Hoa Kỳ thăm dò tình hình trước vòng đàm phán với Trung Quốc

© AP Photo / Mark Schiefelbeinthị trường cổ phiếu
thị trường cổ phiếu  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ở giai đoạn này Hoa Kỳ chưa có kế hoạch loại các công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách các doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Trước đó Bloomberg đã đưa tin rằng, chính quyền Donald Trump đang xem xét kế hoạch ngăn chặn các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Ngoài ra, Bloombrg lưu ý rằng, Nhà Trắng đang xem xét thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế dòng vốn đầu tư của Mỹ vào nền kinh tế Trung Quốc.

Donald Trump - Sputnik Việt Nam
Chuyên gia đánh giá cơ hội của ông Trump để loại bỏ công ty Trung Quốc khỏi Hoa Kỳ

Trên thực tế, tuyên bố của Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã không xoa dịu thị trường. Vào sáng thứ Hai, chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc đã giảm 0,4%. Các chỉ số chứng khoán châu Á khác cũng đều chìm trong sắc đỏ. Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,48%, Topix - 0,98%. Bà Monica Crowley, phát ngôn viên của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, cho biết, chính quyền hiện tại không xem xét kế hoạch ngăn chặn các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Nhưng, vấn đề là ở chỗ, các đại diện của chính quyền Hoa Kỳ khá thường xuyên nói về ý định loại các công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách các doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ. Do đó, mặc dù Bộ Tài chính Hoa Kỳ bác bỏ thông tin của Bloomberg, những người tham gia thị trường vẫn không thể coi đó là tin giả mạo hoàn toàn vô lý.

Vào cuối tháng 5, tờ NYT đã trích dẫn Cựu Cố vấn Chiến lược của TT Trump Steve Bannon cho biết rằng, cả Nhà Trắng và giới chính trị Mỹ nói chung đang thảo luận về khả năng xem xét lại vai trò của Trung Quốc trên thị trường chứng khoán Mỹ. Hơn nữa, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio đã đưa ra sáng kiến ​​cấm một số công ty Trung Quốc niêm yết tại các sàn chứng khoán Mỹ vì các công ty này đe dọa lợi ích của các nhà đầu tư Mỹ, các quỹ hưu trí, v.v. Marco Rubio giải thích thêm rằng, các công ty Trung Quốc từ chối cung cấp cho Hội đồng giám sát kế toán công ty công tại Mỹ các báo cáo tài chính đầy đủ. Do đó, các công ty Trung Quốc được cho là không minh bạch và có thể đánh lừa các nhà đầu tư. Ngoài ra, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa lưu ý rằng, sẽ tốt hơn nếu Hoa Kỳ giảm mạnh số vụ phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của các công ty Trung Quốc để các nhà đầu tư Mỹ, kể cả các quỹ hưu trí, không tài trợ cho Trung Quốc.

Abbas Mousavi  - Sputnik Việt Nam
«Hoa Kỳ trừng phạt chống Trung Quốc là vi phạm nghị quyết Hội đồng Bảo an LHQ»

Ngay sau đó, tập đoàn Alibaba đã nộp đơn đăng ký niêm yết lên sàn chứng khoán Hồng Kông. Bằng cách này tập đoàn tìm cách đa dạng hóa các nguồn tài chính để  bảo vệ bản thân mình trước những rủi ro hành chính có thể xảy ra. Tuy nhiên, việc niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hồng Kông đã bị hoãn do các sự kiện trong thành phố. Trong khi đó các công ty Trung Quốc vẫn thể hiện sự lo ngại trước những mánh khóe mới từ phía các nhà quản lý Mỹ. Do đó, bản tin của Bloomberg, ngay cả nếu đây là tin sai theo tuyên bố của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, không phải là một bất ngờ hoàn toàn.

Không loại trừ rằng, Bloomberg chỉ đơn giản quá vội vàng khi công bố thông tin này. Có lẽ các quan chức Mỹ đã thảo luận về phương án lựa chọn như vậy để gây áp lực tài chính lên Trung Quốc nếu vòng đàm phán sắp diễn ra vào tháng Mười sẽ bị thất bại. Washington nhận thức được rằng, áp lực từ các biện pháp thuế quan không mang lại kết quả mong muốn, vì thế họ buộc phải tìm kiếm những đòn bẩy mới. Chuyên gia Tsui Lei từ Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Trung Quốc nhận xét trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

 “Theo tôi, điều này cho thấy rằng, các đợt thuế mới của chính quyền Mỹ lên Trung Quốc không mang lại kết quả cụ thể nào. Trung Quốc không nhượng bộ Hoa Kỳ, vì vậy họ đang tìm kiếm những cách thức khác để gây áp lực lên Bắc Kinh. Ngoài các đợt thuế mới, họ có thể tăng áp lực trong lĩnh vực đầu tư. Tình hình hiện tại cho thấy rằng, Hoa Kỳ không gửi gắm nhiều kỳ vọng vào kết quả của vòng đàm phán tiếp theo. Sau vòng đàm phán thương mại lần thứ 12, Hoa Kỳ đã nhận thức được rằng, buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ là một nhiệm vụ không dễ dàng. Do đó, họ không gửi gắm nhiều kỳ vọng vào vòng đàm phán lần thứ 13 dự kiến sẽ ​​diễn ra vào tháng 10. Đồng thời, Hoa Kỳ vẫn đưa ra các điều kiện nghiêm ngặt để ký kết thỏa thuận”.

Thịt lợn - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc đề nghị Hoa Kỳ hỗ trợ vì thiếu hụt thực phẩm

Theo chuyên gia Trung Quốc, rất có thể Mỹ chỉ đơn giản không muốn ký kết thỏa thuận thương mại với Trung Quốc ngay bây giờ. Ở Hoa Kỳ có những động cơ chính trị cho việc này. Vì thế, rất có thể, thông tin sai sự thật của Bloomberg chỉ là một phương pháp thăm dò tình hình để đánh giá các hành động có thể có từ phía Trung Quốc.

 “Cần phải chú ý đến các yếu tố chính trị nội bộ nước Mỹ, cuộc bầu cử sẽ được tổ chức vào cuối năm tới. Vì vậy, nếu một thỏa thuận thương mại được ký kết ngay bây giờ, thì đây là quá sớm đối với Trump. Vẫn còn nhiều thời gian trước cuộc bầu cử. Hiện có nhiều điều không chắc chắn, ví dụ như những nỗ lực luận tội Trump của đảng Dân chủ. Trong mọi trường hợp, cử tri sẽ tập trung chú ý đến các vấn đề nội bộ, và trong bối cảnh này, họ sẽ không chú ý đến những thành tựu của Trump trong chính sách đối ngoại, bao gồm cả trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Do đó, việc ký kết thỏa thuận với Trung Quốc ngay trước cuộc bầu cử sẽ có lợi hơn cho Trump”.

Vậy nên nếu tình trạng là như vậy thì có thể nói rằng, trong khi Trung Quốc đang tìm cách ký kết thỏa thuận với Hoa Kỳ, người Mỹ chỉ cố gắng kết hợp các lợi ích đối nội và đối ngoại trong trò chơi này. Nhưng vấn đề là ở chỗ: nếu Hoa Kỳ áp dụng biện pháp loại các công ty Trung Quốc ra khỏi danh sách các doanh nghiệp có cổ phiếu được giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Mỹ, thì cuộc chiến thương mại giữa hai nước sẽ biến thành cuộc chiến tài chính. Chuyên gia Tsui Lei ghi nhận rằng, sau đó không thể nói về việc sớm ký kết một thỏa thuận thương mại giữa hai nước. Thật vậy, các công ty Trung Quốc, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ hàng đầu như Alibaba, đang tận hưởng những điều kiện thuận lợi trên thị trường chứng khoán Mỹ để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, sự hiện diện của các tập đoàn này phục vụ lợi ích của các nhà đầu tư Mỹ, bởi vì các công ty Trung Quốc dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng của giá trị vốn hoá thị trường. Do đó, việc ngăn chặn các công ty Trung Quốc niêm yết cổ phiếu trên các sàn giao dịch chứng khoán Mỹ sánh được với đòn tấn công hạt nhân trong lĩnh vực tài chính, và sẽ ảnh hưởng đến cả hai bên.

Quốc kỳ Mỹ và Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ từ tháng 1 đến tháng 8 giảm gần 14%

Cho đến nay vẫn có những kỳ vọng về kết quả tích cực của vòng đàm phán sắp tới, bởi vì cả hai bên đã nhượng bộ lẫn nhau dưới hình thức trì hoãn thuế quan và mua nông sản. Hôm thứ Hai, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết, ông đã ghi nhận các báo cáo về hủy bỏ niêm yết và phản hồi từ Kho bạc Hoa Kỳ. Ông Geng Shuang nhấn mạnh rằng,Trung Quốc đang chờ đợi những bước đáp trả từ phía Mỹ và các hành vi xây dựng để tìm giải pháp chung cho các mâu thuẫn hiện có.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала