Biển Đông: Bắc Kinh lại chọc giận Việt Nam

© Sputnik / Alexei DanichevKhai thác dầu mỏ và khí đốt
Khai thác dầu mỏ và khí đốt  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Căng thẳng giữa Trung Quốc và Việt Nam bùng lên một lần nữa sau khi Bắc Kinh triển khai giàn khoan khai thác dầu khí khổng lồ mang tên Haiyang Shiyou 982 (Hải Dương Thạch Du 982) trên Biển Đông.

Bắc Kinh muốn gây chuyện với Hà Nội khi triển khai giàn khoan dầu mới?

Tờ báo Anh Express vừa có bài bình luận về những căng thẳng gần đây giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông liên quan đến việc khai thác tài nguyên dầu khí tại các vùng biển tranh chấp trên Biển Đông

Theo truyền thông Trung Quốc, giàn khoan cao 10 tầng, mang tên Haiyang Shiyou 982 (Hải Dương Thạch Du 982), đã được vận chuyển đến thành phố cảng phía đông bắc Dailan. Vị trí chính xác của giàn khoan không được tiết lộ, nhưng các báo cáo chỉ ra rằng nó nằm cách 1 giờ bay trực thăng từ Sanya (Tam Á, thành phố cực nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc). Được biết, Thạch Du 982 sẽ cho phép Trung Quốc khoan dầu sâu tới 9.000 mét.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông?

Theo các chuyên gia tại Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ, dưới Biển Đông tồn tại lượng dầu ước tính vào khoảng 11 tỷ thùng, cùng với 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên.

Brunei, Trung Quốc, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền đối với các phần lãnh thổ trên Biển Đông.

Sự cạnh tranh về tài nguyên đã dẫn đến căng thẳng gia tăng giữa các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc, nước lên tiếng tuyên bố chủ quyền với 90% vùng biển này.

Theo tờ báo Anh, những hành động của Trung Quốc trong khu vực khiến Việt Nam rất quan ngại. Vào thời điểm năm 2014, giữa Hà Nội và Bắc Kinh cũng có sự xung đột về tài nguyên năng lượng, với việc Trung Quốc triển khai giàn khoan Haiyang Shiyou 981 khi ấy đã gây ra sự lo lắng về lối hành xử coi thường pháp luật quốc tế của Trung Quốc đối với Việt Nam và các quốc gia có chung phần lãnh thổ tranh chấp.

Thời gian qua, dưới sự phản đối của Việt Nam và dư luận quốc tế, nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất của Trung Quốc đã buộc phải rời Bãi Tư Chính ở Biển Đông.

Trung Quốc muốn ngăn Việt Nam khai thác tài nguyên trên Biển Đông?

Việt Nam đã có các dự án hợp tác với các công ty Tây Ban Nha và Ấn Độ về hợp đồng thăm dò dầu khí.

Nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng Trung Quốc phẫn nộ trước sự can thiệp của nước ngoài đến quyền lợi của họ và cố gắng gây áp lực để Việt Nam ngừng liên doanh với những đối tác để cùng khai thác tài nguyên dầu khí trên Biển Đông.

Chuyên gia Yup Sun đến từ Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu các vấn đề Đông Á nhận định: “Tôi nghĩ, giàn khoan mới Hải Dương Thạch Du 982 có lẽ không phải là để củng cố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng nó sẽ góp phần làm suy yếu nỗ lực của Việt Nam trong việc hợp tác thăm dò chung với các nước khác”.

Lá cờ Philippines trên con tàu ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Có đáng trả triệu đô cho một tấm bản đồ cũ về Biển Đông?

Bắc Kinh đã lớn tiếng chỉ trích Anh khi Hải quân Hoàng gia nước này tuyên bố sẽ điều tàu sân bay mới nhất HMS Queen Elizabeth tới khu vực Biển Đông đầy biến động.

Tuyên bố của Vương Quốc Anh được đưa ra sau khi Hải quân Pháp đã gửi tàu đổ bộ đa năng BPC Dixmude thuộc lớp Mistral đến các đảo ở Trường Sa, mà phía Bắc Kinh cho là nằm trong “Đường Chín Đoạn” mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Để đáp trả những tín hiệu chẳng mấy tốt đẹp từ châu Âu và phương Tây, Trung Quốc đã điều các tàu chủ lực của PLAN đến vùng biển tranh chấp.

Thiếu tướng Tô Quang Huy (Su Guanghui), tùy viên quốc phòng Trung Quốc, tuyên bố: “Nếu Mỹ và Anh bắt tay trong việc thách thức hoặc vi phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc, đó sẽ là hành động thù địch”.

Đường Chín Đoạn bao quát hầu hết vùng Biển Đông giàu tài nguyên thiên nhiên, dầu mỏ, khí đốt. Yêu sách này đã gây phẫn nộ cho các nước láng giềng như Philippines, Malaysia, Việt Nam và Brunei.

Biển Đông và những toan tính địa chính trị của các nước lớn

Frans-Paul van der Putten, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Clingendael, một viện nghiên cứu độc lập ở Hà Lan cho biết: “Cho đến vài năm trước, các nước châu Âu vẫn không mấy quan tâm đến các vấn đề an ninh khu vực ở Đông Á, nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, tình hình có vẻ đã trở nên khẩn cấp hơn”.

“Việc điều tàu chiến đến Biển Đông có thể cung cấp cho các chính phủ châu Âu nhiều đòn bẩy hơn để tính đến việc cân bằng vị thế địa chính trị với Mỹ và Trung Quốc về các vấn đề lớn toàn cầu”.

Đánh giá của ông Paul van der Putten được đưa ra sau khi Anh, Pháp và Đức cho biết trong một tuyên bố chung hồi cuối tháng trước rằng họ đã lo ngại về tình hình ở Biển Đông, điều có thể dẫn đến sự bất an và căng thẳng ở khu vực.

Phó thủ tướng Vũ Đức Đam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói Trung Quốc phải tôn trọng lợi ích của Hà Nội ở Biển Đông

Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, đang vướng vào nhiều tranh chấp với các nước láng giềng, bao gồm Malaysia, Việt Nam, Philippines và Brunei.

Mặc dù Hoa Kỳ không tham gia tranh chấp lãnh thổ ở vùng biển này, tuy nhiên Washington vẫn coi khu vực này là một phần trong chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm ngăn chặn sự bành trướng quân sự của Trung Quốc ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Trong một hoạt động nhằm biểu dương về sức mạnh và sự đoàn kết, Mỹ và Anh đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông vào tháng 2, trong khi Pháp điều tàu Dixmude và một tàu khu trục đến khu vực gần quần đảo Trường Sa đang tranh chấp hồi năm ngoái. Những động thái như vậy, chắc chắn, khiến chính quyền Bắc Kinh không thể đơn phương tiến hành loạt hoạt động quân sự phi pháp và coi thường pháp luật, cơ chế tự do hàng hải của các nước trong khi vực và trên thế giới.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала