Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Malaysia kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông

© Sputnik / Grigory Sysoev / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad
Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thủ tướng Mahathir vừa công bố đổi mới chính sách đối ngoại của Malaysia, bao gồm cả Biển Đông và Hợp tác Hồi giáo Quốc tế. Đường lối ngoại giao mới của ông Mahathir khá giống Hà Nội, sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, nhưng sẽ không để phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Chính sách đối ngoại mới của Malaysia dưới thời ông Mahathir

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad hôm thứ Tư đã công bố bộ khung hướng dẫn mới trong lĩnh vực chính sách đối ngoại của đất nước, nhấn mạnh rằng chính phủ sẽ tiếp tục lập trường không liên kết với các cường quốc và tuyên bố kế hoạch đi đầu trong việc thúc đẩy hợp tác trong thế giới Hồi giáo.

Ông cho rằng, trong khi các yếu tố cơ bản của chính sách đối ngoại Malaysia vẫn giữ nguyên, cách tiếp cận của Malaysia đối với các vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia sẽ thay đổi.

Rodrigo Duterte - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Philippines đang hành xử ‘được một mất mười’

“Chúng ta đang sống trong một thế giới nơi những thay đổi diễn ra với tốc độ chóng mặt. Những thay đổi này mang lại cả thách thức và cơ hội. Do đó, điều hợp lý là Malaysia không tuân thủ các phương thức tham gia truyền thống và thay vào đó chủ động khám phá những phương pháp mới”, ông Mahathir nói trong bài phát biểu về cách tiếp cận mới.

Với chủ đề 'Thay đổi liên tục', xu hướng mới của Malaysia sẽ là duy trì quan hệ hữu nghị với tất cả các nước và tìm cách giải quyết tranh chấp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế, nhưng nước này cũng bảo lưu “quyền bày tỏ ý kiến ​​của mình và nếu cần, cả sự phản đối, chống lại bất công, áp bức và các tội ác khác chống lại loài người được cam kết bởi bất kỳ quốc gia nào”. Ở điểm này, chính phủ Malaysia có lập trường tương tự như Việt Nam “quyết không đi với nước này để chống nước khác”.

Malaysia nhấn mạnh phi quân sự hóa Biển Đông

Về tranh chấp Biển Đông, tài liệu khung 80 trang cho biết ông Mahathir đã đề xuất phi quân sự hóa tuyến đường thủy đang tranh chấp, và biến nó thành một khu vực hòa bình, hữu nghị và thương mại.

Về cơ bản, Biển Đông phải là một biển hợp tác, kết nối, xây dựng cộng đồng mà không có đối đầu hay xung đột. Điều này phù hợp với tinh thần của Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do và Trung lập (ZOPFAN). Malaysia sẽ tích cực thúc đẩy tầm nhìn này ở Asean, tài liệu nêu rõ.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đề xuất với Việt Nam thỏa thuận về những bất đồng ở Biển Đông

Thỏa thuận ZOPFAN “giữ cho Đông Nam Á không chịu bất kỳ hình thức can thiệp nào của các cường quốc bên ngoài”, đã được ký kết bởi Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore vào năm 1971.

Biển Đông - một trong những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất thế giới, nơi có các yêu sách lãnh thổ chồng lấn, là “điểm nóng” cho quan hệ Mỹ-Trung ở châu Á.

Hoa Kỳ đã tiến hành hoạt động tự do hàng hải trong khu vực này, trong khi Bắc Kinh đã tiến hành cải tạo một số đảo mà họ kiểm soát ở đó, làm tăng diện tích bề mặt với các cấu trúc nhân tạo và thiết lập các cơ sở quân sự.

ASEAN đang đàm phán với Trung Quốc về Bộ quy tắc ứng xử chính thức trên Biển Đông, trong khi chính phủ Malaysia cũng sẽ tăng cường nỗ lực hợp tác với “các đối tác quốc tế có liên quan” nhằm chống lại những mối đe dọa an ninh “phi truyền thống” từ các đối tượng “phi quốc gia”, cũng như trấn áp nạn buôn người và khủng bố ở vùng biển này.

Hợp tác Hồi giáo Quốc tế

Bộ khung hướng dẫn cũng nhắc lại cam kết của quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi trong việc cải thiện tình hình đời sống của các ummah [cộng đồng], đồng thời nhấn mạnh tuyên bố của Malaysia về dự định đóng vai trò nổi bật trong Tổ chức Hợp tác Hồi giáo.

Quốc gia này dự định sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh của các nhà lãnh đạo thế giới Hồi giáo tại Kuala Lumpur vào tháng 12 này.

Hợp tác Nam-Nam - dấu ấn của ông Mahathir trong lần đầu tiên làm thủ tướng từ năm 1981 đến 2003 - sẽ một lần nữa được đổi mới, với việc Malaysia có ý định thúc đẩy và lãnh đạo sự hợp tác giữa các quốc gia phía Nam, đặc biệt là tại các cơ quan quốc tế như Liên Hiệp Quốc.

“Một Malaysia mới”, theo khung hướng dẫn, sẽ có nhiều tiếng nói hơn về quyền của các quốc gia nhỏ và kém phát triển ở phía Nam. Malaysia cũng dự định điều chỉnh các chương trình hỗ trợ hiện có để tối ưu hóa hoàn toàn tiềm năng các nước này và xem xét việc lập ra các chương trình mới để chuẩn bị cho thế hệ lãnh đạo mới từ các quốc gia này.

Bộ khung cũng nhấn mạnh rằng Malaysia đã tìm kiếm mối quan hệ giữa các bên có “cùng lợi ích” với các quốc gia, kể cả các cường quốc, và sẽ hợp tác với tất cả các quốc gia có chung cách tiếp cận để đảm bảo những quốc gia đó có thể “tham gia trên cơ sở bình đẳng, không bị áp lực từ bất kỳ cường quốc nào”.

 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Thư ký ASEAN - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Việt Nam đề nghị ASEAN ủng hộ duy trì hòa bình Biển Đông

Trong bài phát biểu của mình, ông Mahathir đã đề cập đến các “quốc gia hùng mạnh”, áp đặt ý chí của họ lên những quốc gia nhỏ hơn. Ông cũng cho rằng chủ nghĩa đa phương đang bị đe dọa.

“Những quốc gia hùng mạnh áp đặt các biện pháp trừng phạt đơn phương, không tôn trọng các hiệp định thương mại và ngang nhiên coi thường khuôn khổ đa phương. Những lệnh trừng phạt này không chỉ ảnh hưởng đến một quốc gia cụ thể mà còn cả các quốc gia khác. Không hề có sự công bằng ở đây”, ông nói.

“Kẻ giàu và kẻ mạnh sẽ lấy những gì họ muốn nhưng người nghèo và người yếu sẽ phải oằn lưng gánh chịu. Malaysia sẽ đệ trình những điều cần thiết nhưng những điều đó sẽ bị phản đối công khai”.

Ông Mahathir đã chỉ trích các lệnh trừng phạt của Washington đối với Bắc Kinh, thậm chí bày tỏ sự ủng hộ của ông đối với gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc là Huawei, tập đoàn đang đối mặt với làn sóng tẩy chay từ phương Tây vì những lo ngại gián điệp.

Mặc dù đình chỉ một số dự án cơ sở hạ tầng lớn do Trung Quốc hậu thuẫn khi trở lại nắm quyền vào tháng 5 năm ngoái, ông Mahathir vẫn bày tỏ sự ủng hộ đối với sáng kiến “​​Vành đai và Con đường”, nói rằng Malaysia sẽ được hưởng lợi từ dự án này.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала