Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền biển đảo trên Biển Đông

© Ảnh : Phương Hoa - TTXVNQuang cảnh toạ đàm.
Quang cảnh toạ đàm. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chủ quyền biển đảo của Việt Nam trên Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ: Phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trên Biển Đông

Sáng 14.10 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam đã tổ chức cuộc Tọa đàm với chủ đề “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế” nhằm tuyên truyền sâu rộng về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, khẳng định những chứng cứ lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.

Trung Quốc đã đưa nhiều tàu hộ tống để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981.  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bắt nạt Việt Nam và muốn chiếm trọn Biển Đông

Tham dự buổi Tọa đàm lần này có TS. Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ; PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; TS. Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam; Thiếu tướng Nguyễn Văn Tín, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn - Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; nhiều đại biểu đại diện một số bộ ngành, cơ quan liên quan; phóng viên một số cơ quan thông tấn, báo chí. TS. Trần Doãn Tiến, Tổng biên tập báo điện tử Cộng sản Việt Nam cùng các đồng chí trong Ban biên tập và cán bộ, phóng viên.

Nhà báo Phạm Đức Thái, Ủy viên Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phát biểu khai mạc Tọa đàm nêu rõ:

“Biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Không chỉ có nguồn tài nguyên phong phú với giá trị khai thác kinh tế lớn, vùng biển nước ta còn giữ vị trí địa chiến lược, an ninh quốc phòng quan trọng. Từ bao đời nay, ông cha ta đã đổ bao công sức và cả máu xương để giữ gìn, bảo vệ các vùng biển của nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã từng căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó”.

Theo đó, trong những năm qua, quán triệt và thực hiện quan điểm chủ trưởng của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đã triển khai tổng thể các hoạt động nhằm quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển trên cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng ta đã tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, góp phần củng cố sự đoàn kết, nhất trí trong ASEAN, gìn giữ, phát triển các mối quan hệ đối ngoại với các nước, các tổ chức quốc tế, nêu cao chính nghĩa, tạo thế và lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ông Thái khẳng định: “Thời gian gần đây, tình hình Biển Đông có những diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, nhiều thách thức an ninh phi truyền thống nổi lên ngày càng gay gắt, tác động trực tiếp tới việc bảo vệ chủ quyền, an ninh trên biển của nước ta. Tình hình hiện nay cũng đang đặt ra yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cấp thiết đối với công tác thông tin, tuyên truyền về biển đảo nhằm nâng cao nhận thức, củng cố sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị, nhằm bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.

tàu ngầm  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc bí mật thử nghiệm thiết bị laser dò tàu ngầm trên Biển Đông?
Đáng chú ý, ngay tại Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, trong bài phát biểu khai mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Trung ương phân tích, dự báo có căn cứ, cơ sở khoa học về tình hình thế giới và trong nước nhất là tình hình Biển Đông, chỉ rõ các khả năng có thể xảy ra trong thời gian tới, lường trước những thời cơ, thuận lợi cần nắm bắt, những khó khăn, thách thức cần phải nỗ lực vượt qua.

Trong bài phát biểu bế mạc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã khẳng định: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo quốc gia trên cơ sở luật pháp quốc tế”.

Tham dự Tọa đàm, các khách mời, chuyên gia đã tập trung phân tích, trao đổi, làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trên Biển Đông.

Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đang bị thách thức nghiêm trọng

Tham dự, phát biểu tại buổi Tọa đàm “Quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông theo luật pháp quốc tế”, TS. Tạ Đình Thi, Tổng cục trưởng Tổng Cục Biển và Hải đảo của Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế biển đối với Việt Nam khi chiếm tới 60% GDP. Phân tích, đánh giá tình hình hiện tại, TS Thi cho rằng: điểm thuận lợi là thế giới đều đang nhận thức tốt vai trò của biển và đại dương, hướng tới việc triển khai khai thác và bảo tồn biển một cách bền vững. Tuy nhiên, cùng với đó là những vấn đề căng thẳng có thể ảnh hưởng tới khả năng khai thác kinh tế và bảo tồn tài nguyên của Việt Nam trên biển.

“Chủ quyền biển đảo của chúng ta bị thách thức nghiêm trọng. Biển Đông có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn, cũng như các tranh chấp chủ quyền trong khu vực. Bên cạnh đó, khó khăn tiếp theo là những biến đổi, suy thoái môi trường biển tự nhiên”, Tuổi trẻ trích phát biểu của TS. Tạ Đình Thi nhận định.

Thêm vào đó, Tổng cục trưởng Tổng Cục Biển và Hải đảo của Việt Nam cũng nhấn mạnh thực tế rằng nhận thức của dư luận Việt Nam về biển còn hạn chế. Do đó, tại buổi tọa đàm, các diễn giả đã làm rõ nội dung cơ bản của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo quy định của luật pháp quốc tế; đồng thời khái quát những bài học kinh nghiệm trong gìn giữ, bảo vệ chủ quyền biển đảo trong thời gian qua; các giải pháp nhằm thúc đẩy thực hiện Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế. - Sputnik Việt Nam
Bộ Ngoại giao Việt Nam: Bất kỳ hành động nào ở Biển Đông đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế

Đồng thời, các chuyên gia cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, bảo vệ lượi ích quốc gia, dân tộc trên Biển Đông.

Một khía cạnh rất quan trọng nữa cần được nhắc đến chính là việc phải giúp người dân, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, bạn bè quốc tế hiểu đúng về quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết các tranh chấp trên biển bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ quy định của luật pháp quốc tế.

Phát biểu quan điểm tại buổi tọa đàm, TS. Trần Công Trục nhấn mạnh: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đích thân lưu ý về tình hình Biển Đông, đó là chỉ thị chung cho tất cả trong việc xem xét kỹ càng những vấn đề liên quan.

“Tôi ý thức thông điệp trong đó là chúng ta nói về câu chuyện này (Biển Đông) một cách khoa học, có căn cứ chứ không phải chung chung hay duy ý chí”, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nói nhấn mạnh.

Đặc biệt, tại buổi Tọa đàm lần này, các chuyên gia về biển, đảo cũng cung cấp thêm các kiến thức góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về tầm quan trọng của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ đó, tạo sự đồng thuận, nhất trí cũng như phát huy trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi công dân trong việc phát triển bền vững kinh tế biển và bảo vệ vững chắc an ninh, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc trên cơ sở luật pháp quốc tế.

Cử tri lo lắng về những diễn biến phức tạp trên Biển Đông

Trong Báo cáo dự thảo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Quốc hội, Đoàn Chủ tịch UBND Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu nhiều vấn đề, cử tri và nhân dân băn khoăn, lo lắng như tác động của chiến tranh tương mại giữa các cường quốc tới nền kinh tế Việt Nam, những căng thẳng, diễn biến phức tạp trên Biển Đông, việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.

Khai thác dầu mỏ và khí đốt  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông: Bắc Kinh lại chọc giận Việt Nam

Tại buổi làm việc sáng 14.10 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (Ủy ban TƯ. MTTQ) Hầu A Lềnh đã có báo cáo gửi Quốc hội.

Theo đó, cử tri nhân dân đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiện toàn hệ thống chính trị, tăng cường kiểm soát quyền lực nhất là trong công tác cán bộ, đấu tranh, phòng chống tham nhũng lãng phí “không ngừng nghỉ”, “không có vùng cấm”. Quốc hội tiếp tục có nhiều đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật, hoạt động chất vấn, giải trình có tiến triển rõ rệt, nâng cao tinh thần dân chủ và phản ánh sát thực hơn ý chí, nguyện vọng của cử tri và Nhân dân. Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, điều hành sâu sát và tập trung giải quyết nhiều vấn đề nhân dân quan tâm.

Đặc biệt, cử tri vô cùng băn khoăn lo lắng đến vấn đề Biển Đông, nhất là những diễn biến phức tạp tại khu vực Bãi Tư Chính cũng như vấn đề bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với các đảo, quần đảo trên Biển Đông. Bên cạnh đó, hệ lụy, tác động của chiến tranh thương mại giữa các nước lớn, việc thi hành kỷ luật, kỷ cương hành chính còn chuyển biến chậm, nạn quan liêu tham nhũng, lãng phí mới chỉ được ngăn chặn ở mức độ nhất định, việc giải quyết khiếu nại tố cáo chưa triệt để gây bức xúc ở nhiều địa phương.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói về vấn đề Biển Đông

Trước đó, ngày 13.10, tại buổi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 14, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cùng đoàn ĐBQH tỉnh Long An đã gặp gỡ, trao đổi với đông đảo quần chúng nhân dân, cử tri tại huyện Bến Lức và Đức Huệ tỉnh Long An.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông?

Tại buổi tiếp xúc, cử tri bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc trước những diễn biến căng thẳng thời gian qua trên Biển Đông.

Trả lời ý kiến của cử tri về vấn đề Biển Đông, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cho biết:

“Chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông thông qua biện pháp hòa bình, trên tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS)”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала