Việt Nam sẽ bắt đầu thiếu điện từ năm 2021?

© Ảnh : Screenshot/YoutubeNhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nhìn từ flycam
Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 nhìn từ flycam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Dự báo từ năm 2021, Việt Nam sẽ thiếu điện nghiêm trọng nếu không thúc đẩy đầu tư nguồn điện mới.

Việt Nam có nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng năm 2021-2025

Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển điện lực vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (quy hoạch điện VII) điều chỉnh đến quý III/2019.

EVN Hà Nội - Sputnik Việt Nam
Vì sao Tập đoàn Điện lực Việt Nam bị thanh tra tài chính?

Báo cáo cho thấy, các năm 2019-2020 hệ thống điện có thể đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, do hệ thống điện gần như không có dự phòng nguồn điện nên trong năm 2020 có thể đối mặt nguy cơ thiếu điện trong các tình huống cực đoan như: Nhu cầu dùng điện cao hơn dự báo; lưu lượng nước về các hồ thủy điện kém; nhiên liệu than, khí cho phát điện thiếu hụt so với dự kiến.

Dại diện Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết doanh nghiệp (DN) này đang gặp nhiều khó khăn khi vận hành hệ thống điện trong 3 tháng cuối năm và năm 2020 do nhu cầu điện dự báo tiếp tục tăng trưởng cao, trong khi hệ thống điện hầu như không có dự phòng nguồn điện. Huy động nguồn từ thủy điện gặp khó do nhiều hồ đang ở gần mực nước chết.

Việc cung ứng than cho phát điện cũng chẳng khá hơn trong khi nguồn khí trong nước đã suy giảm. Để đảm bảo cho phát điện, EVN đã phải huy động nguồn chạy dầu với 178 triệu kWh, giá thành điện bị đội lên. Trong khi đó, nguồn điện tái tạo đưa vào vận hành và tăng trưởng cao, gây ảnh hưởng đến an toàn vận hành và ổn định hệ thống điện.

Được biết, giai đoạn 2021-2025, sản lượng điện sản xuất cần bổ sung bình quân 26,5 tỷ kWh/năm. Do nhiều dự án nguồn điện lớn và các chuỗi dự án khí bị chậm tiến độ so với quy hoạch, nên báo cáo cho rằng hệ thống sẽ bị thiếu điện trong cả giai đoạn 2021-2025.

Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thiếu điện

Theo Bộ Công Thương, các dự án nguồn điện, đặc biệt là các dự án ngoài EVN, thường bị chậm so với quy hoạch ảnh hưởng tới việc đảm bảo cung ứng điện. Theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh, giai đoạn 2016-2030 có tổng cộng 116 dự án nguồn điện cần được đầu tư và đưa vào vận hành (chưa bao gồm các dự án năng lượng tái tạo).

Thiết bị biến áp điện ở ngoại ô thành phố Saki ở Crưm - Sputnik Việt Nam
Liệu Việt Nam có tránh được khủng hoảng năng lượng?

Tại báo cáo này, Bộ Công Thương lưu ý về nguy cơ thiếu hụt điện trong thời gian tới do việc chậm tiến độ của các dự án điện.

Chi tiết hơn, báo cáo của Ban chỉ đạo cho biết: Giai đoạn 2016-2030, Tập đoàn Điện lực Việt Nam được giao đầu tư 24 dự án với tổng công suất hơn 15,2 nghìn MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 cần hoàn thành 14 dự án với tổng công suất trên 7,1 nghìn MW.

Trong tổng số 24 dự án, thì 9 dự án đã phát điện và 15 dự án đang ở bước đầu tư xây dựng hoặc chuẩn bị đầu tư. Dự kiến 6 dự án đúng tiến độ và 9 dự án chậm tiến độ.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được giao đầu tư làm chủ đầu tư 8 dự án trọng điểm nguồn điện với tổng công suất 11,4 nghìn MW. Trong đó giai đoạn 2016-2020 có 3 dự án và giai đoạn 2021-2025 có 5 dự án.

“Đến nay, cả 8 dự án đều gặp khó khăn, vướng mắc và không thể hoàn thành theo tiến độ trong quy hoạch điện VII điều chỉnh”, - báo cáo nhấn mạnh.

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ thiếu điện là do nhiều dự án điện và dự án đường giao thông, đất đai và phát triển đô thị thiếu kết nối với nhau. Vấn đề thiếu nguyên liệu thô, như khí ga, gây khó khăn cho việc vận hành các nhà máy nhiệt điện.

Tổ chức Air Visual đưa thành phố Hà Nội vào Bảng xếp hạng 10 thành phố có chất lượng không khí xấu nhất thế giới và xếp hạng Hà Nội là thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới (chỉ số AQI luôn trên 200 - mức xấu).  - Sputnik Việt Nam
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP.HCM: Phải nhìn thẳng vào vấn đề

Ngoài ra, có những dự án đã được sửa đổi nhiều lần vì các nhà thầu cần chọn địa điểm mới để đặt trạm điện nhằm tránh dẫm lên các dự án đã có ở các khu vực khác. Ngoài ra, vấn đề giải tỏa đất đai là một thách thức khác, do dân không chấp nhận tiền đền bù được đưa ra.

Điện mặt trời không đáp ứng đủ

Theo ông Võ Quang Lâm, Phó Tổng giám đốc EVN, cho biết, thời gian qua, công nghệ điện mặt trời đã phát triển bùng nổ tuy nhiên cũng không thể “gánh” được nguồn điện bị thiếu hụt.

“Hiện tại, tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống điện là 48.000 MW, song mức độ khả dụng chỉ là 39.000 MW. Với tốc độ tăng trưởng sử dụng điện trên 10%/năm, nghĩa là năm tới phải có thêm khoảng 4.000 MW nữa, tương đương cần 43.000 MW, không biết lấy đâu ra mà sẵn sàng”, - ông Lâm cho biết.

Ngoài ra, nếu lấy tổng lượng điện thương phẩm của năm 2019 là 212 tỷ kWh chia cho 365 ngày thì mỗi ngày cần khoảng 750 triệu kWh. Trong khi đó, điện mặt trời quan trọng nhưng lúc cao điểm chỉ đáp ứng 27 triệu kWh/1 ngày.

Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 đã vận hành từ năm 2015 (Ảnh minh họa)  - Sputnik Việt Nam
Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức Lễ khánh thành dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 4

Theo ông Lâm, điện mặt trời chỉ đáp ứng được một phần nhỏ, lượng điện thiếu hụt còn lại phải bù vào bằng các nguồn điện truyền thống khác như điện than, điện khí, thuỷ điện. Tuy nhiên, hiện nay, khai thác than khó khăn, công suất không cải thiện trong khi giá lại tăng dẫn tới phải nhập khẩu than, khí.

“Các nguồn năng lượng truyền thống đã cạn kiệt, chúng ta đang phải nhập khẩu than, sắp tới nhập khí hóa lỏng. Nhiệt điện cũng rất nhiều vấn đề, người dân nhiều nơi phản đối vì cho rằng gây ô nhiễm. Thủy điện đã hết nguồn công suất vừa và lớn. Vì một số lý do, chúng ta phải dừng (điện hạt nhân), nhưng về lâu dài tôi lo một ngày nào đó chúng ta phải quay trở lại với điện hạt nhân”, - ông Quân chia sẻ.
Việt Nam tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc

Để giải quyết tình trạng thiếu điện, một trong các giải pháp được đưa ra là tăng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc.

Tháng 7/2019, EVN đã đàm phán với phía Trung Quốc về việc tăng nhập khẩu điện từ Trung Quốc lên 3,6 tỉ kWh/năm từ năm 2021 với giá điện giữ nguyên như hợp đồng hiện nay.

Các công trình giao thông đang xây dựng, tắc đường, khói thải từ các phương tiện xe máy, ô tô là các nguyên nhân chính gây ô nhiễm. - Sputnik Việt Nam
Vì sao không khí Việt Nam ngày càng ô nhiễm?

Giai đoạn 2023-2025 sẽ nâng tổng công suất nhập khẩu tại Lào Cai và Hà Giang lên 2.000 MW, sản lượng khoảng 7-9 tỉ kWh/năm. Đồng thời, theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, giá mua điện Trung Quốc cạnh tranh hơn so với khung giá mua điện từ Lào và thấp hơn mức giá trung bình của các nhà máy nhiệt điện than hiện nay (trên 7 cent/kWh).

Lào nhất trí bán 5000 MW điện cho Việt Nam. Xuất khẩu điện hiện nay của Lào sang Việt Nam chỉ vào khoảng 300 MW, dự kiến tăng lên 1.000 MW vào năm 2020, hi vọng sẽ tăng xuất khẩu điện sang Việt Nam là 3.000 MW vào năm 2025 và hơn 5.000 MW vào năm 2030.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала