Giống với thời điểm cuộc khủng hoảng Caribbean - Phương Tây cảnh báo nguy cơ xung đột hạt nhân

© Ảnh : Soviet Armed ForcesVào mùa thu năm 1955, Liên Xô đã thực hiện vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên quần đảo Novaya Zemlya.
Vào mùa thu năm 1955, Liên Xô đã thực hiện vụ nổ hạt nhân dưới nước đầu tiên trên quần đảo Novaya Zemlya.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trước thềm kỳ họp thường niên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, hơn một trăm chính trị gia, nhà ngoại giao và tướng lĩnh của châu Âu, kể cả cựu Thủ tướng Thụy Điển Ingvar Carlsson, đưa ra lời kêu gọi trong đó cảnh báo mối nguy cơ ngày càng tăng của xung đột hạt nhân hoặc sự hiểu nhầm gây chết người trên thế giới.

Theo kênh truyền hình Thụy Điển SVT, các tác giả của tài liệu đều cho rằng, nguy cơ thảm họa hạt nhân chạm mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Caribbean.

Trước thềm kỳ họp thường niên Đại hội đồng LHQ (ngày 24 - 30 tháng 9), hơn một trăm chính trị gia cao cấp của châu Âu cảnh báo nguy cơ xung đột hạt nhân đã gia tăng. Trong bối cảnh này, họ yêu cầu Liên Hợp Quốc chú ý đến nguy cơ xung đột và sự hiểu nhầm đang gia tăng do hiện đại hóa vũ khí hạt nhân trên khắp thế giới.

Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam
Hàng chục triệu nạn nhân: video mô phỏng cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Nga và NATO

"Trong số các nhân vật ký vào lời kêu gọi có các cựu thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao, bộ trưởng quốc phòng, nhà ngoại giao, nhà nghiên cứu khoa học và tướng lĩnh châu Âu. Nhiều người trong số họ đang giữ chức vụ cao trong khối NATO", - kênh SVT ghi chú.

Trong số những người ký vào lời kêu gọi có bốn công dân Thụy Điển, kể cả cựu Thủ tướng Ingvar Carlsson và cựu nghị sĩ Châu Âu Gunnar Höckmark. Ngoài ra, trong danh sách này có các chính trị gia và tướng lĩnh cao cấp của các nước NATO như Đan Mạch, Na Uy, Pháp, Ý, Đức và Vương quốc Anh.

Lời kêu gọi này được đưa ra một tháng sau vụ tai nạn hạt nhân lớn ở Nga khiến 7 người thiệt mạng. Đây là sự cố thứ hai với vũ khí hạt nhân ở Nga trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, các tác gia của lời kêu gọi không nhắc đến các sự cố ở Nga.

Thay vào đó, các tác giả chỉ ra rằng, nguy cơ xung đột hạt nhân chạm mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Khi đó, Liên Xô và Hoa Kỳ gần sát nhất với chiến tranh hạt nhân sau khi Liên Xô bí mật chuyển tên lửa hạt nhân đến Cuba.

Kể từ cuộc khủng hoảng Caribbean, nguy cơ xảy ra sự cố hạt nhân, hiều nhầm về tình huống hoặc lỗi tính toán chưa bao giờ cao đến thế. Trong tình huống này, không có chỗ cho sự kiêu ngạo quá mức. An ninh đang bị đe dọa không chỉ ở châu Âu, mà trên toàn thế giới, các tác giả của lời kêu gọi nhấn mạnh.

Vũ khí của cuộc khủng hoảng Caribbean. Tên lửa nào từng suýt chiến tranh hạt nhân? - Sputnik Việt Nam
Vũ khí của cuộc khủng hoảng Caribbean. Tên lửa nào từng suýt chiến tranh hạt nhân?

Ngoài ra, các tác giả tỏ sự lo ngại về tương lai của một số thỏa thuận hạn chế vũ khí hạt nhân, sau khi Hoa Kỳ và Nga rút khỏi Hiệp ước về loại bỏ tên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF).

“Không thể khôi phục sự ổn định bằng cách gây áp lực lên đối thủ. Những tuyên bố của các chính trị gia kêu gọi thay đổi hành vi không giúp củng cố sự tin cậy lẫn nhau. Cuộc chạy đua vũ trang đang leo thang khiến cho việc đạt được sự hiểu biết lẫn nhau cũng như hành vi an toàn trở nên khó khăn hơn”, - các tác giả ghi chú.

Đồng thời, họ chỉ ra rằng, sự ổn định đang bị phá vỡ, Bắc Triều Tiên mở rộng kho vũ khí hạt nhân trong khi triển vọng đối thoại giữa Bình Nhưỡng và Washington vẫn còn mơ hồ. Ngoài ra, căng thẳng đang gia tăng giữa "hai đối thủ hạt nhân" Ấn Độ và Pakistan. Đồng thời, Iran có thể rút khỏi thỏa thuận hạt nhân và bắt đầu phát triển vũ khí hạt nhân của riêng mình.

"Trước thềm phiên họp lần thứ 74 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, các tác giả của lời kêu gọi phác thảo bức tranh rất ảm đạm", - kênh SVT ghi chú.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала