Người Việt đang bị ‘móc túi’ và nguy cơ ngành công nghiệp ôtô bị thôn tính

© Ảnh : Danh Lam – TTXVNDây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất linh kiện thân vỏ ô tô Thaco tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) – một trong những khu kinh tế thu hút đầu tư lớn của khu vực miền Trung.
Dây chuyền sản xuất của Công ty TNHH Sản xuất linh kiện thân vỏ ô tô Thaco tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam) – một trong những khu kinh tế thu hút đầu tư lớn của khu vực miền Trung.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chưa kể đến lượng lớn xe được lắp ráp, sản xuất ở trong nước, xe ôtô nhập về Việt Nam cũng đạt mức kỷ lục tháng 9 vừa qua. Thế nhưng, vì sao người Việt đến nay vẫn chưa thể mua xe giá rẻ?

Việt Nam nhập xe ôtô nhiều kỷ lục

Tổng cục Thống kê vừa công bố dữ liệu nhập khẩu xe ôtô trong tháng 9/2019, số lượng xe về Việt Nam đạt kỷ lục với khoảng 13 ngàn xe ôtô mới nhập nguyên chiếc trong tháng qua, tăng hơn 3.600 chiếc so với tháng 8, tăng hơn 1.400 chiếc so với tháng 7 và hơn 2.500 chiếc so với lượng xe nhập trong tháng 6. Giá trị ước tính đạt khoảng 260 triệu USD. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, đây là mức “đỉnh cao” mới kể từ thời điểm năm 2018 khi các cơ quan chức năng siết chặt việc kinh doanh nhập khẩu xe hơi.

BMW - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chặn ôtô nhập khẩu trong 20 năm qua như thế nào

Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 9, nhập khẩu xe ôtô vào thị trường Việt Nam tăng 113% so cùng kỳ năm ngoái về lượng và tăng khoảng 107% về giá trị. Như vậy, rõ ràng những quy định ràng buộc nhằm siết chặt điều kiện kinh doanh chỉ làm hạn chế nguồn cung xe nhập trong khoảng thời gian nhất định. Ngành kinh doanh ôtô toàn cầu với những quy định mở, sự cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia đã tạo ra những lợi thế nhất định giúp xe nhập khẩu bắt đầu trở lại Việt Nam ngày càng nhiều.

Những con số mà Tổng cục Thống kê công bố khẳng định thực tế rằng sơ bộ thị trường ô tô Việt Nam trong 9 tháng đầu năm đã nhập khẩu gần 109.000 xe (tương đương kim ngạch khoảng 2,4 tỉ USD) tăng tới 267% về lượng và 257% về giá trị so với cùng kì năm ngoái.

Như vậy, ước tính trong năm 2019, lượng xe bán gia sẽ đạt khoảng 350.000 chiếc. Trong số này đã có cả xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu (các thành viên Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA vừa lắp ráp vừa nhập khẩu xe từ các thị trường khác, chưa kể các nhà nhập khẩu và phân phối xe chính thức), cao hơn nhiều so với mức 280.000 xe của năm 2018.

Như vậy có thể thấy, xe nhập khẩu vẫn đang ùn ùn đổ vào Việt Nam (cùng với số lượng xe sản xuất trong nước) nhưng vì sao mặt bằng giá bán xe nói chung và các dòng xe miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN nói riêng tại Việt Nam vẫn cao hơn so với các nước khác trong khu vực? Đó là điều mà dư luận quan tâm.

Nhập xe nhiều, lượng ô tô tồn kho lớn, vì sao người dân vẫn bị ‘móc túi’?

Mới đây, trong báo cáo Kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm, Tổng cục Thống kê cho hay, ngành sản xuất ôtô ở Việt Nam hiện đang là một trong ba ngành có lượng tồn kho lớn nhất chỉ xếp sau xăng dầu và sắt thép.

Nguyên nhân được cơ quan này lý giải chính là các liên doanh tăng nhập xe về bán trong nước khiến xe trong nước bị giảm khả năng cạnh tranh khiến lượng tồn kho tăng lên đáng kể.

Trên cơ sở đó, nếu xét về mặt lý thuyết, giá xe hơi ở Việt Nam phải giảm đi trên nền nguồn cung nhập khẩu tăng và lượng xe ôtô tồn kho đang rất lớn. Thế nhưng, trên thực tế tại thị trường Việt Nam, điều này không hề có. Vì sao lại như vậy?

Khu vực biên giới - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn ôtô Việt Nam qua cửa khẩu nước này phải gắn biển số điện tử

Một trong những nguyên nhân được xác định đó là do thị trường xe Việt đang bị các hãng chi phối mạnh và nhu cầu mua xe của người Việt Nam cũng chỉ tập trung vào một số dòng xe nhất định. Thêm vào đó, các hãng xe vẫn duy trì mặt bằng giá cũ và chỉ giảm ở vài mẫu ế hàng, không đạt doanh số bán kỳ vọng.

Ngoài ra, với những gì diễn ra trên thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2019 có thể thấy, các nhà sản xuất cũng như hãng xe không tung ra những chiêu giảm giá sốc đến cả trăm triệu như năm 2018 khiến người dân vẫn còn đắn đo, cân nhắc khi mua xe.

Đại diện Cục Thuế xuất nhập khẩu, Tổng Cục Hải quan phát biểu cho hay, thuế giảm, lượng xe nhập từ Thái Lan, Indonesia tăng mạnh vào Việt Nam. Càng thời điểm cuối năm, lượng xe nhập đổ về nhiều hơn do các doanh nghiệp quen dần với chính sách, thủ tục và thị trường Việt Nam. Theo vị này, nếu không có biến động lớn nào, chắc chắn năm 2020 lượng xe nhập đổ về Việt Nam sẽ còn tăng mạnh.

“Xe nhập không giảm giá dù cho thuế về 0% là bởi các hãng đang thực hiện chính sách giá áp đặt lên thị trường. Giá cao vẫn có người mua, doanh số tốt thì các đại lý, các hãng vẫn có doanh số, lợi nhuận tốt”, báo Dân Trí tham khảo ý kiến của ông Vũ Hoàng Tiến, chủ doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi ở Hà Nội lý giải.

Theo ông Tiến, hầu hết các liên doanh sản xuất xe tại Việt Nam như Toyota, Ford, Honda... đều có bộ phận nhập khẩu, nhưng vẫn không giảm giá để ổn định thị trường, có lợi cho cả mảng phân phối xe nhập, lẫn doanh thu xe lắp ráp trong nước.

Một đặc trưng khác nữa của thị trường ô tô Việt chính là sự thiếu ổn định. Xu hướng bấp bênh có thể quan sát rõ ràng vào các thời điểm đầu năm, tháng ngâu với lượng tiêu thụ xe rất thấp. Tuy nhiên, từ thời điểm tháng 11 đến tháng 1, lượng xe bán ra thường rất cao do nhu cầu lớn.

Am hiểu về xu hướng biến động thị trường này, biết rất rõ vì lượng xe bán ra cao đột biến vào thời điểm cuối năm nên các đại lý xe hơi, hãng xe đều giở nhiều “chiêu trò” móc túi người tiêu dùng bằng đủ mọi cách như tạo xu thế khan hiếm xe giả, xe chậm về hoặc…hết hàng. Khách hàng nếu muốn mua hay nhận xe sớm hay muốn nhận xe theo phong thủy hợp ngày, giờ thì phải đặt cọc hoặc trả thêm một khoản tiền nhất định từ vài triệu đến vài chục triệu.

Nắm bắt được tâm lý khách hàng, các đại lý và hãng xe trong nhiều năm qua vẫn “móc túi”, “chém đẹp”, người mua. Các cơ quan chức năng biết và nắm được tình hình này tuy nhiên vẫn chưa có giải pháp xử lý triệt để chiêu trò trên do người Việt chỉ tập trung vào một số mẫu xe, mua xe vào thời điểm nhất định chứ không dàn trải quanh năm nên nhiều đại lý sẵn sàng làm giá, bày chuyện hiếm hàng để kiếm lợi.

Điểm yếu của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại Việt Nam

Bộ Công Thương đánh giá hiện tại công nghiệp hỗ trợ ôtô đến nay ở Việt Nam vẫn chưa phát triển. Hiện chỉ có một vài nhà cung cấp trong nước, có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Những sản phẩm sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe. Tỷ lệ nội địa hoá đối với xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống còn thấp, mới đạt bình quân khoảng 10-20%.

Xe VinFast - Sputnik Việt Nam
Chiếc ôtô đầu tiên của VinFast lăn bánh tại Việt Nam

Còn Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thì cho biết, để lắp ráp một chiếc xe, doanh nghiệp phải nhập khẩu tới 80% linh phụ kiện. Nếu chia các mốc nội địa hóa linh phụ kiện của chiếc xe thành 4 cấp độ, từ đơn giản đến phức tạp và công nghệ cao, với tỷ lệ 20% - 20% - 20% - 40%, thì dòng xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống phổ biến ở mức 10-20%, nghĩa là đang ở cấp độ đầu tiên.

Một vấn đề quan trọng khác chính là việc sản xuất, lắp ráp xe trong nước vẫn chưa đạt được tiêu chí của ngành sản xuất xe hơi thế giới. Các đơn vị sản xuất ở Việt Nam chưa làm chủ được công nghệ cốt lõi hay hình thành được loạt hệ thống kết nối các nhà cung cấp nguyên liệu và sản xuất linh kiện quy mô lớn.

Điểm bất lợi mà các doanh nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng xe hơi tại Việt Nam gặp phải chính là quy mô, sản lượng nhỏ và nguyên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu. Nguồn cung trong nước hoàn toàn không đáp ứng được. Hiện trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chi phí sản xuất ô tô tại Việt Nam. Các linh kiện như nhựa và thép bị ảnh hưởng lớn bởi yếu tố sản lượng. Chi phí sản xuất các chi tiết này ở Việt Nam cao hơn gấp 2-3 lần các nước trong khu vực.

“Để doanh nghiệp ô tô lẫn nhà cung ứng hào hứng gia tăng tỷ lệ nội địa hoá, yếu tố quan trọng nhất chính là sản lượng”, Vietnamnet dẫn phân tích của ông Toru, Tổng Giám đốc Công ty Toyota Việt Nam khẳng định.

Khác với ngành công nghiệp xe máy khi tỷ lệ nội địa hóa với các mẫu xe máy tại Việt Nam đều đạt từ 70%-90%, ngành ô tô chịu số phận hẩm hiu hơn nhiều. Theo đó, hiện tại, sản lượng ô tô từ 9 chỗ trở xuống lắp ráp trong nước, mới chỉ đạt con số 250.000 xe/năm. Con số này lại chia cho hàng chục mẫu xe khác nhau. Vì vậy, hầu hết các mẫu xe đều có sản lượng thấp. Mẫu xe có sản lượng cao nhất chỉ đạt 27.000 chiếc/năm.

“Trong khi đó, theo tính toán, để sản xuất hiệu quả, mỗi mẫu xe phải đạt quy mô 50.000 chiếc/năm. Với sản lượng như hiện nay, sẽ phải mất nhiều năm nữa, ngành công nghiệp ô tô mới có thể khắc phục hết bất lợi để chuyển hóa thành lợi thế”, ông Toru Kinoshita nói.

Nguy cơ thị trường ô tô Việt Nam bị thôn tính

Một bất lợi khác đối với các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô tại Việt Nam chính là vừa phải đảm bảo tăng nhanh sản lượng nhưng lại “bị làm khó” vì thuế suất nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các quốc gia khu vực ASEAN về nước là 0%. Xe nhập về ngày càng nhiều trong khi xe sản xuất trong nước lạo gặp vô vàn khó khắn khiến sản lượng bị giảm. Doanh nghiệp muốn tăng sản lượng cũng không hề dễ.

Thêm vào đó, chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước khó mà cạnh tranh được với xe nhập khẩu 0% từ ASEAN khiến nhiều doanh nghiệp muốn chuyển sang hướng nhập khẩu.

Giấc mơ ô tô Việt Nam xuất khẩu chạy trên đường phố các nước trong khu vực sắp thành hiện thực? - Sputnik Việt Nam
Xe ôtô tại Việt Nam sẽ giảm giá mạnh trong tháng 6/2018

Theo dự đoán, thị trường xe hơi Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn vào năm 2030. Năm 2018 Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) trong đó có cam kết giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về mức 0% sau từ 7-9 năm nữa. Hiệp định thương mại tự do EVFTA mà Việt Nam ký với EU mới đây cũng hướng đến mục tiêu giảm dần thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc về mức 0% sau từ 9-10 năm nữa.

Trước xu hướng hội nhập sâu rộng và mở cửa thị trường ô tô, theo đánh giá của nhiều chuyên gia, nếu cứ tiến hành sản xuất lắp ráp như hiện nay, sẽ chỉ có thể duy trì đến năm 2025. Sau đó, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam khó tồn tại vì giảm khả năng cạnh tranh và có nguy cơ bị thôn tính.

Theo tính toán của Bộ Công Thương: “Thị trường ô tô Việt Nam sẽ đạt khoảng 1 triệu xe sau năm 2025 và từ 1,5-1,8 triệu xe sau năm 2030. Nếu ngành công nghiệp ô tô trong nước không đáp ứng được, Việt Nam sẽ phải chi từ 12 tỷ USD -21 tỷ USD để nhập khẩu ô tô mỗi năm”.

Như vậy, nếu muốn ngành sản xuất ôtô Việt phát triển, đủ sức cạnh tranh với hàng nhập khẩu xe nguyên chiếc và hướng đến mục tiêu xuất khẩu, Việt Nam sẽ phải đẩy mạnh quá trình nội địa hóa. Thế nhưng, có một thực tế đáng buồn là ở thời điểm hiện tại, công nghiệp hỗ trợ ô tô vẫn chưa được chú trọng phát triển, gây bất lợi lớn.

Phải mất bao lâu nữa thị trường xe hơi Việt Nam mới ổn định để người dân được mua những chiếc xe tốt nhất với giá cả phải chăng nhất?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала