Nguy cơ quốc phòng, tình hình rất nguy hiểm, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết

© Hải Quân/ ZingĐại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng).
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý (Đà Nẵng). - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam cần phải cân nhắc chính sách mở cửa biên giới quốc gia. Nhiều ĐBQH lo ngại miễn thị thực cho khách nước ngoài vào khu kinh tế ven biển sẽ làm tăng nguy cơ an ninh quốc phòng. Phải đặt lợi ích của quốc gia, của nhân dân lên trên hết.

ĐBQH lo ngại hình thức “núp bóng du lịch”

Ngày 14.11, Quốc hội Việt Nam đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm đã tham gia giải trình, làm rõ thêm ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật trên.

Theo đó, tham gia thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Quản lý Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam trong phiên làm việc hôm nay, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng nên siết chặt quy định thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế, khu chế xuất, trong đó cân nhắc việc quy định miễn thị thực cho người nước ngoài và khu kinh tế ven biển, gồm nhà đầu tư, người lao động, những người vào làm ăn cần xác minh đúng mục đích.

Người phụ nữ  bán hàng rong trên đường phố Hà Nội được trang hoàng nhân ngày lễ quốc gia - Sputnik Việt Nam
Nguy cơ an ninh quốc phòng nhìn từ việc người Việt đứng tên mua nhà cho người nước ngoài

Về việc quy định của Chính phủ Việt Nam quyết định khu kinh tế ven biển được miễn thị thực với người nước ngoài khi đáp ứng đủ 3 điều kiện là còn quá lỏng lẻo và thiếu các bằng chứng thuyết phục, các đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định này sẽ làm tăng nguy cơ về quốc phòng an ninh, nhất là khi miễn thị thực không phải là giải pháp tối ưu để thu hút khách du lịch, mà thu hút khách du lịch phải bằng sản phẩm du lịch, bảo tồn văn hóa, di sản văn hóa và tạo môi trường tốt, an toàn.

Tham gia phát biểu thảo luận tại nghị trường các đại biểu Quốc hội dành sự quan tâm đến Khoản 3, Điều 46 của dự thảo Luật: Theo đó “giao Chính phủ quyết định khu kinh tế ven biển miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh nếu đáp ứng đủ các điều kiện có sân bay quốc tế; có không gian riêng biệt, có ranh giới địa lý xác định, được cách biệt với lãnh thổ bên ngoài, phù hợp với chính sách phát triển kinh tế-xã hội và không làm phương hại đến quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam”.

Chính phủ nhấn mạnh, quy định này nhằm luật hóa việc tiếp tục áp dụng miễn thị thực với thời hạn tạm trú 30 ngày cho người ngoài nhập cảnh đảo Phú Quốc theo quyết định 80 năm 2013 của Thủ tướng. Đồng thời là cơ sở pháp lý để nghiên cứu áp dụng đối với các khu kinh tế ven biển có điều kiện tương tự.

Tuy nhiên, trước vấn đề này, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Thúy (đoàn Đà Nẵng) cho rằng: “Dễ thấy dự thảo luật còn nhiều kẽ hở”, trong đó có quy định giao Chính phủ quyết định khu kinh tế ven biển miễn thị thực cho người nước ngoài nhập cảnh cần phải cân nhắc lại, bởi nó có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội”.

Khách du lịch trên thuyền trong cuộc du ngoạn dọc sông Ngô Đồng ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tiếp tục thực hiện chính sách thị thực cởi mở để phát triển du lịch
Theo ĐB Đà Nẵng, dự thảo lấy lý do luật hóa Quyết định 80 năm 2013 của Thủ tướng về việc ban hành một số cơ chế đặc thù phát triển huyện đảo Phú Quốc là người nước ngoài vào đây được miễn thị thực 30 ngày mà thiếu bằng chứng thuyết phục về sự cần thiết tiếp tục thực hiện quy định.

“Thực tế hơn 4 năm thực hiện ở một huyện đảo xa đất liền là Phú Quốc không có nghĩa có thể áp dụng cho các khu vực kinh tế ven biển. Trong bối cảnh vùng biển nước ta đang bị vi phạm nghiêm trọng, quy định như dự thảo có thể dẫn đến nguy cơ cao hơn về sự xâm nhập của người nước ngoài núp dưới danh nghĩa du lịch”, bà Nguyễn Thị Kim Thúy cho biết.

Vị đại biểu Đà Nẵng đề nghị việc mở cửa biên giới cho người nước ngoài cần đi đôi với tăng cường quản lý trong phạm vi lãnh thổ với nguyên tắc tối thượng không vì tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và các lý do kinh tế mà ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh.

“Tôi thiết nghĩ, việc mở cửa biên giới cho người nước ngoài cần đi liền với tăng cường quản lý trong phạm vi lãnh thổ. Nguyên tắc tối thượng là không vì tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài và các lý do kinh tế mà làm ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh. Quy định miễn thị thực cho người nước ngoài ở các khu kinh tế ven biển có thể làm tăng nguy cơ đối với quốc phòng, an ninh khi mà việc kiểm soát lưu trú và xuất cảnh còn lỏng lẻo”, bà Kim Thúy nhấn mạnh.

Xem xét, thận trọng với quy định miễn thị thực ở các khu kinh tế ven biển

Tham gia thảo luận về vấn đề này, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TP.HCM) cho rằng, vấn đề không phải cứ miễn thị thực là thu hút được khách du lịch, mà phải đơn giản hóa quy trình cấp thị thực, tạo thuận lợi cho khách du lịch.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNĐại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa phát biểu.
Nguy cơ quốc phòng, tình hình rất nguy hiểm, phải đặt lợi ích quốc gia lên trên hết - Sputnik Việt Nam
Đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh Trương Trọng Nghĩa phát biểu.
“Không phải miễn thị thực là thu hút được khách. Chúng ta phải thu hút du lịch bằng các sản phẩm du lịch, phải tổ chức xã hội một cách an toàn, có văn hoá… Thêm nữa, cần nghiên cứu đối tượng nào cần thu hút để có định hướng ưu tiên, chọn lọc”, ông Nghĩa khẳng định.

Khách du lịch tham quan khu du lịch Bái Đính - Tràng An - Sputnik Việt Nam
Đề xuất sửa đổi chính sách thị thực để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam
Vị ĐBQH cũng nêu ví dụ về nền du lịch Thái Lan khi quốc gia này cũng buộc phải đóng của một số khu du lịch trọng điểm để phục hồi môi trường bị ô nhiễm, phải chịu thiệt hại hàng tỷ USD. Nhưng tất cả đều nhằm phục vụ mục đích phát triển bền vững.

“Càng mở cửa, du lịch càng tăng thì càng phải quản lý việc xuất nhập cảnh chặt chẽ hơn. Người vào đông sẽ có người tốt, người vi phạm. Trong số người vi phạm có người vô tình, người cố tình như các phần tử khủng bố, ma tuý, cờ bạc quốc tế”, ĐB Trương Quang Nghĩa nêu.

Nói về điều kiện miễn thị thực ở khu kinh tế ven biển, ông Nghĩa băn khoăn khi người vào không có bất kỳ điều kiện nào.

“Đặc biệt pháp luật nước ta đã quy định khu kinh tế ven biển không được miễn thị thực. Chúng ta đã miễn thị thực theo các Hiệp định thương mại tự do, miễn thị thực đơn phương, có thể xin thị thực điện tử và xin thị thực ngay tại sân bay. Không thể miễn thị thực một cách vô điều kiện được, càng dễ dãi thì nguy cơ rủi ro cũng tăng lên. Như vậy quá lỏng lẻo”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Tình trạng phạm pháp của người nước ngoài ở Việt Nam ngày càng tăng

Phát biểu về vấn đề này, ĐBQH đoàn Hà Nội Trần Thị Quốc Khánh cho rằng, thời gian vừa qua, với chính sách mở cửa thông thoáng của Chính phủ đã thu hút được nhiều người nước ngoài đến đầu tư sản xuất, kinh doanh làm dịch vụ và lao động. Tuy nhiên, người nước ngoài đến Việt Nam ngày càng nhiều thì tình trạng vi phạm pháp luật của họ cũng ngày càng tăng lên.

Philippines President Rodrigo Duterte gestures during a news conference upon his arrival from a state visit in Vietnam at the International Airport in Davao city, Philippines September 30, 2016. - Sputnik Việt Nam
Thêm một nỗ lực biến Biển Đông thành khu vực hoạt động kinh tế chung?

Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội trong khuôn khổ kỳ họp này cũng có báo cáo cho thấy tính đến năm 2018 đã có 6 vụ việc nhà đầu tư nước ngoài khởi kiện Nhà nước Việt Nam. Ngoài ra, một số vụ việc khác, nhà đầu tư cũng đang có ý định khởi kiện, những điều này gây nên những ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư kinh doanh và gây tốn kém về thời gian cũng như nguồn lực để xử lý những việc này.

Bà Khánh nêu tình trạng ngày càng nhiều người nước ngoài sang Việt Nam dưới vỏ bọc doanh nghiệp, đầu tư, du lịch. Tuy nhiên, họ lại sử dụng nhà trọ, khạch sạn để lắp đặt các thiết bị để điều hành các đường dây đánh bạc rất tinh vi, khó kiểm soát, số lượng tiền và ngoại tệ thu giữ lớn.

Nói về chính sách đặc thù ở đảo Phú Quốc khi người nước ngoài được miễn thị thực 30 ngày, bà Khánh nêu nhiều vấn đề về tình hình quản lý đất đai, phân lô bán nền trên đất rừng đặc dụng và ô nhiễm môi trường.

“Chúng ta đã nhìn thấy tình trạng xây dựng phá nát quy hoạch của Phú Quốc trong nhiều năm qua. Nhiều người lo rằng, Phú Quốc không còn là đảo ngọc mà chúng ta mong muốn như ngày xưa, tình hình rất nguy hiểm”, ĐB Trần Thị Quốc Khánh nhấn mạnh.

Vị đại biểu đề nghị siết chặt quản lý Nhà nước, tránh sơ hở, gây khó khăn cho công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật của người nước ngoài ở Việt Nam.

Đại biểu Quốc Khánh đồng tình với quan điểm không miễn thị thực cho người nước ngoài vào khu kinh tế ven biển và nhắc lại lập trường, phải đặt lợi ích của quốc gia, của nhân dân lên trên hết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала