Việt Nam là thiên đường cho người nước ngoài?

© pixabay.comQuang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam là nơi tốt thứ hai trên thế giới cho người nước ngoài sống và làm việc.

Việt Nam là một trong hai quốc gia tốt nhất dành cho người nước ngoài?

Kết quả khảo sát Expat Insider do InterNations công bố, Việt Nam nổi lên như một “thiên đường”, quốc gia và địa điểm hàng đầu tốt nhất dành cho người nước ngoài để trải nghiệm và làm việc tại đây.

Cuộc khảo sát được tiến hành đối với hơn 20.000 người nước ngoài đại diện cho 182 quốc tịch ở 187 quốc gia và vùng lãnh thổ sinh sống tại 64 địa điểm trên thế giới. Đối tượng tham gia được yêu cầu đánh giá mức độ hài lòng đối với chất lượng sống, sự thoải mái khi định cư, công việc, tài chính cá nhân, chi phí sinh hoạt và cuộc sống gia đình tại quốc gia mà họ lựa chọn.

Theo kết quả khảo sát của mạng lưới InterNations, Việt Nam chỉ xếp sau Đài Loan, vượt 12 bậc, từ vị trí thứ 14 năm ngoài để vươn lên ngôi Á quân trong bảng xếp hạng những nơi sống và làm việc tốt nhất theo đánh giá của người nước ngoài.

Báo cáo nêu rõ: “Gần như không có nơi nào trên thế giới tốt hơn Việt Nam về hai tiêu chí Tài chính cá nhân và Làm việc ở nước ngoài cùng với sự cải thiện về chất lượng cuộc sống cũng như khả năng dễ dàng hòa nhập và ổn định tại quốc gia này”.

Cụ thể, về tiêu chí Tài chính cá nhân, Việt Nam đừng số một thế giới khi cứ 4/5 người nước ngoài (tương đương 81%) sống và làm việc tại đây hài lòng với tình trạng tài chính, cao hơn nhiều so với mức trung bình 64% của thế giới.

Пагода Чанкуок в Ханое - Sputnik Việt Nam
Cô gái Mỹ khuyên gì cho người nước ngoài muốn đến Việt Nam?

Đây cũng là tỷ lệ người tham gia khảo sát đồng thuận rằng thu nhập của họ là đủ, thậm chí là dư nhiều hơn so với mức cần thiết để có thể sắp xếp chi tiêu, trang trải cuộc sống hàng ngày tại Việt Nam.

Đối với tiêu chí về Làm việc tại nước ngoài, Việt Nam xếp thứ nhất thế giới về yếu tố triển vọng nghề nghiệp cũng như thái độ hài lòng với công việc.

Bên cạnh sự hài hòa về cân bằng cuộc sống- công việc và điều kiện kinh tế được đánh giá tốt, không hề ngạc nhiên khi Việt Nam là nước đứng đầu thế giới trong con mắt người nước ngoài theo tiêu chí này.

Về tiêu chí Dễ dàng hòa nhập, người Việt Nam vốn nổi tiếng là thân thiện và mến khách, quốc gia này đồng thời cũng xếp vị trí thứ 5 về độ thân thiện khi có 2/3 (64%) người được hỏi trả lời rằng họ rất dễ kết bạn với người dân địa phương. Tỷ lệ này cao gập 1,5 lần so với mức trung bình trên thế giới.

Trở ngại lớn với người nước ngoài ở Việt Nam chính là ngôn ngữ, khi 75% người được hỏi đánh giá tiếng Việt rất khó học. Song chỉ có 18% cảm thấy khó khăn khi không dùng được ngôn ngữ địa phương.

Những yếu tố tích cực nêu trên giúp Việt Nam tăng tới 16 bậc trong bảng xếp hạng về tiêu chí dễ dàng hòa nhập.

Về chất lượng cuộc sống, Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt khi từ vị trí thứ 51 lên thứ hạng số 42 năm 2019. Tuy nhiên, nhiều người nước ngoài vẫn bày tỏ chưa hài lòng về vấn đề sức khỏe, phúc lợi cũng như cuộc sống số tại Việt Nam. Hạ tầng giao thông cũng là mặt thiếu tích cực cần được khắc phục ở quốc gia này.

Trong bảng xếp hạng của mạng lưới InterNations còn 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á khác nữa góp mặt trong top 10, đó chính là Singapore ở vị trí thứ 6 và Malaysia ở vị trí thứ 9.

Vì sao Việt Nam là nơi lý tưởng cho chuyên gia nước ngoài?

Đất nước hòa bình, con người thân thiện, thời tiết dễ chịu, cơ hội việc làm rộng mở, chi phí sinh hoạt rẻ... là những yếu tố khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với người nước ngoài theo kết quả thống kê mới của HSBC Expat công bố ngày 8 tháng 7 năm 2019.

Theo đó, Việt Nam tăng từ vị trí số 19 lên thứ hạng số 10 trong Bảng Xếp hạng Tổng thể khảo sát của chuyên gia nước ngoài năm 2019.

Bảng xếp hạng năm 2019 của HSBC được thiết lập dựa trên phản hồi của hơn 18.000 người nước ngoài đến sống ở 163 quốc gia và vùng lãnh thổ mới, đưa VIệt Nam đứng cạnh các nước phát triển như Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Úc. Đứng đầu bảng xếp hạng HSBC Expat 2019 là Thụy Sĩ. Mức sống cao và mức lương cạnh tranh giúp Thụy Sĩ thường xuyên giữ vị trí cao trong bảng xếp hạng các quốc gia đáng sống.

Theo báo cáo, khi xét ba yếu tố xếp hạng gồm chất lượng sống, kỳ vọng cá nhân và nơi tốt các gia đình chuyên gia nước ngoài, Việt Nam được đánh giá là quốc gia mà người nước ngoài cảm thấy dễ dàng thiết lập cuộc sống mới. Các tiêu chí như thu nhập cao, nền kinh tế ổn định, cơ hội thăng tiến sự nghiệp tốt, đặc biệt là yếu tố cân bằng cuộc sống ở Việt Nam khá cao.

Bác sĩ - Sputnik Việt Nam
Người nước ngoài đổ về Việt Nam chữa bệnh: Nhưng điều lạ nhất là...

Người thân của những người nước ngoài làm việc ở Việt Nam cũng cảm thấy dễ dàng kết bạn ở đây, trong khi các điều kiện học tập đều khá ổn. Đa số người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đều nhận được nhiều ưu đãi hơn so với các chuyên gia nước khác, bên cạnh mức lương cao, ổn định.

“Với sự cân bằng cuộc sống - công việc ngày càng được cải thiện, không có gì đáng ngạc nhiên khi người nước ngoài có thể có nhiều thời gian hơn để đầu tư vào việc kết bạn tại Việt Nam”, HSBC khẳng định.

Theo đánh giá của HSBC, trong những năm gần đây, một loạt các doanh nghiệp muốn đa dạng hóa hoạt động của họ ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Chính phủ Việt Nam đang cố gắng cải cách luật pháp để thu hút đầu tư và cải thiện môi trường kinh doanh. Điều này đang giúp Việt Nam phát triển nhanh chóng và môi trường kinh doanh ở đây rất sôi động, mặc dù vẫn bị hạn chế một chút bởi các giá trị lỗi thời hay những thủ tục hành chính rườm rà.

Ba lý do hàng đầu tại sao người nước ngoài muốn đến Việt Nam làm việc chính là: thăng tiến nghề nghiệp (34%), tìm kiếm thử thách mới (29%) và cải thiện chất lượng cuộc sống (26%). Với tất cả các nguyện vọng này, 39% chuyên gia nước ngoài đồng ý rằng Việt Nam là điểm đến giúp học đạt được những tiềm năng của bản thân so với quê nhà. Ngoài ra, nhiều người đến Việt nam còn học thêm kỹ năng mới tại cơ sở làm việc (59%) và được thăng tiến nhanh hơn do chuyển sang nước ngoài làm việc là 30%.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала