Sữa Việt Nam chuẩn bị được xuất khẩu sang Trung Quốc

© Sputnik / Alexandr KryazhevSữa
Sữa - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dự định vào tháng 10/2019 tới, lô hàng sữa đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.

Xuất khẩu sữa sang Trung Quốc đang tăng vọt

Sáng ngày 24/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) tổ chức Diễn đàn Tầm nhìn và Đối thoại Đối tác công tư (PPP) ngành hàng Chăn nuôi với chủ đề “Thách thức và tiềm năng phát triển chăn nuôi bò sữa và sản phẩm sữa”.

Ông Phạm Văn Duy, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản cho biết: “Hiện nay, sữa Việt đã được xuất khẩu tới 46 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường các nước Trung Đông chiếm tới hơn 70%”.

Năm 2018, tổng doanh thu toàn ngành sữa đạt 109.000 tỷ đồng (khoảng 4.781 triệu USD). Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 6 về sản lượng sữa và đứng thứ 4 về năng suất của đàn bò vắt sữa châu Á. 

31.01.2018 Khai trương tổ hợp chăn nuôi bò sữa do tập đoàn TH True Milk xây dựng ở quận Volokolamsky, tỉnh Moskva. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ xuất khẩu sữa sang Trung Quốc từ năm 2019

7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu sữa sang hầu hết các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều tăng trưởng mạnh. Các thị trường xuất khẩu lớn nhất bao gồm Iraq (đạt 88,28 triệu USD, tăng 29,37%), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (đạt 11,59 triệu USD, tăng 52,9%).

“Hiện nay, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sữa lớn thứ 2 thế giới (chỉ sau thị trường Mỹ) với tổng giá trị khoảng 60 tỉ USD và mức tiêu thụ sản phẩm sữa bình quân đầu người liên tục tăng”, ông Duy cho biết thêm.

Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nguồn cung sữa nội địa của Trung Quốc hiện chỉ sản xuất đủ đáp ứng 75% nhu cầu sữa trên thị trường nội địa. Tuy nhiên, ông Duy nhận định, thời gian tới Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu sữa hàng đầu của Việt Nam. 

Ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Chăn nuôi chia sẻ: “Phía Trung Quốc đang xem xét hồ sơ của các doanh nghiệp này và sẽ cấp mã số xuất khẩu. Sau khi có mã số đó, các doanh nghiệp sẽ xuất khẩu sữa sang Trung Quốc. Dự kiến, lô hàng sữa đầu tiên xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc vào trung tuần tháng 10/2019 tới”.

Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu thị trường này dự báo tăng lên nhanh chóng từ 120 triệu USD lên 300 triệu USD trong năm tới.

Trung Quốc cho phép những doanh nghiệp Việt Nam nào xuất khẩu sữa?

Việt Nam đã đăng ký 5 doanh nghiệp đầu tiên để xuất khẩu sữa sang Trung Quốc là Vinamilk, TH True milk, Mộc Châu Milk, Nutifood, Hanoimilk.

Đại diện Vinamilk cho biết đang chờ phía Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu. Sau khi có mã số này doanh nghiệp mới bắt đầu đi in bao bì để đóng gói sản phẩm và thời gian này có thể mất hơn một tháng.

Sữa - Sputnik Việt Nam
Nga và Việt Nam dự định đầu tư hơn 630 triệu USD phát triển ngành sản xuất sữa

Theo lời ông Chinh, sữa nước và sữa chua là những mặt hàng mà người tiêu dùng Trung Quốc ưa chuộng. Họ đánh giá cao sự an toàn, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm và hương vị.

“Trung Quốc là thị trường khó tính, quy định kiểm soát có thay đổi thường xuyên. Để giải quyết vấn đề, thúc đẩy xuất khẩu sữa sang Trung Quốc cần nắm đầy đủ và thực hiện đúng nội dung quy định trong Nghị định thư. Với các thị trường khác như Indonesia, Malaysia, Philippines… cần chú ý tập quán tiêu dùng về sản phẩm, nghiên cứu kỹ thị trường”, ông Duy nói.

Ông Duy chia sẻ ngoài các vấn đề nghiên cứu, tìm hiểu thị trường xuất khẩu, khâu sản xuất cần áp dụng quy trình sản xuất chế biến gắn với công nghệ cao nhằm hạ giá thành, đảm bảo sự ổn định, đồng thời đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu cho sản phẩm.

Được biết, đến năm 2018 tổng đàn bò sữa cả nước đạt trên 294 nghìn con, tăng gần 11%, sản lượng sữa gần 940 nghìn tấn. 

Đến nay, tổng đàn bò của TH True milk nuôi gần 50.000 con, Vinamilk 27.000 con và 120.000 con nuôi liên kết, Mộc Châu milk khoảng 25.000 con, Nitifood 5.000 con.

Cục Chăn nuôi cho hay, mục tiêu đến năm 2020 tổng đàn bò sữa đạt 500.000 con, tổng lượng sữa đạt trên 1 triệu tấn, tăng trưởng bình quân trên 11%/năm. Đến năm 2030, tổng đàn bò sữa đạt 700.000 con, tổng sản lượng sữa đạt 2 triệu tấn.

Theo ông Trần Công Thắng, Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn: “Để thúc đẩy xuất khẩu sữa, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua xây dựng chuỗi liên kết, hỗ trợ hình thành hợp tác xã và tăng liên kết với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng theo chuỗi, đầu tư vào hệ thống phân phối; tập trung vào chất lượng, an toàn thực phẩm, xây dựng hình ảnh sữa và sản phẩm sữa Việt Nam thông qua chủ động áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chuẩn hữu cơ.”

Việt Nam và Trung Quốc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp

Tháng 4/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc theo lời mời của Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

trái cây - Sputnik Việt Nam
Nông sản Việt xuất khẩu hưởng lợi từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung

Tại sự kiện này Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Việt Nam Nguyễn Xuân Cường và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc Ni Yeu Feng đã ký 3 văn kiện hợp tác quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cụ thể, 3 văn kiện gồm Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc, Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với măng cụt xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc và Bản ghi nhớ về thiết lập cơ chế ngăn chặn và kiểm soát sâu bệnh thực vật tại khu vực biên giới giữa hai nước.

Sau khi tiến hành ký kết, Bộ NN&PTNT cho biết các thỏa thuận khung lần này là cơ sở pháp lý rất quan trọng tạo điều kiện cho sữa của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường giàu tiềm năng với 1,4 tỷ người tiêu dùng. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала