Lời khai của cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng vụ Nhà nước mất 1.700 tỷ

© Ảnh : Văn Điệp – TTXVNBị cáo Lê Bạch Hồng (sinh năm 1954, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) khai báo lý lịch.
Bị cáo Lê Bạch Hồng (sinh năm 1954, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam) khai báo lý lịch.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng lên tiếng nhận trách nhiệm vụ gây thất thoát 1.700 tỷ đồng của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định bản thân đã cho vay đúng luật.

Xét xử nguyên lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Chiều ngày 18.9, Tòa án nhân dân TP.Hà Nội tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm vụ án Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay vốn sai quy định gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 1.700 tỷ đồng.

Hội đồng xét xử gồm 5 thành viên: Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu làm Chủ tọa phiên tòa. Một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội và một kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (người này được quyết định biệt phái về Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội) tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Cựu Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Bạch Hồng - Sputnik Việt Nam
Việt Nam truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội Lê Bạch Hồng

Ngoài ra, để đảm bảo phiên tòa diễn ra thuận lợi, suôn sẻ, các cơ quan tố tụng còn bố trí hai thẩm phán dự khuyết, hai hội thẩm nhân dân dự khuyết và hai kiểm sát viên dự khuyết tại phiên tòa.

Liên quan đến vụ án này, cơ quan điều tra đã truy tố 5 bị cáo: Lê Bạch Hồng (cựu Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội), Nguyễn Huy Ban ( Cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam), Trần Tiến Vỹ (cựu Trưởng phòng kế hoạch- tổng hợp), Hoàng Hà (cựu Trưởng phòng kế hoạch- tổng hợp, Ban Kế hoạch- Tài chính) và Nguyễn Phước Tường (cựu Trưởng Ban Kế hoạch- Tài chính). Các bị cáo này bị xét xử về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, bị cáo Trần Thị Thanh Thủy (chuyên viên phòng kế hoạch- tổng hợp, Ban Kế hoạch- Tài chính, Bảo hiểm xã hội Việt Nam) bị xét xử liên quan đến tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Có cả thảy 15 luật sư tham gia bào chữa cho 6 bị cáo, trong đó riêng Thứ trưởng Lê Bạch Hồng có 4 người bảo vệ quyền lợi.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho vay sai quy định như thế nào?

Theo cáo trạng của VKS chỉ rõ: Bảo hiểm xã hội Việt Nam được phép sử dụng nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ để thực hiện các biện pháp đầu tư, tăng trưởng.

Theo đó, ngày 25.12.2003, ông Lê Văn Sở với tư cách là Tổng Giám đốc Agribank khi đó và ông Nguyễn Huy Ban ký kết thỏa thuận hợp tác đồng ý cho Agribank, các chi nhánh cấp I và các công ty thuộc Agribank vay vốn.

Ông Lê Bạch Hồng - Sputnik Việt Nam
Khởi tố, bắt tạm giam nguyên Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Bạch Hồng

Ngày 1.1.2007, Luật Bảo hiểm xã hội bắt đầu có hiệu lực. Theo quy định của Luật này cũng như quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ được cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ngân hàng chính sách xã hội và Ngân hàng Thương mại nhà nước vay vốn.

Thế nhưng, mọi chuyện bắt đầu phát triển theo chiều hướng xấu khi năm 2011, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã cho vay vượt hạn mức bảo lãnh tại Công ty ALC II do Vũ Quốc Hảo làm Tổng Giám dốc, tổng dư nợ lên tới hơn 1000 tỷ đồng. Cụ thể, Công ty cho thuê tài chính II thuộc ngân hàng Agribank (ALCII) là tổ chức tín dụng phi ngân hàng, chỉ được phép nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên của các tổ chức cá nhân theo quy định, được vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước.

Theo quy định của pháp luật, ALC II không được phép vay vốn từ Bảo hiểm xã hội và ngược lại. Tuy nhiên, trong thời điểm từ tháng 2- tháng 3 năm 2008, do thiếu vốn để kinh doanh trong lĩnh vực cho thuê tài chính, Vũ Quốc Hảo- Tổng giám đốc ALC II đã gặp gỡ Nguyễn Huy Ban, Nguyễn Phước Tường đặt vấn đề cho vay vốn tại Bảo hiểm xã hội.

Sau quá trình làm việc, bàn bạc, Nguyễn Phước Tường đã thống nhất với Vũ Quốc Hảo để ALC II được vay vốn cần phải được Agribank bảo lãnh.

Sau đó, dựa vào đề nghị của ALC II, Tổng giám đốc Agribank khi đó là ông Nguyễn Thế Bình đã ký phát hành ba thư bảo lãnh thanh toán để ALC II của Vũ Quốc Hảo được chấp thuận vay vốn từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Theo cáo trạng của cơ quan điều tra cho biết, từ tháng 3.2008- 8.2009, Nguyễn Phước Tường đã chỉ đạo Trần Tiến Vỹ và Hoàng Hà lập 14 tờ trình đề nghị Nguyễn Huy Ban và Lê Bạch Hồng cho ALC II vay vốn từ quỹ của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Nhờ chữ ký, bút phê đồng thuận của ông Nguyễn Huy Ban và cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, 14 hợp đồng  Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay hơn 100 tỷ đã được ký kết. Theo kết luận của cơ quan điều tra, việc này hoàn toàn không đúng đối tượng, không tuân thủ nguyên tắc đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội, trái với Luật bảo hiểm xã hội.

Ông Bùi Quang Vinh - Sputnik Việt Nam
Kỷ luật khiển trách nguyên Bộ trưởng Bùi Quang Vinh

Đến năm 2015, Kiểm toán nhà nước đã kiểm tra và xác định việc thu hồi nợ công tại ALC II không đạt tiến triển gì.

Vào thời điểm cuối năm 2015, Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa thu hồi được hết cả nợ gốc lẫn lãi của công ty ALC II với số tiền 769 tỷ đồng vốn quá hạn và 735 tỷ đồng tiền lãi. Khi đó, công ty ALC II đã không còn khả năng trả nợ.

Đến thời điểm ngày 31.7.2018, Tòa án nhân dân TP.HCM tuyên bố ALC II chính thức phá sản. Như vậy, tính đến nay, Bảo hiểm xã hội vẫn chưa thể thu hồi cả gốc lẫn lãi từ Công ty ALC II với tổng số tiền 1700 tỷ đồng.

Về sai phạm của cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, cơ quan điều tra xác định, ông Hồng đã ký và chỉ đạo thực hiện 3 hợp đồng cho Công ty ALC II vay vốn, đến nay vẫn chưa thu hồi được, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 434 tỷ đồng. Nguyễn Huy Ban ký và chỉ đạo thực hiện 11 hợp đồng cho ALC II vay 630 tỷ cũng không đúng đối tượng, không đảm bảo nguyên tắc đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 1263 tỷ đồng.

Lời khai của cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng

HĐXX tiếp tục phiên tòa với phần xét hỏi các bị cáo. Bước lên bục khai báo, cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng khẳng định không biết Công ty ALC II là công ty tài chính.

Khi HĐXX hỏi bị cáo bị truy tố về tội cố ý làm trái, cựu Thứ trưởng suy nghĩ như thế nào, ông Lê Bạch Hồng nói “sự việc xảy ra nằm ngoài ý muốn”.

Cựu thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho hay, trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam, ông đã cố gắng làm hết chức năng, còn trách nhiệm cụ thể như thế nào sẽ do HĐXX xem xét. Cựu thứ trưởng Lê Bạch Hồng cũng nhận thấy mình có một phần trách nhiệm trong việc này.

Khi Tòa xét hỏi đến số tiền 380 tỷ mà Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho ALC II vay có báo cáo với Hội đồng quản lý hay không, ông Hồng cho rằng không có báo cáo cụ thể riêng nhưng cuối năm có báo chung.

“Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã hợp tác tốt với Agribank từ trước và bị cáo vẫn nghĩ cho vay đúng luật, vẫn nghĩ cho Ngân hàng vay có lãi tốt”, VOV trích lời cựu Thứ trưởng Lê Bạch Hồng khẳng định.

Theo ông Lê Bạch Hồng, thời điểm đó ông không biết có quy định nào, chỉ cần có bảo lãnh thì vẫn có thể tiến hành cho vay. Đến nay, vị cựu thứ trưởng vẫn tin mình cho vay là đúng luật.

Cựu thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nhấn mạnh, khi phát hiện hiệu quả xảy ra đã trực tiếp làm việc nhiều lần với ngân hàng Agribank để yêu cầu có trách nhiệm với chứng thư bảo lãnh cho Công ty ALC II. Phía Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đưa ra cam kết sẽ trả nợ khaorn tiền của ALC II. Ngoài ra, bị cáo Lê Bạch Hồng cũng khẳng định đã làm việc với Ngân hàng Nhà nước và nhận được cam kết sẽ yêu cầu Agribankn trả khoản nợ của ALC II.

Lên tiếng về số tài sản đã bị kê biên là bất động sản của hai vợ chồng cựu thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội mong HĐXX xem xét kỹ lưỡng.

Ông nói: “Thưa HĐXX, đây là tài sản bị cáo đã tiết kiệm nhiều năm trước và mua trước thời điểm xảy ra sự việc nhiều năm nên mong HĐXX xem xét”.

Về phần trách nhiệm của bản thân liên quan đến vụ sai phạm này, bị cáo Nguyễn Phước Tường thừa nhận mình có một phần trách nhiệm.

Về cáo trạng truy tố của VKS, ông Tường khẳng định: “Cả đời bị cáo phục vụ cho nhà nước, không bao giờ làm xấu hay tư lợi cá nhân”, Tuổi trẻ dẫn lời cựu Trưởng ban Kế hoạch- Tài chính khẳng định.

Ông Nguyễn Phước Tường khẳng định không trao đổi hay bàn bạc gì với lãnh đạo trong việc chấp thuận cho ALC II vay tiền đồng thời cam kết mình chri làm đúng chức trách, nhiệm vụ được giao.

“Tôi không bao giờ cố ý làm trái pháp luật”, ông Tường nhấn mạnh.

Trước đó, trong phiên làm việc buổi sáng của HĐXX, bị cáo Nguyễn Huy Ban cũng lên tiếng thừa nhận bản thân đã thiếu trách nhiệm khi chỉ đạo anh em. Ngoài ra, cựu Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam khẳng định mình không hưởng tư lợi cá nhân gì.

HĐXX nhận thấy đây là một vụ án phức tạp, gây thất thoát lớn cho ngân sách Nhà nước nên cho biết, phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến hết ngày 24.9 và sẽ làm việc liên tục tất cả các ngày, kể cả thứ Bảy và Chủ nhật.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала