Tạo thuận lợi cho doanh nhân Việt Nam tại Nga và cho doanh nhân Nga tại Việt Nam

© AP Photo / Chitose SuzukiNhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội
Nhà máy Thuong Dinh Shoe tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Quan hệ kinh tế thương mại giữa Nga và Việt Nam đang phát triển khá năng động. Sau khi ký kết Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu (Viet Nam - EAEU FTA), kim ngạch thương mại hai chiều giữa Nga và Việt Nam tăng thêm một phần ba mỗi năm và có thể đạt 7 tỷ USD vào năm 2019.

Nhưng, nếu so sánh với kim ngạch thương mại của Việt Nam với các đối tác chính, như Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU, thì con số này không gây ấn tượng và không đáp ứng tiềm năng kinh tế và mức độ quan hệ chính trị Nga-Việt. Trong năm 2018, Nga đã đầu tư vào Việt Nam với 123 dự án và tổng vốn đăng ký là 932 triệu USD, và Việt Nam cũng có 22 dự án đầu tư vào Liên bang Nga với tổng số vốn đầu tư mới và tăng vốn đạt gần 3 tỷ USD. Các dự án nuôi bò sữa và chế biến sữa do Tập đoàn TH True Milk đầu tư tại Nga đã trở thành điểm sáng trong quan hệ song phương. Còn Nga có nhiều dự án nhỏ ở Việt Nam.

Người đứng đầu bộ phận kinh tế của Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Văn Bình tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg (SPIEF)  - Sputnik Việt Nam
SPIEF-2019: Nga và Việt Nam thảo luận về sự phát triển của quan hệ kinh tế thương mại

Gần đây, giới doanh nghiệp Nga bắt đầu thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng đến Việt Nam, nhiều doanh nhân từ các vùng miền khác nhau của Nga đang cố gắng đưa sản phẩm của họ ra thị trường Việt Nam. Như nhiều chuyên gia lưu ý, một trong những lý do cho sự hiện diện khiêm tốn của Nga tại thị trường này là do việc các doanh nhân Nga thiếu thông tin về phong tục, truyền thống và luật pháp Việt Nam, về những  đặc điểm của hệ thống kinh doanh tại quốc gia này. Và các doanh nhân Việt Nam cũng thiếu thông tin về thị trường Nga. Như chúng tôi đã đưa tin, trong năm nay đã tổ chức nhiều hội thảo và diễn đàn về chủ đề này, giới thiệu  với các doanh nhân Nga về Việt Nam và giới thiệu về Nga với các doanh nhân Việt Nam. Chẳng hạn, mới đây tại Hà Nội đã tổ chức "Đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp và lãnh đạo Chính phủ Việt Nam - Liên bang Nga", nhằm đẩy mạnh, mở rộng hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại giữa hai nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Trịnh Đình Dũng và Phó Thủ tướng Liên bang Nga Maxim Akimov đã tham dự sự kiện này. Từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 11, tại Cung Triển lãm kiến trúc quy hoạch quốc gia ở Hà Nội sẽ tổ chức Triển lãm quốc tế Việt- Nga và Diễn đàn Xúc tiến thương mại và đầu tư Việt- Nga.

Một bước quan trọng khác trong quá trình phát triển sự hợp tác kinh tế và thương mại giữa hai nước là cuốn sách sẽ ra mắt trong những tháng tới. Cuốn sách này viết về cơ sở pháp lý cho các doanh nghiệp ở Nga và ở Việt Nam. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, nhà biên soạn từ phía Nga, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật Châu Á, Khoa Luật, Đại học quốc gia MGU, Phó giáo sư Alexander Molotnikov nói về cuốn sách này.

Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp đón Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Putin: Nga và Việt Nam mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và chính trị
“Hướng hoạt động chính của Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật Châu Á là tương tác với các luật sư của Đông Á và Đông Nam Á. Ý tưởng xuất bản cuốn sách này đã xuất hiện nhờ Đại sứ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Liên bang Nga, ông Ngô Đức Mạnh, ông đã tốt nghiệp Khoa Luật của Đại học Quốc gia MGU năm 1985 và 4 năm sau, vào năm 1989, ông đã bảo vệ luận án phó tiến sĩ luật học. Năm ngoái, ông Ngô Đức Mạnh đã đến thăm trường đại học MGU mà ông đã trải qua những năm có tính quyết định tương lai sự nghiệp. Ông đã đến Trung tâm của chúng tôi và nêu ra vấn đề: doanh nhân của cả hai nước đang thiếu thông tin pháp lý. Các giáo sư và giáo viên Khoa Luật của Đại học Quốc gia Matxcơva đã chuẩn bị một phần của cuốn sách về cơ sở pháp lý của hoạt động kinh doanh ở Nga, và các đồng nghiệp của chúng tôi từ Khoa Luật của Đại học Quốc gia Hà Nội - một phần về Việt Nam. Bây giờ các phần có liên quan đang được dịch sang tiếng Nga và tiếng Việt”.

Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách này sẽ tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nhân Việt Nam tại Nga và các doanh nhân Nga tại Việt Nam, sẽ góp phần tăng cường liên hệ kinh doanh và phát triển hợp tác kinh tế Nga-Việt.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала