Việt Nam lên tiếng về Bãi Tư Chính và giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông

© Ảnh : Văn Điệp -TTXVN Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.
 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bình luận về vụ Bãi Tư Chính, việc nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, và giàn khoan Hải Dương 982 của Bắc Kinh trên Biển Đông.

Bãi Tư Chính là của Việt Nam

Trong buổi họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao ngày 3/10, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng khẳng định Việt Nam bác bỏ hoàn toàn tuyên bố của phía Trung Quốc rằng “Bãi Tư Chính là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bắc Kinh”.

“Chúng tôi cho rằng lâp trường của Việt Nam về vấn đề này đã được nêu rõ trong tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao ngày 12/9”, Zing trích phát biểu của bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế

Theo lời bà Hằng, Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng, tuyên bố chủ quyền của mình đối với khu vực Bãi Tư Chính và Hà Nội hoàn toàn không có tranh chấp với chính quyền Trung Quốc về vấn đề này.

“Việt Nam khẳng định lại khu vực mà Trung Quốc gọi là bãi Vạn An hoàn toàn thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, phù hợp với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và luật pháp quốc tế, hoàn toàn không phải là vùng biển có tranh chấp hay chồng lấn. Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 cũng như thực tiễn xét xử trong thời gian vừa qua đã khẳng định rõ điều này”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng bổ sung thêm.

Việt Nam xác nhận nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 xâm phạm chủ quyền

Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại Giao, trả lời câu hỏi của phóng viên về hoạt động của nhóm tàu Hải Dương Địa chất 8 (Trung Quốc) tiếp tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh:

Khai thác dầu mỏ và khí đốt  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Bắc Kinh lại chọc giận Việt Nam

“Theo cơ quan chức năng Việt Nam, nhóm tàu này tiếp tục mở rộng tầm hoạt động trong EEZ và thềm lục địa Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền Việt Nam, được quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982”.

Về vấn đề này, theo đại diện Bộ Ngoại Giao, Việt Nam đã giao thiệp nhiều lần qua nhiều kênh khác nhau và yêu cầu Trung Quốc ngay lập tức rút nhóm tàu cũng như đề nghị Bắc Kinh không được lặp lại hành vi xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam.

Vào thời điểm cuối tháng 9, đầu tháng 10 nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất 8 của Trung Quốc tiếp tục đi sâu, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam. Được biết, đây đã là lần thứ tư kể từ thời điểm tháng 7.2019 nhóm tàu khảo sát có sự hộ tống của các tàu lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Việt Nam xác minh việc Trung Quốc triển khai giàn khoan trên Biển Đông

Liên quan đến thông tin về việc chính quyền Trung Quốc tiếp tục triển khai giàn khoan mới mang tên Hải Dương 982 ở vùng biển có độ sâu lên đến 3000m trên Biển Đông, đại diện Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng phát biểu cho biết:

“Các cơ quan chức năng đang xác minh thông tin này. Tuy nhiên, Việt Nam cho rằng các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế và Công ước Quốc tế về luật biển 1982”.

Trước đó, Ủy ban Chính pháp Trung ương Trung Quốc thông báo triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 982 từ ngày 21.9 tại vùng biển sâu đến 3000m trên Biển Đông tuy nhiên không nêu vị trí chính xác nơi đặt giàn khoan này.

“Giàn khoan dầu Hải Dương 982 (Haiyang Shiyou 982) bắt đầu hoạt động từ hôm 21/9 tại vùng biển sâu đến 3.000 m, theo một bài viết trên Trường An Kiếm (Chang An Jian)”, Ủy ban Chính pháp Trung ương Trung Quốc thông tin trên trang mạng xã hội chính thức của cơ quan này.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam bình luận việc Trung Quốc đưa vào SGK thông tin sai lệch về Biển Đông

Theo truyền thông Trung Quốc, giàn khoan cao 10 tầng, mang tên Haiyang Shiyou 982 (Hải Dương Thạch Du 982), đã được vận chuyển đến thành phố cảng phía đông bắc Dailan. Vị trí chính xác của giàn khoan không được tiết lộ, nhưng các báo cáo chỉ ra rằng nó nằm cách 1 giờ bay trực thăng từ Sanya (Tam Á, thành phố cực nam của đảo Hải Nam, Trung Quốc). Được biết, Thạch Du 982 sẽ cho phép Trung Quốc khoan dầu sâu tới 9.000 mét.

Phát biểu về kế hoạch triển khai dự án mới khai thác dầu khí, tài nguyên trên Biển Đông này của Trung Quốc, tờ Express.co.uk của Anh dẫn bình luận của chuyên gia Yup Sun đến từ Trung tâm Stimson, một viện nghiên cứu các vấn đề Đông Á nhận định:

“Tôi nghĩ, giàn khoan mới Hải Dương Thạch Du 982 có lẽ không phải là để củng cố chủ quyền của Trung Quốc, nhưng nó sẽ góp phần làm suy yếu nỗ lực của Việt Nam trong việc hợp tác thăm dò chung với các nước khác”.

Bộ Ngoại giao nói về vụ lực lượng cứu nạn Trung Quốc từ chối cứu hộ tàu Việt Nam

Cũng trong buổi họp báo thường kỳ chiều nay, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng đã cập nhật thêm thông tin về tàu cá Việt Nam gặp sự cố gần quần đảo Hoàng Sa hôm 25.9.

Liên quan đến vụ việc lực lượng cứu nạn Trung Quốc từ chối cứu hộ tàu Việt Nam gặp sự cố ở Hoàng Sa, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định:

“Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam đã phối hợp với Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) gửi công hàm đề nghị phía Trung Quốc cử tàu tham gia cứu hộ. Ngày 1/10/2019, sau khi cập nhật và xác minh trường hợp tàu cá Việt Nam là tàu QNa 91636 TS ở gần tàu QNa 90569 TS, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã đề nghị tàu QNa 91636 TS lai dắt tàu cá bị nạn vào bờ và dự kiến sẽ cập bến trong vài ngày tới”, đại diện Bộ Ngoại giao thông tin.

Tàu cá Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Lực lượng cứu nạn Trung Quốc từ chối cứu hộ tàu cá Việt Nam

Về diễn biến vụ việc, tối 25/9, tàu cá Quảng Nam mang số hiệu 90569 TS của ông Huỳnh Văn Sửu (63 tuổi, ở xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đang tiến hành đánh bắt trên ngư trường thuộc quần đảo Hoàng Sa thì không may tàu bị gãy trục láp, trôi tự do. Các ngư dân trên tàu đã phát tín hiệu cầu cứu. Sự việc xảy ra vào hồi 21h00 ngày 25/9, cách Nam Đông Nam đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa khoảng 27 hải lý.

Theo báo cáo số 526/BC-VP của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai thuộc Cục Cứu hộ cứu nạn (Bộ Quốc phòng) cũng khẳng định, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, ngày 29/9 đã đề nghị Trung Quốc hỗ trợ, phía bạn đã cử 1 tàu cứu nạn đến khu vực đảo Bạch Quy, quần đảo Hoàng Sa để cứu nạn tàu cá Quảng Nam mang số hiệu QNa 90569TS/12 LĐ bị gãy trục láp.

“Tuy nhiên, theo thông tin được báo cáo trong văn bản của Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai, khi đến hiện trường lực lượng cứu nạn Trung Quốc xác định sự cố tàu QNa 90569TS chỉ cứu hộ không phải cứu nạn và đã giới thiệu thông tin cơ quan cứu hộ tàu, nếu thực hiện phải trả tiền theo thỏa thuận. Đồng thời, Trung Quốc thông báo đi cùng với tàu cá QNa 90569TS là 01 tàu cá Việt Nam (không nói số hiệu)”, Văn phòng Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai thông tin.

Sau đó, khoảng 6h ngày 1.10, tàu cá QNa 91636 TS của ông Nguyễn Thanh Thành (37 tuổ, trú tại xã Tam Quang, huyện Núi Thành) đã tiếp cận và lai dắt thành công tàu 90569 TS.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала