Khởi tố vụ án tổ chức môi giới cho 400 người trốn đi nước ngoài

© Fotolia / DD ImagesHộ chiếu Việt Nam
Hộ chiếu Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Công an tỉnh Nghệ An vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can bắt tạm giam 4 đối tượng để điều tra về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Đường dây lừa đảo hơn 400 người đi xuất khẩu lao động

Ngày 26/10, theo báo cáo của Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Nghệ An, đơn vị này vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 4 bị can để điều tra về tội “Tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài”.

Theo đó, danh tính bốn bị can bị bắt tạm giữ là: Lê Duy Anh (40 tuổi, trú xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội), Trần Thị Thành (SN 60 tuổi, trú phường Hưng Phúc, TP Vinh), Hồ Thị Hằng (54 tuổi, trú phường Trường Thi, TP Vinh) và Trần Thị Hà (45 tuổi, trú tại TX Thái Hòa, tỉnh Nghệ An).

Các đối tượng trên liên quan đến việc lừa đảo hơn 400 người đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Úc. Trong đó, Lê Duy Anh với vai trò là giám đốc Trung tâm Đào tạo tư vấn du học Chấn Hưng (trụ sở đóng tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội) được xác định là người cầm đầu.

Theo Cơ quan An ninh điều tra, Lê Duy Anh - Giám đốc Trung tâm Đào tạo tư vấn du học Chấn Hưng (Hà Nội) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tuy nhiên, từ tháng 9/2015 đến tháng 1/2019, Anh và Hoàng Văn Toản (57 tuổi, trú thị trấn Thanh Miện, huyện Thanh Miện, Hải Dương) đã câu kết với Trần Thị Thành (60 tuổi, trú tại phường Hưng Phúc, TP Vinh, Nghệ An), Hồ Thị Hằng (54 tuổi, trú phường Trường Thi, TP Vinh), Trần Thị Hà (45 tuổi, trú xã Đông Hiếu, thị xã Thái Hòa, Nghệ An), Trương Thị Hoa (trú Hà Nội) để tuyển người lao động đi làm việc tại Úc.

Qua nhiều kênh khác nhau, các bị can đã nhận hồ sơ của 400 khách hàng là người dân tại nhiều địa phương và hàng trăm nghìn đô để làm thủ tục xuất cảnh tại Úc. Tuy nhiên, sau khi nhận hồ sơ và tiền đặt cọc, đến nay chưa một lao động nào được xuất cảnh.

Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Nghệ An thông báo cho nhân dân biết ai đã từng nộp tiền, hồ sơ cho các đối tượng trên để làm thủ tục đi Úc xuất khẩu lao động thì đến Cơ quan An ninh điều tra Nghệ An trình báo để có cơ sở để giải quyết các quyền lợi liên quan.

Trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày ra thông báo này, nếu các tổ chức, cá nhân không đến liên hệ làm việc thì Cơ quan An ninh điều tra sẽ xử lý theo quy định.

Cây xăng xảy ra vụ cướp - Sputnik Việt Nam
Công an công bố hình ảnh nghi phạm, truy tìm kẻ giết nữ nhân viên cây xăng ở Nghệ An

Tình hình tội phạm mua bán người trong giai đoạn hiện nay

Bộ Quốc phòng vừa có báo cáo tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Nghị định 09/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống mua bán người. Theo đó, từ năm 2013 đến nay, tội phạm mua bán người (TPMBN) có diễn biến phức tạp tập trung tại các tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Gia Lai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc được nhận định là tuyến trọng điểm nhất về hoạt động của TPMBN. Đây vừa là nơi trực tiếp xảy ra tội phạm, vừa là địa bàn trung chuyển nạn nhân từ các tỉnh, thành phố trong cả nước sang Trung Quốc.

Về tuyến biên giới Việt Nam - Lào, các đối tượng tìm cách lừa gạt nạn nhân cư trú ở các huyện biên giới đưa ra các tỉnh phía Bắc bán sang Trung Quốc.

Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, hoạt động mua bán người diễn ra theo hai chiều: vừa lừa bán nạn nhân người Việt Nam sang Campuchia, vừa trung chuyển nạn nhân từ Campuchia đưa qua Việt Nam để bán sang Trung Quốc.

Nạn nhân của TPMBN không chỉ có phụ nữ, trẻ em như trước đây mà đã xuất hiện tình trạng mua bán nam giới, mua bán trẻ sơ sinh, bào thai... Tuy nhiên, nạn nhân của TPMBN chủ yếu vẫn là phụ nữ, độ tuổi từ 16 đến 28, nhận thức xã hội và pháp luật hạn chế, không có việc làm ổn định, muốn lấy chồng nước ngoài để được đổi đời hoặc các em gái ở tuổi mới lớn dễ tin, thích du lịch, khám phá nên dễ bị dụ dỗ, lừa gạt hoặc đe dọa, khống chế.

Theo số liệu của Bộ Quốc phòng, từ năm 2013 đến tháng 6/2019, lực lượng Bộ đội Biên phòng phát hiện, xử lý 487 vụ và 1.154 người. Trong đó, lực lượng biên phòng giải cứu 613 nạn nhân.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала