Lầu Năm Góc “đặt chỗ” cho mình ở cảng Singapore cho đến năm 2035

© Flickr / Brian EvansSingapore
Singapore - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tuần trước, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã ký một tài liệu cho phép Không quân và Hải quân Mỹ sử dụng các cảng và sân bay của Singapore đến năm 2035, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo.

Hợp tác quân sự Singapore-Mỹ sẽ tiếp tục

Tài liệu đã ký là văn bản bổ sung cho Bản ghi nhớ về việc Hoa Kỳ được sử dụng khả năng của Singapore, đã được ký vào năm 1990. Nhờ thỏa thuận này, Hoa Kỳ có cơ hội đến căn cứ Hải quân Changi để nghỉ ngơi và tiếp nhiên liệu. Và người Mỹ tận dụng điều này - hết lần này đến lần khác, tàu và máy bay trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên đến Singapore. Các chuyên gia tin rằng, mặc dù người Mỹ không gọi đó là căn cứ của họ, Singapore là điểm hỗ trợ quan trọng nhất để quân đội Mỹ thực hiện nhiệm vụ nhằm đảm bảo "tự do hàng hải" ở Biển Đông. Do đó, nhiều chuyên gia so sánh cảng Singapore với các căn cứ quân sự của Mỹ ở Philippines, đóng vai trò lớn trong Chiến tranh Lạnh, mà sau đó đóng cửa. Ở một mức độ nhất định, Singapore là sự thay thế cho những căn cứ đó.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Singapore đánh giá tích cực đàm phán ASEAN – Trung Quốc về bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông

Mặc dù mối quan hệ giữa Singapore và Hoa Kỳ không được gọi là “liên minh”, nhưng hợp tác quân sự giữa hai nước khá mạnh mẽ. Bản ghi nhớ đã được gia hạn vào năm 2005. Khi đó, đã quyết định gia hạn thỏa thuận cho đến năm 2020.

Đứng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã nhiều lần tuyên bố rằng ông sẽ không muốn đất nước mình và các nước ASEAN khác đối đầu với Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ phải chọn đứng về bên nào. Vậy tại sao sau đó ông lại tiếp tục kéo dài sự hiện diện của quân đội Mỹ ở nước mình cho đến năm 2035? Không khó để cho rằng chính phủ Bắc Kinh sẽ không hài lòng với động thái như vậy. Nhưng, trước đó vào đầu năm nay, nhà lãnh đạo Singapore ở một mức độ nào đó đã tự bảo vệ mình bằng cách thiết lập đối thoại với Bắc Kinh trong lĩnh vực quân sự. Ngoài ra, Singapore nhấn mạnh rằng họ không coi mối quan hệ với Mỹ là một liên minh và quan hệ của họ với Washington   không được định hướng chống lại nước láng giềng châu Á”.

Tuy nhiên, yếu tố Trung Quốc chắc chắn được các chính phủ Đông Nam Á tính đến. Sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc khiến một số e ngại. Và Mỹ được coi là đối trọng với Trung Quốc. Trở lại năm 1990, khi phiên bản đầu tiên của thỏa thuận Mỹ-Singapore được ký kết, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu lưu ý rằng: các nước Đông Nam Á đã nhìn thấy giá trị đặc biệt trong sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại khu vực.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Singapore lo sợ ASEAN sẽ phải chọn giữa Mỹ và Trung Quốc

Ngoài ra, chúng ta không nên bỏ qua các mối quan hệ truyền thống giữa quân đội Hoa Kỳ và một số quốc gia ở Đông Nam Á (Singapore, Philippines, Thái Lan, Indonesia), những nước không muốn cắt đứt quan hệ với "đồng đội chiến hữu" của họ.

Một tình huống tương tự như Singapore đã xảy ra ở Philippines. Tổng thống hiện tại của đất nước này, R. Duterte, đang tích cực phát triển mối quan hệ với Trung Quốc, bao gồm cả trong lĩnh vực quốc phòng. Nhưng 90% dân số của đất nước này, bao gồm cả quân đội, là thân Mỹ,  sự hợp tác quân sự với Hoa Kỳ vẫn còn giữ. Như Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Locsin mới đây tuyên bố: “Chúng tôi không thể tiến lên phía trước và duy trì tự do ở châu Á mà không có sự trợ giúp quân sự của Mỹ”. Ông gọi mối quan hệ quân sự với Hoa Kỳ là "rất vững bền". Và ông cũng cáo buộc Bắc Kinh về "chủ nghĩa bá quyền".

Thật vậy, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã đúng, sự lựa chọn giữa hai gã khổng lồ - Trung Quốc và Hoa Kỳ - là một vấn đề khó khăn. Vì vậy các nước châu Á  buộc phải cân bằng. Hiện giờ họ làm  được điều đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала