Úc vào hùa với Mỹ kích động căng thẳng ở Biển Đông

© REUTERS / Jason ReedẢnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016.
Ảnh tàu hải quân Australia được chụp từ boong tàu HMAS Adelaide trong chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đến Úc, gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Australia Marise Payne tại Sydney, ngày 19 tháng 12 năm 2016. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thượng nghị sĩ Úc Consetta Fierraaugei-Wells kêu gọi sử dụng lực lượng hải quân của Australia và các đồng minh để hạn chế hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.

Bà đã phát biểu với tuyên bố tương tự tại quốc hội Australia hôm 16 tháng 9, một vài ngày sau mốc ngày 13 tháng 9 khi tàu khu trục tên lửa USS Wayne E. Meyer tiến vào vùng biển của quần đảo Hoàng Sa. 

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Khi máy bay không người lái của Trung Quốc lượn trên bầu trời Biển Đông

Australia cần sử dụng lực lượng hải quân của mình và làm việc cùng với các nước khác để thực thi “quyền pháp lý cho phép” khi lưu thông qua vùng biển quốc tế, - bà Concetta Fierraaugei-Wells nói. Ý kiến của bà  được trích dẫn trên  các phương tiện truyền thông Úc. Bà này đại diện cho đảng Tự do Australia cầm quyền trong Thượng viện Quốc hội, trước đây từng là Bộ trưởng Phát triển Quốc tế. Thượng nghị sĩ cho rằng Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về việc phớt lờ phán quyết năm 2016 của Tòa án quốc tế. 

“Không nên để đồng thuận với điều này là phương án lựa chọn dành cho Australia và các đồng minh”, - nữ Thượng nghị sĩ nhận định. 

 Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc khiến châu Âu phải tăng cường hiện diện ở Biển Đông?

Lời kêu gọi của thượng nghị sĩ Úc có thể khơi lên đợt căng thẳng mới trong quan hệ Trung Quốc-Australia. Hơn thế nữa, đây không phải là cố gắng đầu tiên của bà để làm chao đảo mối quan hệ này. Hồi mùa thu năm ngoái, bà Consetta Fierrabidei-Wells cáo buộc Trung Quốc dường như đã sử dụng lối ngoại giao “bẫy nợ” để gia tăng ảnh hưởng ở châu Đại Dương. Đại sứ quán Trung Quốc tại Australia tuyên bố rằng lời  cáo buộc này là "tức cười và vô lý, chứa đầy tâm lý Chiến tranh Lạnh", phản ánh "sự ngạo mạn, dốt nát và định kiến ​​của thượng nghị sĩ".

Cuộc tấn công mới của bà Consetta Fierrabidei Wells vào Trung Quốc, được nêu lên từ diễn đàn nghị viện, rõ ràng là định hòa nhịp cùng với Hoa Kỳ. Bà là người công khai ủng hộ việc củng cố liên minh với phía Mỹ. Trong tương quan này, bài đăng của bà trên mạng xã hội đã thu hút sự chú ý của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo trong chuyến thăm Australia hồi mùa hè, trong đó bà nhắc đến sự cần thiết và tầm quan trọng của liên minh Australia-Hoa Kỳ trong thế giới đầy rẫy bất ổn. 

Trong khi đó, không ai khác ngoài Hoa Kỳ đang cố gắng kích động tình hình không chắc chắn này, vốn có thể dẫn đến những vụ việc quân sự hoàn toàn cụ thể. Hôm thứ Sáu tuần trước, với lý do “đảm bảo quyền tự do hàng hải quốc tế”, khu trục hạm tên lửa USS Wayne E. Meyer của Mỹ, đã tiến gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp. Lực lượng không quân thuộc Bộ Tư lệnh miền Nam của quân đội Trung Quốc đã theo sát tàu chiến Mỹ, và cảnh báo nên rời đi. Trong tương quan  này, phát ngôn viên Lý Hoa Mẫn (Li Huamin) của Bộ chỉ huy phía Nam, lưu ý rằng Trung Quốc sở hữu chủ quyền không thể phủ nhận đối với các đảo ở biển Hoa Nam và vùng biển gần kề. Không một tàu chiến nước ngoài nào có thể kích động thay đổi tìn h hình này bằng bất kỳ sự khiêu khích nào, - nhà quân sự  Trung Quốc tuyên bố. 

FFH156 Toowoomba  - Sputnik Việt Nam
Nước Úc không tính đến hậu quả khi củng cố căn cứ quân sự của Mỹ để đề phòng Trung Quốc

Trong năm nay, Hoa Kỳ tiến hành “hoạt động đảm bảo tự do lưu thông hàng hải” như vậy đã là lần thứ sáu. Hồi những năm 2017 và 2018, đã có tám vụ việc như vậy còn trong suốt tám năm dưới thời Tổng thống Barack Obama, chỉ có sáu cuộc hành tiến của tàu chiến Mỹ đi qua vùng biển tranh chấp. Rõ ràng Hoa Kỳ đang theo hướng làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông, - nhà phân tích quân sự, chuyên gia từ Viện nghiên cứu chiến lược Nga, ông  Vladimir Evseev nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik: 

“Hoàn toàn dễ hiểu là Trung Quốc sẽ  trả đũa bằng cách tiến hành, ví dụ, những cuộc tập trận hải quân. Kể cả có thể tạo ra kiểu chướng ngại vật nào đó đối với việc lưu thông của tàu Mỹ. Thậm chí có thể dẫn đến các sự cố quân sự, bởi vì mỗi cuộc hành tiến như vậy, tối thiểu cũng có máy bay Trung Quốc kèm sát. Như đang thấy, phía Trung Quốc có thể huy động các tổ hợp tên lửa ven biển nhập cuộc. Trong mọi trường hợp, hành động như vậy của phía Mỹ đang kích động Trung Quốc và làm trầm trọng thêm tình hình ở Biển Đông. Thật đáng buồn khi các đồng minh của Hoa Kỳ đang nối kết vào việc này mà Australia là một trong số đó. Những nỗ lực của Australia để mở rộng cuộc đối đầu này, - ý tôi muốn nói là những tuyên bố như của thượng nghị sĩ – bộc lộ sự thiển cận. Như vậy chỉ thúc đẩy Trung Quốc tiến tới biện pháp trả đũa cứng rắn hơn”.

Còn có một đồng minh khác của Hoa Kỳ tại khu vực này là Nhật Bản cũng đang góp phần vào chuyện đưa lực lượng tới đây. Tokyo đã dành  lãnh thổ của mình - đảo Tori Shima - làm nơi cho Thủy quân lục chiến Mỹ tập luyện theo kịch bản đổ bộ lên bờ biển “thù địch” và chiếm đường băng. Tình huống huấn luyện mô phỏng cảnh các đơn vị Mỹ xâm nhập chiếm các đảo và xây dựng các căn cứ tiếp tế cho chiến dịch đường không. Những cuộc tập trận như vậy chứng tỏ rằng Hoa Kỳ có thể đang trù tính kế hoạch thực hiện chiến dịch viễn chinh tại những điểm khác nhau ở Đông Á và Đông Nam Á.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала