Tại sao Niger trở thành «nhà vô địch Châu Phi» về sự hiện diện của quân đội nước ngoài?

© AFP 2023 / DOMINIQUE FAGET / Un soldat français près d’une base militaire à Niamey, au NigerNgười lính Pháp gần một căn cứ quân sự ở Niamey, Niger
Người lính Pháp gần một căn cứ quân sự ở Niamey, Niger - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoài sự hiện diện truyền thống của quân đội nước đô hộ thuộc địa cũ (Pháp), cũng như hoạt động tích cực nói chung trong khu vực của Hoa Kỳ, Niger đã cho phép triển khai trên lãnh thổ của mình quân đội Đức, Italia, Canada và gần đây là UAE.

Nghịch lý thay, quân đội từ nhiều quốc gia phát triển đã không giúp ích gì loại bỏ mối đe dọa khủng bố, và điều này gây ra sự phản đối của người dân Niger, họ yêu cầu quân đội nước ngoài rời khỏi đất nước. Chính xác nhiệm vụ của các đội quân có căn cứ ở Niger là gì, nhà phân tích chính trị người Algeria Tewfik Hamel giải thích trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

Trong bối cảnh các cuộc tấn công khủng bố ngày càng gia tăng, quân đội Niger khó khăn trong việc phản ứng đáp trả tại các khu vực biên giới phía đông, tây và nam của đất nước, từ tháng 7 năm nay, chính phủ Niger đã quyết định mở rộng tình trạng khẩn cấp ra các khu vực Diffa, Tillabéry và Tahoua. Kể từ khi chế độ Muammar Gaddafi sụp đổ, biên giới giữa Niger và Libya cũng trở thành khu vực nguy hiểm.

Khủng bố không thể bị xóa bỏ tận gốc rễ, bất chấp thực tế ở đất nước 21 triệu dân này ngày càng có nhiều lính nước ngoài. Hiện tại ở Niger hiện diện binh lính từ Canada, Italia, Đức, cũng như từ Pháp. Quân đội Pháp chính thức trở lại Niger vào năm 2010, sau khi các nhân viên công ty công nghiệp hạt nhân Areva bị bắt làm con tin. Sự có mặt của quân đội Pháp tại Niger được tăng cường vào năm 2014, do việc triển khai các lực lượng tham gia chiến dịch Barkhan ở Mali, từ đó các hoạt động quân sự thường xuyên được tiến hành chống lại các chiến binh thánh chiến trên đường tiếp giáp biên giới giữa Mali và Niger.

Quân đội Mỹ - Sputnik Việt Nam
Donald Trump được thông báo về vu việc với quân nhân Hoa Kỳ tại Niger

Vào ngày 30 tháng 8 năm 2019, tổng thống Niger Mahamadou Issuf xác nhận thỏa thuận với Đức tăng cường hợp tác quân sự lâu dài giữa hai nước. Năm 2016, Niger cho phép Đức xây dựng căn cứ không quân ở Niamey để thực hiện chiến dịch MINUSMA để chống lại các chiến binh ở nước láng giềng Mali.

Tháng 6 năm nay, Niger và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) cũng phê chuẩn thỏa thuận triển khai một căn cứ quân sự ở khu vực Agadez, tây bắc của đất nước, cách biên giới với Algeria 800 km. Quân đội Hoa Kỳ đã có mặt ở khu vực này. Điều này được biết đến vào tháng 10 năm 2017 sau khi bốn lính Mỹ bị giết chết. Năm 2018, chính tại đây, người Mỹ đã bắt đầu xây dựng căn cứ không quân «201», theo ước tính sơ bộ, sẽ hoàn thành vào năm 2024. Theo dữ liệu trên trang web Intercept của Mỹ, chi phí xây dựng căn cứ sẽ là 4 tỷ USD.

Nghịch lý thay, sự gia tăng số lượng quân đội nước ngoài ở Niger không góp phần làm giảm các cuộc tấn công khủng bố ở nước này. Kể từ tháng 1 năm 2019, 179 người đã bị bắt cóc ở khu vực Diffa. Do tình hình nghiêm trọng, tổ chức phi chính phủ quốc tế «Bác sĩ không biên giới » đã tuyên bố vào tháng 8 ngừng hoạt động ở Maine Soroa vì «mối đe dọa an ninh», nhưng vẫn tiếp tục làm việc ở Diff, Maradi, Tillaberi và Magaria.

Tháng 5 năm nay, hàng nghìn người Niger, chủ yếu là sinh viên, đã tuần hành phản đối sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài. Quân đội bị quy trách nhiệm cho "không hành động trong bối cảnh các cuộc tấn công thánh chiến giết người". Làm thế nào có thể giải thích tình huống này?

Sputnik France đã đàm luận với Tevfic Hamel, chuyên gia về lịch sử quân sự và nghiên cứu quốc phòng tại Đại học Paul Valerie Montpellier 3.

Sputnik: Ngày 23 tháng 7, chính quyền Hoa Kỳ tuyên bố mở rộng căn cứ quân sự của họ ở Agadez. Có kế hoạch triển khai máy bay không người lái tại đó. Người Mỹ sẽ đầu tư 280 triệu đô la vào việc mở rộng căn cứ. Điều gì giải thích cho sự tăng cường hiện diện của người Mỹ ở Niger?

Tevfik Hamel: Sự hiện diện của người Mỹ ở Niger, cũng như ở các nước châu Phi khác, là một khía cạnh của «chiến lược hoa súng». Nền tảng chiến lược này là ký kết các thỏa thuận quân sự song phương với nhiều nước đang phát triển, để có quyền đặt các loại căn cứ khác nhau, cung cấp sự linh hoạt trong các hoạt động quân sự. Logic rất đơn giản - cần phải tăng số lượng cơ sở mà từ đó các hoạt động có thể được thực hiện, bất kể tình hình hiện tại thế nào.

Lầu Năm Góc muốn có thể điều chuyển quân đội đến bất kỳ khu vực xa xôi hoặc mang tính chiến lược nào, nơi các hoạt động quân sự được tiến hành. Điều đáng chú ý là Hoa Kỳ tìm cách mở rộng địa lý về sự hiện diện không thường xuyên của mình bằng cách phát triển một mạng lưới các đối tượng được gọi là CSL (Địa điểm an ninh hợp tác). Chúng ta đang nói về các cơ sở lưu trữ thiết bị quân sự, cũng như các hợp đồng cho phép Hoa Kỳ có thể dễ dàng tiếp cận. Tại các cơ sở CSL như vậy, quân Mỹ không thường xuyên bố trí ở đó. Chúng cho phép Hoa Kỳ tổ chức các chiến dịch khẩn cấp và tiến hành các cuộc tập trận chung với các lực lượng đồng minh.

Sputnik: Có những căn cứ không quân ở Niger bố trí máy bay không người lái. Điều này có nghĩa là Hoa Kỳ đã thay đổi khái niệm triển khai quân đội?

Tevfik Hamel: Từ năm 2007 (khi thành lập Africom - Bộ Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ tại châu Phi), Hoa Kỳ đã xây dựng hơn một chục căn cứ không quân như vậy ở châu Phi. Nếu so sánh với chiến lược của Mỹ những năm 1990, thì chiến lược hiện tại không hướng đến mong muốn bành trướng lãnh thổ. Ngày nay, Hoa Kỳ đang tìm kiếm những căn cứ nhỏ mà họ cần để khẳng định sức mạnh đế quốc. Hiện giờ không phải quy mô căn cứ quân sự là quan trọng, mà là tốc độ của việc tung ra hành động phản ứng.

Chiến binh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Người Pháp không thể bắt kịp Trung Quốc tại châu Phi

Ngày nay, người Mỹ cần căn cứ không quân để cất hạ cánh máy bay không người lái hay F-15 để khẳng định sức mạnh. Lầu năm góc có các căn cứ như vậy ở Qatar, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Niger, Ethiopia, Djibouti, Seychelles, v.v. Ngày nay, đế quốc Mỹ không còn cần những vùng lãnh thổ rộng lớn, thuộc địa phụ thuộc hay chính phủ bù nhìn, mà họ rất nhiều căn cứ mà binh lính có thể ngủ qua đêm và máy bay quân sự có chỗ đậu.

Sputnik: Đức vừa phê chuẩn hiệp ước với Niger để tăng cường sự hiện diện quân sự. Kể từ năm 2010, sự hiện diện của các lực lượng vũ trang nước ngoài đã gia tăng ở Niger. Tại sao Niger lại thu hút sự hiện diện của quân đội phương Tây?

Tevfik Hamel: Sự hiện diện quân sự này cũng làm chứng cho sự quan tâm cháy bỏng đến châu Phi của các cường quốc phương Tây. Không chỉ là về việc chống khủng bố và đảm bảo quyền truy cập vào tài nguyên thiên nhiên, mà còn là chiến lược chống lại sự xâm nhập lục địa đen của Trung Quốc và Nga.

Tháng 10 năm 2016, Đức tuyên bố bắt đầu xây dựng căn cứ vận tải hàng không ở Niamey để hỗ trợ các hoạt động  MINUSMA. Chính xác một năm sau, Đức đã đầu tư 27 triệu euro hỗ trợ quân sự cho Niger, bao gồm phát triển cơ sở hạ tầng cần thiết, đào tạo, tư vấn và trang bị cho quân đội Niger.

Sputnik: Theo ý kiến ông, tại sao Niger lại là một miếng ngon cho các cường quốc quân sự nước ngoài? Trọng lượng địa chính trị thực sự của đất nước này là gì?

Tevfik Hamel: Niger có trữ lượng khoáng sản lớn nhất trong số các quốc gia nằm ở phía nam Sahara. Tài nguyên thiên nhiên của Niger bao gồm uranium, than, vàng, sắt, thiếc, phốt phát, dầu, molypden, muối và thạch cao. Niger là nhà sản xuất uranium lớn thứ ba trên thế giới, sau Canada và Úc. Xuất khẩu khoáng sản này chiếm 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

Việc triển khai quân đội các cường quốc nước ngoài ở Niger có những lý do khác hơn ngoài kinh tế. Các quốc gia này tìm cách cô lập Algeria và không muốn cho phép nước này thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn với các quốc gia thuộc khu vực Sahara-Sahel. Algeria tiếp tục hành động độc lập trên trường chính trị quốc tế, là một đối tác không thể thay thế, nhưng cũng không đơn giản. Hoa Kỳ, ví dụ, coi Algeria là một quốc gia "có lỗ hổng". Kiềm chế Algeria ở châu Phi có vẻ quan trọng đối với các cường quốc, và đúng vào thời điểm gia tăng số lượng những tay chơi hùng mạnh trên lục địa châu Phi.

Nga đang phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Algeria và Trung Quốc dự định sẽ đế xuất nước này tham gia xây dựng «Con đường tơ lụa mới».

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала