trung đầu tiên, Hội đồng sẽ thống nhất lịch làm việc, nghe tác giả bộ SGK trình bày về quan điểm xây dựng và nội dung bộ sách. Tiếp đó, các thành viên sẽ có thời gian làm việc độc lập để phân tích đánh giá và đưa ra kết luận của mình về bản thảo SGK. Đến ngày công bố kết quả, hội đồng và tác giả SGK sẽ tiếp tục có những trao đổi thảo luận tiếp theo.

Cũng theo người đứng đầu Vụ Giáo dục Tiểu học, hội đồng đang tiến hành đánh giá vòng 2 đối với sách giáo khoa lớp 1 và kết quả dự kiến sẽ được công bố vào tháng 10. 5 bộ sách giáo khoa đã trải qua quá trình thẩm định ở vòng 1. Trong đó, sách Tiếng Việt và Toán của GS Hồ Ngọc Đại bị đánh giá “không đạt”. Bộ GD&ĐT chưa nhận được được bất cứ phản hồi nào với kết quả thẩm định này.

“Cuốn sách không đạt như của GS Hồ Ngọc Đại chẳng hạn, có thể chỉnh sửa sao cho đáp ứng đúng tiêu chí để tiếp tục trình thẩm định, bởi mỗi bộ SGK là công trình nghiên cứu tâm huyết của các nhà nghiên cứu”, Zing dẫn lời ông Thái Văn Tài cho biết.

Hội đồng sẽ đánh giá các sách giáo khoa này theo các tiêu chí quy định để có kết luận cuối cùng là “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, hay “Không đạt”. Sách được đánh giá “Đạt nhưng cần sửa chữa” có thể điều chỉnh, bổ sung và đề nghị Bộ GD&ĐT thành lập hội đồng thẩm định lại. Yêu cầu hàng đầu của hội đồng là phải làm việc với tinh thần khoa học, công tâm, đồng thời cũng cởi mở với cái mới và sự đa dạng của các ý tưởng.

Ý kiến của các nhà chuyên môn

GS Trần Đình Sử - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt – cho biết sau vòng thẩm định thứ nhất, ngoài sách Tiếng Việt và Toán của GS Hồ Ngọc Đại, còn có những những cuốn ở môn khác bị hội đồng thẩm định đánh giá “Không đạt”.

PGS Trần Kiều - Chủ tịch Hội đồng thẩm định môn Toán - khẳng định sách không đạt không có nghĩa là phải bỏ hẳn. Khi làm việc với GS Hồ Ngọc Đại, hội đồng đã phân tích các điểm còn chưa được, trình bày nguyên tắc về cách làm, thảo luận khách quan, minh bạch, công tâm. GS Đại đã tiếp nhận rất thoải mái.

GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
Về "âm mưu tấn công" GS Hồ Ngọc Đại

GS Kiều đã khuyên GS Đại giữ lại những điểm hay, tích cực trong bộ sách, đồng thời điều chỉnh nội dung sách theo chương trình của Bộ GD&ĐT. Hiện tại, cuốn sách hơi có phần thiên về công nghệ và tâm lý.

“Bộ GD&ĐT chắc chắn sẽ chờ GS Hồ Ngọc Đại để thẩm định lại từ đầu, vì Bộ GD&ĐT không thể thay đổi chương trình để theo sách của GS Đại. Chương trình chỉ có một, đó là văn bản pháp quy và duy nhất đã được chuẩn bị suốt 6 năm”, PGS Trần Kiều chia sẻ.

GS.TS Mai Ngọc Chừ - thành viên hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt lớp 1 – cho biết, nếu cuốn sách của GS Hồ Ngọc Đại không được duyệt thì NXB Giáo dục cũng sẽ không in.

Theo ông Thái Văn Tài, năm học tới sẽ có 1,9 triệu học sinh học theo chương trình giáo dục phổ thông mới, với đổi mới về phương pháp và kỹ năng.

Quan điểm của GS Hồ Ngọc Đại

GS Hồ Ngọc Đại cho biết, ông không bất ngờ khi bộ sách lớp 1 Công nghệ giáo dục bị loại từ vòng thẩm định. Ông cũng tuyên bố sẽ không chỉnh sửa bộ sách vì đó là công trình của cả đời mình.

Trong đợt thẩm định đầu tiên này, bộ SGK lớp 1 Công nghệ giáo dục gồm hai môn Toán và Tiếng Việt của GS Đại đã bị chấm “Không đạt”.

GS Đại kể rằng sau khi hội đồng thẩm định thông báo kết quả và hỏi ông có ý kiến gì không, ông trả lời “không”. Cả hội đồng đứng dậy chào, còn ông đi về.

GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
Tay đua số một Việt Nam khiến GS. Hồ Ngọc Đại tự hào hơn cả GS. Ngô Bảo Châu

Ông cho biết, ông thấy lòng thanh thản vì đó là bộ sách của Nhà nước, ông ăn lương Nhà nước chứ không phải bộ sách của cá nhân mình.

Tuy nhiên, GS Đại đặt câu hỏi về việc liệu 15 người trong hội đồng thẩm định là tốt hơn hay 930.000 học sinh đang theo học bộ sách, đã tồn tại 40 năm qua, là tốt hơn? Giữa bộ sách đang thuê người viết vội được thông qua hay bộ sách ông nghiên cứu cả cuộc đời là tốt hơn?

Theo ông, thẩm định, đánh giá bộ sách là việc làm nghiêm túc, chứ không phải chỉ là cuộc họp biểu quyết để thông qua của 15 con người.

Thông tin cho biết, cả 15 thành viên của hội đồng đều đánh giá “không đạt” khi bộ sách có gần 300 nội dung, chi tiết cần phải sửa đổi hoặc loại bỏ, nhiều phần trong đó bị đánh giá “vượt chương trình” hoặc “quá khó so với học sinh lớp 1”. Chính vì vậy, có người đặt câu hỏi, liệu điều này có mâu thuẫn với việc bộ sách Công nghệ giáo dục chủ yếu được dạy ở vùng sâu, vùng xa?

GS Hồ Ngọc Đại nói trước đó, cuốn sách đã có yêu cầu điều chỉnh, bản in cuối cùng là giải pháp.

“Tôi không sửa bộ sách, không điều chỉnh gì cả, vì đó là công trình của cả đời. Việc điều chỉnh phải có kỹ thuật”, GS Đại nói.

Hội đồng thẩm định quốc gia từng thông qua sách của GS Hồ Ngọc Đại

Trước câu hỏi làm thế nào để bộ sách Công nghệ Giáo dục vẫn “sống” trong khi Bộ GD&ĐT không thẩm định, GS Hồ Ngọc Đại dẫn câu nói “Không tình huống nào không có lối thoát vì chân lý sẽ tồn tại”.

Theo ông, với triết lý “Điều gì có ích cho học sinh sẽ làm”, cựu Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã khuyến khích mở rộng bộ sách Công nghệ Giáo dục vì nhiều học sinh ở miền cao lưu ban, ngồi nhầm lớp.

Sau cùng, GS Hồ Ngọc Đại khẳng định Việt Nam không thể không dùng sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục.

Sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một nhóm các nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại. Bộ sách sau đó được áp dụng vào dạy học ở trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội.

GS Hồ Ngọc Đại - Sputnik Việt Nam
GS.TSKH Hồ Ngọc Đại sợ điều gì nhất?

Năm 1981, cải cách giáo dục lần thứ ba diễn ra, cả nước thống nhất học sách cải cách, ngoại trừ trường Thực nghiệm tiếp tục học sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.

Năm 1986, nhận thấy có năm tới 650.000 học sinh lưu ban trên tổng số gần 2 triệu học sinh lớp 1, Bộ trưởng Giáo dục khi đó quyết định khuyến khích các địa phương dùng bộ sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Năm 2000, Bộ GD&ĐT thống nhất một bộ sách giáo khoa chung cho cả nước theo chương trình mới. Sách Công nghệ Giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại lại bị đưa ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông.

Đến năm 2006, ngành giáo dục phát hiện nạn "ngồi nhầm lớp" diễn ra phổ biến, thậm chí có học sinh sáng học lớp 6, chiều học lớp 1 để tập đọc. GS Hồ Ngọc Đại một lần nữa đưa sách Công nghệ Giáo dục trở lại qua đề tài nghiên cứu cấp bộ: "Nâng cao chất lượng dạy tiếng Việt cho học sinh các dân tộc thiểu số".

Năm 2008, Bộ GD&ĐT quyết định cho thí điểm tiếp ở 5 tỉnh.

Năm 2013, Bộ GD&ĐT bỏ thuật ngữ "thí điểm", tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục được xem là phương án dạy học chính thức để các tỉnh thành lựa chọn.

Trong năm 2016, 48 tỉnh thành trong cả nước đã cho học sinh học sách của GS Hồ Ngọc Đại.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала