Ngân hàng Nga duy nhất sử dụng tiếng Việt

© Ảnh : SolidarnostNgân hàng Thương mại Cổ phần “Solidarnost” (Đoàn kết)
Ngân hàng Thương mại Cổ phần “Solidarnost” (Đoàn kết)  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tính đến tháng 10 năm 2019, ở Nga có hơn 400 ngân hàng đang hoạt động. Trong số đó chỉ có một ngân hàng đã tạo ra trang web tiếng Việt (solidarnost.vn) và có chức vụ cố vấn về quan hệ với Việt Nam.

Đây là Ngân hàng Thương mại Cổ phần “Solidarnost” (Đoàn kết) được tạo ra cách đây đúng 29 năm, vào tháng 10 năm 1990, tại Samara. Ngân hàng hiện có ba mươi chi nhánh và văn phòng tại Matxcơva và sáu thành phố lớn nhất của Nga, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng cho tất cả các nhóm khách hàng.

Việt Nam - tâm điểm chú ý

Kê từ năm 2016, ban lãnh đạo ngân hàng thực hiện chiến lược phát triển mới, tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, mà hai hướng chính là Việt Nam và Trung Quốc.

Ngân hàng Trung ương Nga  - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Trung ương có kế hoạch thỏa thuận chấp nhận thẻ Mir ở Việt Nam
Ông Alexander Karpov, Phó Giám đốc Ban Hợp tác Quốc tế, Cố vấn về quan hệ với Việt Nam của Ngân hàng Solidarnost nói thành thạo tiếng Việt, ông đã làm việc mười năm tại Đại sứ quán Nga ở Hà Nội. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông Karpov nói:

“Ngân hàng chúng tôi dự định trở thành ngân hàng hàng đầu hỗ trợ cho quan hệ kinh tế -thương mại giữa Nga và Việt Nam. Ví dụ, trong số các khách hàng Nga của ngân hàng có công ty “RemiLing 2000” chuyên cung cấp cho các chuỗi cửa hàng của Nga và Việt Nam các mặt hàng thiết bị gia dụng như vật dụng nhà bếp, thiết bị nhà tắm, đồ thiết yếu trong gia đình. Bây giờ chúng tôi đang đàm phán với các công ty lớn khác trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tại Nga để cung cấp cho họ đầy đủ các dịch vụ ngân hàng. Trong số các khách hàng của chúng tôi hiện có hơn 80 công ty Nga-Việt vừa và nhỏ đang hoạt động tại Nga, kể cả công ty dược phẩm BIOMED cung cấp thuốc Việt Nam cho Nga, công ty MTK cung cấp hải sản Việt Nam cho Nga, công ty VietHouse bán buôn và bán lẻ thực phẩm và hàng tiêu dùng của Việt Nam, công ty VietBep hỗ trợ hoạt động của mạng lưới nhà hàng ẩm thực Việt tại nhiều thành phố của Nga. Cũng như công ty Incentra quản lý Trung tâm Văn hóa, Thương mại Hà Nội – Mátxcơva".

Văn phòng đại diện tại Mátxcơva bố trí tại Trung tâm Hà Nội

Ở Matxcơva, một trong ba văn phòng của Ngân hàng Solidarnost bố trí tại Trung tâm Văn hóa, Thương mại Hà Nội.

© Ảnh : SolidarnostNgân hàng Thương mại Cổ phần “Solidarnost” (Đoàn kết)
Ngân hàng Nga duy nhất sử dụng tiếng Việt - Sputnik Việt Nam
Ngân hàng Thương mại Cổ phần “Solidarnost” (Đoàn kết)
Các doanh nhân Việt Nam thuê văn phòng tại khu phức hợp này đều biết rõ Ngân hàng Solidarnost  như một cấu trúc tài chính chú ý đến tâm lý của người Việt trong các giao dịch ở Nga.

Ông Karpov nói:

“Ngân hàng chúng tôi đã mở tài khoản đại lý tại Techcombank của Việt Nam, nhờ đó chúng tôi có thể thanh toán trực tiếp. Ngoài ra chúng tôi đang đàm phán về việc mở tài khoản thanh toán tại các ngân hàng khác của Việt Nam. Chúng tôi sẵn sàng cung cấp dịch vụ cho vay tiền cho các pháp nhân Việt Nam hoạt động tại Nga, đặc biệt là các công ty mở quán cà phê và nhà hàng nhỏ ở đây, cũng như cho các cá nhân Việt Nam đã tỏ ra mình là khách hàng đáng tin cậy trong mối quan hệ với ngân hàng chúng tôi. Ví dụ, để mua căn hộ hoặc nhà ở tại Nga.

Solidarnost chủ trương chuyển sang thanh toán các giao dịch bằng đồng nội tệ hai nước

Vào cuối tháng 10 năm 2019, ông Karpov sẽ tham gia cuộc họp lần thứ 17 Nhóm công tác Nga-Việt về hợp tác liên ngân hàng. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, ông cho biết rằng, một trong những chủ đề sẽ là cuộc thảo luận về dự án chuẩn bị chuyển sang thanh toán các giao dịch bằng đồng nội tệ hai nước – Rúp Nga và Việt Nam Đồng.

Ngân hàng BIDV - Sputnik Việt Nam
Rúp và VND giao lưu đâu cần trung gian

Ông Karpov nhấn mạnh:

“Cơ sở hạ tầng của Solidarnost đã sẵn sàng cho sự đổi mới này. Chúng tôi sẽ bắt đầu thanh toán bằng đồng nội tệ ngay sau khi Ngân hàng Trung ương Nga và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua quyết định tương ứng. Ngân hàng chúng tôi có kinh nghiệm làm việc với Trung Quốc theo hình thức thanh toán này. Trong ba năm qua, chúng tôi thanh toán bằng đồng Rúp Nga và đồng Nhân dân tệ với các đồng nghiệp Trung Quốc và khối lượng thanh toán đang tăng lên mỗi ngày. Tôi tin chắc rằng, việc chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia trong quan hệ với Việt Nam sẽ rất hứa hẹn”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала