Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và muốn chiếm trọn Biển Đông

© Ảnh : Cảnh sát biển Việt NamTrung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.
Trung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Theo The Economist, lối hành xử của Trung Quốc đối với Việt Nam là rất đáng báo động. Trung Quốc muốn Việt Nam và các quốc gia có cùng tranh chấp trên Biển Đông phải chấp nhận bộ quy tắc ứng xử sai lệch, chỉ phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh.

Trung Quốc đã chiếm gần hết Biển Đông?

The Economist có bài bình luận về những căng thẳng trên Biển Đông thời gian vừa qua cũng như chiến lược gây hấn, bắt nạt, biến các vùng không có tranh chấp thành tranh chấp để buộc các quốc gia láng giềng của Bắc Kinh phải chấp nhận tham vọng mà Trung Quốc theo đuổi - chiếm trọn Biển Đông.

tàu ngầm  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bí mật thử nghiệm thiết bị laser dò tàu ngầm trên Biển Đông?

Những ngày này, người ta ít nghe về những dự án hoạt động khai thác và xây dựng khổng lồ của Trung Quốc trên Biển Đông, điều mà suốt thời gian qua đã khiến các nước láng giềng của Bắc Kinh cũng như Hoa Kỳ đều phải lo ngại. Tuy nhiên, mọi sự im ắng này không có nghĩa là Trung Quốc “ít quyết đoán hơn” trong tham vọng bá quyền toàn bộ vùng biển rộng 1,4 triệu dặm (3,5 triệu km vuông), dù là trên những đường tuyến mỏng manh nhất, Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền khá nhiều. Tất cả những điều trên khẳng định một thực tế, không phải Trung Quốc lo ngại bị chỉ trích vì những hành động sai trái mà chỉ đơn giản, Bắc Kinh cho rằng các đảo nhân tạo cho phép họ mở ra giai đoạn tự khẳng định sức mạnh quyền lực mới khi đối đầu với những quốc gia Đông Nam Á có cùng tranh chấp chủ quyền trên biển.

Bắt đầu từ năm 2013, 7 hòn đảo nhân tạo mọc lên xung quanh các rạn san hô xa xôi, những bãi ngầm mà Trung Quốc kiểm soát. Các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng đã đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông. Nhưng quy mô và sự bành trướng của Trung Quốc vượt trội hơn hẳn.

Chủ tịch Tập Cận Bình từng cam kết rằng “các hoạt động của Trung Quốc chỉ phục vụ lợi ích chung” nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại. Việc Trung Quốc xây dựng bồi đắp và tiến hành quân sự hóa các thực thể Biển Đông cũng như triển khai tên lửa, radar quân sự và boong-ke tăng cường cho máy bay chiến đấu ở khu vực này đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sinh thái biển và gây nên sự bất ổn đối với nền hòa bình trong khu vực.

Địa hình và lãnh thổ không còn là vấn đề với Bắc Kinh, bởi phần lớn các thực thể nhân tạo của Trung Quốc đã hoàn thành. Theo đánh giá của giới chỉ huy quân sự Mỹ, hàng loạt tiền đồn, căn cứ mới cho phép Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông trong bất kỳ tình huống, kịch bản nào thậm chí là ngay trong cuộc chiến toàn diện với Hoa Kỳ tại khu vực này.

Hệ thống bến cảng mới và các cơ sở tiếp tế hậu cần đang giúp Trung Quốc thể hiện sức mạnh ngày một rõ ràng và ở tầm xa hơn. Những nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc tìm kiếm thăm dò dầu và khí đốt trên các vùng biển tranh chấp. Chuyên gia về các vấn đề Biển Đông và Thái Bình Dương Bill Hayton thuộc Chatham House, Viện Nghiên cứu quốc tế Hoàng gia Anh nói:

 “Họ (Trung Quốc) chạy tới chạy lui (trên Biển Đông) hệt như máy cắt cỏ vậy!”.

Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và các nước láng giềng

Theo The Economist, lối hành xử của Trung Quốc đối với Việt Nam là rất đáng báo động. Năm 2014, Trung Quốc đã kéo một giàn khoan dầu vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ, khu vực ngoài khơi, nơi Hà Nội có chủ quyền và quyền khai thác tài nguyên khoáng sản), gây ảnh hưởng tới quan hệ hữu hảo giữa Trung Quốc và Việt Nam. Giàn khoan Haiyang Shiyou 981 sau đó đã được kéo đi, nhưng gần đây, Bắc Kinh lại tiến thêm một bước nguy hiểm hơn.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bất kỳ hành động nào ở Biển Đông đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế

Đâu đó, ở một nơi xa trên Biển Đông, hơn chục tàu hải cảnh, lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc tuần tra qua lại, xung quanh hai rạn san hô, hai bãi cạn, nơi Bắc Kinh trước đây không hề hiện diện thường xuyên: Bãi Cỏ Mây (The Second Thomas Shoal), phía tây Philippines, nơi một lực lượng nhỏ của Philippines vẫn duy trì sự hiện diện trên một con tàu đã rỉ sét; và Bãi cạn Luconia Shoals, ngoài khơi Borneo của Malaysia.

Hàng loạt hoạt động khẳng định chủ quyền như tăng cường tuần tra liên tục gây áp lực với các quốc gia khác để cuối cùng khiến họ mệt mỏi và buộc phải chấp nhận sự kiểm soát trên thực tế của Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều nhóm tàu khảo sát có tàu hộ tống đi kèm vẫn đang xâm nhập và khoan sâu thăm dò vùng biển Việt Nam và Malaysia. Giới chuyên gia nhận định, đây chính là chiến thuật bắt nạt và áp đặt, buộc các nước láng giếng của Trung Quốc phải chấp nhận những yêu sách phi lý của Bắc Kinh, tìm mọi phương thức để biến khu vực không có tranh chấp thành nơi tranh chấp.

Bắc Kinh còn tuyên bố, những khu vực mà nhóm tàu khảo sát cùng tàu lực lượng Hải cảnh nước này đi qua đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Trung Quốc. Không phạm đến lãnh hải của bất kỳ quốc gia nào có cùng yêu sách tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông.

Trung Quốc dễ gì mà độc chiếm được Biển Đông

Tuy nhiên, không phải mọi thứ đều diễn ra suôn sẻ theo cách mà người Trung Quốc muốn. Có nhiều nguồn tin cho thấy, hệ thống những hòn đảo mới, các cấu trúc bê tông mà Bắc Kinh xây dựng đang sụp đổ và nền móng của những thực thể này chuyển dần thành bọt biển dưới sự khắc nghiệt của khí hậu biển và điều kiện thiên nhiên. Việc bị muối biển ăn mòn và kết cấu thiếu vững chắc sẽ khiến những thực thể này đổ bể khi đối mặt với vài cơn siêu bão vẫn hay xuất hiện trên Biển Đông.

 Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời báo chí và thông báo một số hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về Bãi Tư Chính và giàn khoan Trung Quốc ở Biển Đông
Quan trọng hơn, các nước láng giềng hiện đều có những chính sách ngoại giao, phương hướng đúng đắn chống lại áp lực của Trung Quốc để phát triển các mỏ khí đốt nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Mặc dù Philippines đồng ý với Trung Quốc về nguyên tắc thỏa thuận vì sự phát triển chung, tuy nhiên, đến nay chưa có bất kỳ thỏa thuận chính thức nào phục vụ mục đích hợp tác được ký kết. Thêm vào đó, Trung Quốc không có quyền ngăn cấm các nước láng giềng khai thác tài nguyên thiên nhiên trên vùng biển thuộc chủ quyền của họ cũng như không thể ngăn cản các công ty dầu khí nước ngoài hợp tác với những quốc gia này trên Biển Đông. Các tàu Trung Quốc vẫn theo dõi sát sao vùng biển mà Việt Nam hợp tác cùng khai thác dầu khí chung với doanh nghiệp nhà nước Nga, Rosneft.

Trong khi đó, những hành vi bắt nạt của Trung Quốc đang cản trở việc các bên xay dựng và đạt được Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông COC với các quốc gia ASEAN với hạn chót đề xuất là năm 2021.

Ông Ian Storey, chuyên gia nghiên cứu tình hình Biển Đông và quốc tế thuộc Viện ISEAS-Yusof Ishak Singapore thấy rất nhiều trở ngại và thách thức mà Bắc Kinh và cả các quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt. Một bên đang cố gắng tìm kiếm một phán quyết có giá trị ràng buộc về mặt pháp lý bằng nỗ lực đưa Trung Quốc ra Liên Hợp Quốc hay Tòa án quốc tế, thế nhưng, chắc chắn Bắc Kinh sẽ phản đối điều này, họ có quyền phủ quyết. Bên kia tìm cách xác định phạm vi điều chỉnh của COC. Trung Quốc sẽ khăng khăng đòi các bên phải công nhận “đường 9 đoạn” hết sức mơ hồ mà Bắc Kinh tự vẽ ra với tham vọng mở rộng, nuốt trọn, chiếm toàn bộ Biển Đông. Đương nhiên, các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể nào đồng thuận, chấp nhận điều này.

Khai thác dầu mỏ và khí đốt  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Bắc Kinh lại chọc giận Việt Nam

Một vấn đề khác cần quan tâm đó chính là câu hỏi về những hoạt động nào nên bị cấm. Trung Quốc hẳn sẽ chống lại lệnh cấm tiếp tục cải tạo và quân sự hóa các đảo, thực thể trên Biển Đông. Còn ASEAN chắc chắn sẽ từ chối điều khoản “xảo quyệt” của Bắc Kinh nhằm chống lại các cuộc tập trận quân sự với các quốc gia ngoài khu vực như Mỹ hay EU.

Trước đó, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin đã mô tả Trung Quốc là một “kẻ bá quyền” vì cách họ đối xử với các nước láng giềng ở Biển Đông và bày tỏ sự ủng hộ đối với sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực.

Bắc Kinh thúc đẩy tìm kiếm Bộ quy tắc ứng xử cho Biển Đông với tham vọng mọi vấn đề sẽ do Đông Nam Á và Trung Quốc tự giải quyết mà không có sự can thiệp từ bên ngoài:

“Một thỏa thuận như vậy sẽ công nhận ngầm về quyền bá chủ của Trung Quốc. Tóm lại, Bộ quy tắc ứng xử sẽ giống như chung sống với kẻ bá quyền hoặc chăm sóc và nuôi rồng trong phòng khách nhà bạn”, Ngoại trưởng Philippines khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала