Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Phải chăng Trung Quốc thất bại trong việc “chèo kéo” Malaysia?

© AP Photo / Eugene HoshikoMahathir Mohamad
Mahathir Mohamad - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việc Malaysia công bố tài liệu về chính sách đối ngoại ở Biển Đông và tuyên bố của Thủ tướng Mahathir Mohamad cho thấy sự thất bại của Trung Quốc trong việc lôi kéo Malaysia nói riêng và các nước ASEAN nói chung vào vòng xoáy của mâu thuẫn, xung đột ở Biển Đông.

Đồng thời, nó chứng tỏ sự phá sản của các thủ đoạn thiết lập một Liên minh Đông Nam Á nhằm cô lập Việt Nam do Trung Quốc điều khiển.

Thực chất về tuyên bố về chính sách phi quân sự hóa Biển Đông của Malaysia

Ngày 18-9-2019,Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad công bố đổi mới chính sách đối ngoại của Malaysia, bao gồm cả Biển Đông và Hợp tác Hồi giáo Quốc tế. Ông ta đã kêu gọi phi quân sự hóa Biển Đông. Theo đánh giá chung, đường lối ngoại giao mới của ông Mahathir khá giống với Hà Nội, trước hết là việc sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước, nhưng sẽ không để phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Vì sao Malaysia đưa ra chính sách như thế trong vấn đề Biển Đông trong thời điểm này? Điều gì đã thúc đẩy việc Malaysia đưa ra một chính sách ngoại giao mới như thế? Và Malaysia muốn chứng minh điều gì?

Thực chất, chủ trương chính sách mà ông Mahathir Mohamad đưa ra nằm trong một tài liệu dài tới gần 80 trang của Chính phủ liên minh Pakatan Harapan do ông Mahathir Mohamad làm thủ tướng. Đây có thể xem như một cuốn “sách trắng chuyên biệt” về chính sách đối ngoại khu vực của Malaysia trong vấn đề khai thác, sử dụng Biển Đông vào mục đích hòa bình, thể hiện những “quan điểm có tính nguyên tắc”, những “khung định hướng chính sách” của Chính phủ đương nhiệm ở Malaysia về vấn đề Biển Đông.

Biển Đông nóng, Trung Quốc “chèo kéo” Malaysia, Mahathir Mohamad nói “hợp tác đa phương đang bị đe dọa”

Như chúng ta đã biết, tại thời điểm này, Biển Đông đang “nóng lên” bởi các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam khi đưa nhóm tàu khảo sát địa chất Haiyang Dizhi 8 vào khảo sát trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, phớt lờ UNCLOS-1982, phớt lờ Phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế La Haye PCA ngày 12-7-2016. Còn ngày 16-9-2019 vừa qua, Trung Quốc cũng “đánh tiếng”, “chèo kéo” Malaysia về việc sẵn sàng cùng Malaysia thiết lập một cơ chế đối thoại song phương để giải quyết những bất đồng về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông.

Phong cảnh Thượng Hải - Sputnik Việt Nam
Liệu cả hai nước Trung Quốc và Malaysia sẽ chấm dứt được tranh chấp ở Biển Đông hay không?

“Theo tôi, tài liệu của Chính phủ Malaysia giống như một câu trả lời chính thức không chỉ đối với Trung Quốc mà còn thể hiện lập trường hòa bình của Malaysia và cách thức giải quyết những vướng mắc, va chạm về chủ quyền trên Biển Đông. Bằng lời “chèo kéo” của Cảnh Sảng ngày 16-9-2019 vừa qua, Trung Quốc đã nhận được một kết quả hòa toàn trái ngược với mưu đồ của họ khi muốn lôi kéo Malaysia vào một cuộc “đi đêm” với Trung Quốc, một trong những thủ đoạn mà Trung Quốc thường dùng để chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông”, - Chuyên gia nổi tiếng của Việt Nam về những vấn đề chính trị và quân sự Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Khi giới thiệu tài liệu, ông Mahathir Mohamad đã nói: “Sự hợp tác đa phương đang bị đe dọa… các nước lớn đang đơn phương áp đặt ý muốn của họ đối với các nước khác... Malaysia quan ngại sâu sắc về diễn biến này”. Ông cũng chỉ rõ rằng: “Các mối đe dọa an ninh do các bên tuyên bố chủ quyền chồng chéo ở vùng biển tranh chấp đã được hạn chế nhiều và quản lý một cách hiệu quả bằng biện pháp ngoại giao”. Nhưng bên cạnh đó: “Có một số điểm nóng có thể gây ra khủng hoảng hoặc chiến tranh nếu không được giải quyết thỏa đáng”.

Mục tiêu “phi quân sự hóa Biển Đông” đang bị Trung Quốc cản trở

Theo một số nhà bình  luận chính trị, đây chính là câu trả lời thích đáng cho phía Trung Quốc. Và lập trường của Malaysia chính là lập trường của ASEAN tại các Hội nghị AMM-52 và ARF-26 tổ chức tại Thái Lan vừa qua, nơi mà Trung Quốc hoàn toàn bị cô lập khi các nước ASEAN đồng loạt phản đối các hành động gây bất ổn của Trung Quốc ở Biển Đông. Nó chứng tỏ rằng, Malaysia không ủng hộ chính sách ngoại giao song phương của Trung Quốc để “nói chuyện riêng” với từng nước ASEAN về vấn đề Biển Đông. Nó khẳng định rằng, cơ chế tiếp cận đa phương phải được tôn trọng, khẳng định rằng vấn đề khai thác và sử dụng Biển Đông phải vì mục đích hòa bình, phải bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.

“Vấn đề phi quân sự hóa Biển Đông là mục tiêu theo đuổi từ nhiều năm nay không chỉ của các nước ASEAN, đặc biệt là các nước ASEAN tiếp giáp với Biển Đông, mà còn là mục tiêu của các nước có lợi ích trong việc sử dụng Biển Đông cũng như hợp tác với các nước ASEAN để khai thác tài nguyên ở Biển Đông phục vụ cho mục đích hòa bình và phát triển”, - Chuyên gia Nguyễn Minh Tâm đưa ra đánh giá của mình với Sputnik.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đề xuất với Việt Nam thỏa thuận về những bất đồng ở Biển Đông

Tuy nhiên, mục tiêu này bị cản trở bởi hai nguyên nhân chính. Trước hết là sự cạnh tranh địa-chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn trên thế giới về cái gọi là “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông mà chủ yếu là Mỹ và Trung Quốc. Thứ hai là thái độ đơn phương của Trung Quốc với những mưu toan nhằm độc chiếm tới 80% diện tích Biển Đông nằm trong cái gọi là “vùng nước lịch sử” (đường lưỡi bò). Trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung ở Biển Đông, Mỹ là nước không tham gia ký kết UNCLOS-1982. Còn Trung Quốc thì dù có tham gia ký kết nhưng chưa bao giờ tôn trọng chữ ký của chính mình. Vì vậy, nguy cơ quân sự hóa Biển Đông đã trở thành hiện thực bởi các hành động bồi đắp các bãi đá thành căn cứ quân sự của Trung Quốc, buộc các nước có chủ quyền quốc gia ở Biển Đông, trong đó có Việt Nam phải thực thi các biện pháp phòng thủ tự vệ.

Vì vậy, vấn đề phi quân sự hóa Biển Đông chỉ có thể được thực hiện khi Trung Quốc từ bỏ ý đồ độc chiếm Biển Đông, từ bỏ những “câu chuyện bịa đặt” về cái gọi là “vùng nước lịch sử”.

Trung Quốc thất bại trong việc lôi kéo Malaysia vào vòng xoáy xung đột Biển Đông

Có nhiều nhận xét cho rằng quan điểm “không đi với nước này chống nước khác” của Malaysia giống Việt Nam

Nhưng, chỉ thực tiễn mới là “nơi kiểm nghiệm chính xác nhất đối với chân lý”. Chúng ta hãy theo dõi xem những bước đi tiếp của Malaysia trong vấn đề Biển Đông như thế nào. Dù sao, tuyên bố như vậy, Malaysia cũng đã có một điểm cộng trong mắt các nước ASEAN.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Mỹ đã có cách giúp Việt Nam đối đầu với Trung Quốc?

Và chúng ta cũng nên nhớ lại rằng, chính sách ngoại giao “không đi với nước này để chống lại nước kia” vốn là chính sách của các nước thuộc “Phong trào không liên kết” được thành lập từ ngày 1-9-1961 với 120 quốc gia thành viên chính thức và 17 quốc gia, tổ chức quốc tế là quan sát viên. “Tuyên bố La Habana năm 1979” cũng nêu rõ năm nguyên tắc của khối này là: Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm lược lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng và hai bên cùng có lợi; cùng tồn tại hoà bình.

Việc Malaysia công bố tài liệu về chính sách đối ngoại ở Biển Đông và tuyên bố của Thủ tướng  Mahathir Mohamad cho thấy sự thất bại của Trung Quốc trong việc lôi kéo Malaysia nói riêng và các nước ASEAN nói chung vào vòng xoáy của mâu thuẫn, xung đột ở Biển Đông. Đồng thời, nó chứng tỏ sự phá sản của các thủ đoạn thiết lập một Liên minh Đông Nam Á nhằm cô lập Việt Nam do Trung Quốc điều khiển.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала