Lô hàng Trung Quốc ‘Made in Vietnam’

© Ảnh : vinalines.com.vnCảng Sài Gòn
Cảng Sài Gòn - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chính doanh nghiệp Việt tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc tràn vào Việt Nam. Lô hàng quần áo nhập khẩu từ Trung Quốc có trị giá hơn 49.000 USD được tuồn vào TP.HCM đã bị cơ quan chức năng phát hiện có gắn nhãn mác ‘Made in Vietnam’, ‘Made in Korea’.

Bắt giữ lô hàng quần áo xuất xứ Trung Quốc nhưng lại gắn mác Việt Nam

Ngày 9.10, đại diện Cục Hải quan TP.HCM thông tin, Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 trực thuộc Cục Hải quan thành phố đã phối hợp cùng Bộ đội Biên phòng TP.HCM và nhiều đơn vị chức năng liên quan, kiểm tra, phát hiện lô hàng quần áo nhập khẩu từ Trung Quốc có dấu hiệu gian lận và giả mạo xuất xứ.

Theo Cục Hải quan TP.HCM, lô hàng được nhập khẩu qua cảng Cát Lái. Tuy nhiên, do thấy dấu hiệu nghi vấn nên lực lượng hải quan đã yêu cầu kiểm tra container chứa hàng.

© Ảnh : Tiền PhongHàng chục bao tải chứa quần áo bị thu giữ.
Lô hàng Trung Quốc ‘Made in Vietnam’ - Sputnik Việt Nam
Hàng chục bao tải chứa quần áo bị thu giữ.

Qua kiểm tra, các cơ quan chức năng phát hiện, lô hàng gồm 47 kiện quần áo đựng trong container do Công ty THHH Thịnh Hòa (Phường 15, Quận Tân Bình) nhập khẩu từ Trung Quốc. Đáng chú ý, tất cả lô hàng này đều ghi xuất xứ Trung Quốc, tuy nhiên, qua kiểm tra, có nhiều mẫu quần áo đều được dán nhãn mác “Made in Vietnam”, “Made in Korea”. Ngoài ra, đoàn kiểm tra cũng phát hiện bên trong container có rất nhiều túi đựng nhãn mác “Made in Korea”.

Made in Vietnam - Sputnik Việt Nam
Bộ Công Thương ra dự thảo thông tư “Made in Vietnam”
Theo thông tin mà Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 cung cấp, lô hàng quần áo này có trị giá hơn 49.000 USD (hơn 1,1 tỷ đồng). Hiện các cơ quan chức năng đã lập biên bản, tạm giữ lô hàng này về hành vi giả mạo xuất xứ Việt Nam.

Được biết, đây là công tác thường xuyên, liên tục của Chi cục Hải quan cửa khẩu Cảng Sài Gòn khu vực 1 trong công tác chống buôn lậu hàng hóa nhập khẩu giả mạo xuất xứ.

Hiện vụ việc đang được cơ quan Hải quan tiếp tục kiểm tra, để làm rõ các hành vi sai phạm khác như hàng sản xuất tại Trung Quốc nhưng ghi xuất xứ tại Việt Nam, ngoài ra lô hàng còn có dấu hiệu gian lận thuế.

Chính doanh nghiệp Việt tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc?

Cục trưởng Cục Điều Tra chống buôn lậu, ông Nguyễn Phi Hùng, đã phát biểu tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2019 về vấn đề nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc nhưng lại về gắn mác Made in Vietnam hoặc các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới khác.

Ông Hùng khẳng định: “Vấn nạn lợi dụng xuất xứ của Việt Nam để xuất hàng đi các nước, lợi dụng xuất xứ của các nước nhập vào Việt Nam để hưởng ưu đãi đang ngày càng nhức nhối. Hiện nay, Cục Điều tra chống buôn lậu đang khoanh vùng sáu doanh nghiệp (DN) lớn có có kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu từ Trung Quốc để xuất đi Mỹ và một số nước tăng đột biến trong năm 2018 và nửa đầu năm 2019”.

S-300PMU-1 dành cho xuất khẩu có thể trang bị tới 3 loại đạn gồm: 5V55R, 48N6E và 48N6E2. Đạn tên lửa phòng không 5V55R ra mắt năm 1978, dài 7m, đường kính thân 450m, nặng tối đa 1,45 tấn, lắp đầu nổ nặng 133kg, tầm bắn xa 90km, tốc độ hành trình 1.700m/s. Đạn tên lửa lắp đầu tự dẫn radar bán chủ động. - Sputnik Việt Nam
Tinh hoa vũ khí "Made in Vietnam" đẳng cấp thế giới: Bóc trần để hạ gục máy bay tàng hình tỷ USD
Để ngan chặn tình trạng gian lận xuất xứ, Tổng Cục Hải quan đã gửi công văn yêu cầu Cục trường cục hải quan các tỉnh thành phố, chỉ đạo tăng cường kiểm tra xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhưng lại gắn mác “Made in Vietnam”.

Công văn nêu rõ, đặc biệt chú ý hàng hóa nhập từ Trung Quốc, khi kiểm tra, rà soát lô hàng, đánh giá thực tế hàng hóa (nếu có) công chức hải quan phải nghiêm túc kiểm tra cụ thể tên hàng, mã số HS, xuất xứ hàng, nhãn mác phải phù hợp với tên hàng, mã số HS, và xuất xứ ghi trong hồ sơ lô hàng nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có).

Cục hải quan các tỉnh, thành phố phải xác minh làm rõ và xử lý nghiêm nếu phát hiện hàng hóa nhập khẩu ghi “Made in Vietnam”. Trường hợp đủ căn cứ xác định hàng hóa nhập khẩu từ có chỉ dẫn giả mạo về nguồn gốc xuất xứ, nơi sản xuất, đóng gói, lắp ráp thì tùy theo hành vi, vi phạm cụ thể, tính chất, mức độ để xử lý theo đúng thủ tục tố tụng hình sự hoặc xử phạt hành chính theo Nghị định 185/2013.

Toàn hàng Trung Quốc đội lốt hàng Made in Vietnam

Thời gian qua, báo chí và dư luận đã phản ánh nhiều về vấn đề loạt hàng giả mạo xuất xứ Việt Nam, hàng hóa nhập lậu nhưng gắn mác “Made in Vietnam” đang đánh lừa người tiêu dùng Việt. Đáng tiếc, gần đây, hành vi gian lận này đang có xu hướng ngày càng tăng, khiến thị trường hàng hóa trở nên thiếu minh bạch, bất bình đẳng, đặc biệt là vẫn tồn tại sự gian dối trước người tiêu dùng.

Việc doanh nghiệp muốn có nhãn mác “Made in Vietnam” hay kể cả nhãn mác những thương hiệu thời trang nổi tiếng thế giới để gắn lên sản phẩm của mình không mấy khó khăn. Theo phản ánh của TTXVN, trên phố Hàng Bồ (Hà Nội), thủ phủ của các loại nhãn mác, phụ kiện, khách hàng muốn mua sẵn hay đặt in nhãn mác theo nhu cầu, số lượng bao nhiêu cũng có.

“Giá chỉ khoảng 250.000 – 300.000 đồng/cọc nhãn mác dùng cho khoảng 200 sản phẩm”, một người bán hàng ở đây cho biết. Theo đó, cũng dễ hiểu đây chính là lý do khiến các sản phẩm thời trang “made in Vietnam” giả mạo được bày bán tràn lan trên thị trường, dù thực chất ai cũng biết toàn là hàng Trung Quốc trôi nổi.

Đặc biệt, với những sản phẩm quần áo, túi xách, giày dép..gian thương chỉ cần cắt mác thật, gắn mác giả lên. Riêng đối với những mặt hàng cao cấp như đồ điện thì thủ đoạn phải tinh vi hơn, phải giả mạo cả bao bì sản phẩm.

Ông Phạm Văn Tam - Chủ tịch Tập đoàn Asanzo - Sputnik Việt Nam
CEO Phạm Văn Tam lại nói "Asanzo là Made in Vietnam", không lừa khách hàng

Hồi tháng 6/2019, cơ quan Quản lý Thị trường (QLTT) TP.HCM đã kiểm tra và bắt giữ lô hàng của một cơ sở kinh doanh tại quận 6.TPHCM với gần 10.000 sản phẩm cặp lồng, ấm pha trà, bát inox các loại không có hóa đơn chứng từ, hơn 200 vỏ micro trôi nổi, hơn 600 bộ tách trà không hóa đơn chứng từ nhưng lại ghi trên sản phẩm dòng chữ “Hang Viet Nam”, cùng gần 2 triệu sản phẩm đồ sứ không nhãn hiệu… Nhiều sản phẩm gia dụng khác như nồi cơm điện, đồ điện gia dụng, phụ tùng xe máy, xe đạp… cũng bị giả mạo “Made in Vietnam” bị cơ quan hải quan bắt giữ.

Hay như sự việc hồi tháng 7 vừa qua, 493 chiếc máy bơm nước nhập khẩu từ Trung Quốc về gắn mác “Made in Vietnam” chưa kịp tung ra thị trường thì đã bị Đội Quản lý Thị trường số 24 (Cục QLTT Hà Nội) phối hợp với Công an huyện Hoài Đức (Hà Nội) kiểm tra và thu giữ.

Công ty Cổ phần thiết bị điện 368 sau đó khai nhận, sau khi nhập khẩu trực tiếp lô máy bơm có xuất xứ Trung Quốc, đơn vị này đã tiến hành thay đổi nhãn mác của 166 máy bơm thành “Máy bơm nước thông minh model SMTN 220A” sau đó dán nhãn “Made in Vietnam”. Tiếp đến, doanh nghiệp này cải biến sản phẩm thành hàng Việt Nam sản xuất, đóng toàn bộ lô hàng vào thùng các-tông do công ty đặt in với nội dung “Công ty cổ phần thiết bị điện 368, địa chỉ An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội, Việt Nam”.

Với những sản phẩm nhập khẩu (hay nhập lậu) nguyên chiếc và thay đổi nhãn mác xuất xứ Việt Nam thì cơ quan chức năng có thể dễ dàng kiểm tra, làm rõ. Thế nhưng, với những mặt hàng yêu cầu thông qua chế biến, chế tạo trong nước, đòi hỏi phải lắp ráp từ nhiều thành phần, linh kiện nhập khẩu, thì việc xác minh xuất xứ hàng hóa “Mde in Vietnam” lại vô cùng phức tạp, điển hình như nghi án Asanzo nhập linh kiện Trung Quốc về sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam thu hút dư luận vừa qua.

Ngăn chặn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam

Phát biểu về vấn đề này, Tổng cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh cho hay, hiện tượng gắn mác “made in Vietnam” nhưng thực chất không sản xuất ở Việt Nam trên thị trường tồn tại khá phổ biến. Các mặt hàng chủ yếu là rau củ quả, hàng dệt may, giày dép, đồ chơi trẻ em.

“Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do xu hướng người Việt chuộng hàng Việt nhiều hơn; doanh nghiệp muốn lẩn tránh, trốn thuế; phân phối, tiêu thụ dễ dàng và chưa có chế tài xử lý nghiêm”, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh phát biểu, đồng thời đề xuất tăng cường công tác hậu kiểm và có biện pháp lâu dài về mặt công nghệ giúp truy xuất nguồn gốc.

Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương) cho rằng, trong kế hoạch triển khai Đề án Truy xuất nguồn gốc hàng hóa thì vấn đề tăng cường nhân lực rất quan trọng. Hiện tại, Cục đã đẩy mạnh việc thực hiện C/O (Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc của hàng hóa) điện tử và hướng tới không sử dụng C/O giấy.

Tuy nhiên, trở lại trường hợp như của Asanzo, đây là một thực tế về việc lực lượng Quản lý thị trường chỉ có thể kiểm tra, bắt giữ hàng hóa nhập lậu, không có hóa đơn chứng từ giả mạo hàng Việt Nam. Còn hàng hóa sản xuất trong nước, gắn mác “Made in Vietnam” chưa có căn cứ xác minh xuất xứ đó đúng hay không.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam chưa có quy định về việc gắn nhãn “hàng Việt Nam”, “hàng hóa sản xuất tại Việt Nam” với hàng hóa sản xuất, lưu thông trong nước. Các quy định hiện hành dù đang được hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam nhưng phạm vi điều chỉnh chủ yếu là yêu cầu ghi nhãn hàng hóa, bảo hộ chỉ dẫn địa lý và xây dựng thương hiệu.

“Do đó, người tiêu dùng trong nước không có căn cứ để phân biệt thế nào là hàng “Made in Vietnam” và họ đang sử dụng hàng “Made in Vietnam” trên cơ sở tự nhận biết hoặc tin tưởng vào các nhãn hàng, ông Trần Thanh Hải khẳng định.

Quốc kỳ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Có phải Việt Nam đối phó với nguy cơ trừng phạt của Mỹ bằng dự án nhà máy điện khí?

Đi tìm câu trả lời cho câu hỏi vì sao hàng hóa Trung Quốc “đội lốt” hàng hóa Việt Nam không khó. Hiện tượng hàng hóa “Made in China” tìm cách lách, gian lận xuất xứ để vào Việt Nam, gắn mác Made in Vietnam nhằm né tránh bị áp thuế quan từ Chính phủ Mỹ là vô cùng phổ biến.

“Trong các báo cáo về tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, Việt Nam nổi lên là một trong những nước hiếm hoi sẽ được hưởng lợi thông qua việc chuyển hướng thương mại cũng như là một địa điểm đầu tư thay thế Trung Quốc. Tuy nhiên, trong báo cáo gần đây nhất từ Wall Street Journal, Việt Nam bị cảnh báo là có một số bằng chứng về hoạt động trung chuyển (transhipment). Cụ thể, một số công ty ở Việt Nam đã trái phép dán mác “Made in Vietnam” thay thế “Made in China” nhằm tránh thuế quan khi xuất sang Mỹ, báo cáo của  Công ty Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) đưa ra về cơ cấu thị trường và cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong Quý I và Quý II năm 2019 khẳng định.

Việc nhiều công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam đang đóng vai trò “trung chuyển”, nhằm thay đổi nhãn mác hàng hóa- nhập hàng Trung Quốc nhưng lại gắn mác hàng Việt Nam. Có một sự trùng khớp đáng chú ý chính là, nhóm các hàng xuất khẩu chủ lực, đạt tốc độ tăng trưởng mạnh sang thị trường Mỹ lại chính là những mặt hàng gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc. Không chỉ điện thoại, linh kiện, máy tính, sản phẩm điện tử, điện lạnh mà cả các loại máy móc phụ tùng, gỗ, các sản phẩm từ gỗ cùng nằm trong diện “bị tình nghi” có gian lận xuất xứ.

Giới phân tích đánh giá, đây là một trong những nguyên nhân chủ chốt khiến cán cân thương mại Việt- Trung có sự biến động theo hướng tăng nhập siêu từ Trung Quốc trong suốt thời gian qua dưới ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ Trung. Tình trạng này không chỉ báo động ở Việt Nam mà còn là nỗi lo của nhiều nước ASEAN khác, đặc biệt là Malaysia và Philippines. Tiến hành so sánh biến động xuất khẩu của các nhóm ngành hàng của Trung Quốc sang các quốc gia Đông Nam Á cũng ghi nhận xu hướng tăng đột biến các mặt hàng bị Hoa Kỳ đánh thuế.

Bộ Công Thương Việt Nam hiện vẫn đang lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp về dự thảo Thông tư quy định tiêu chuẩn hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam; hàng hóa, sản phẩm sản xuất tại Việt Nam để áp dụng cho hàng lưu thông trong nước. Khi văn bản được ban hành sẽ là cơ sở để xác minh xuất xứ của sản phẩm hàng hóa, ngăn chặn tình trạng gian thương giả mạo xuất xứ, lừa dối người tiêu dùng

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала