Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay gay gắt hơn?

© AP Photo / Bullit MarquezBiển Đông
Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng về cái gọi là “Việt Nam gây tình hình phức tạp ở Biển Đông” đều nhằm mục đích che đậy và biện hộ cho những mục tiêu, những thủ đoạn và dã tâm hướng tới độc chiếm Biển Đông.

Ngày 8.11, Trung Quốc kêu gọi Việt Nam tránh hành động có thể làm phức tạp vấn đề hay làm suy yếu nền hòa bình và ổn định trên Biển Đông. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng (Geng Shuang) còn khẳng định trước báo giới rằng, “Cốt lõi các vấn đề tranh chấp trên Biển Đông nằm ở Việt Nam cùng những yêu sách nhằm xâm chiếm và kiểm soát các đảo của Trung Quốc”, khi trả lời câu hỏi của phóng viên yêu cầu nêu phản ứng của Trung Quốc trước việc Việt Nam có thể theo đuổi vụ kiện chống lại Bắc Kinh liên quan đến những căng thẳng trên Biển Đông thời gian qua.

Vì sao Trung Quốc bắt đầu gay gắt hơn trong việc lên án Việt Nam trong thời điểm hiện nay? Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng đưa ra những cáo buộc vô lý, bịa đặt để vu cáo Việt Nam về vấn đề chủ quyền biển và hải đảo ở Biển Đông chứng tỏ điều gì?

Trung Quốc muốn tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông

Theo nhà phân tích những vấn đề quân sự và quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì không có ai ngạc nhiên về dã tâm lâu dài của Trung Quốc muốn độc chiếm Biển Đông.

“Thực hiện dã tâm này, Trung Quốc muốn tạo thế có lợi cạnh tranh với đối thủ là Mỹ ở điểm tiếp giáp đặc biệt là Biển Đông, được coi là cái “cầu nối” có vị trí chiến lược giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có vai trò quan trọng không kém so với kênh đào Panama nối Thái Bình Dương với Đại Tây Dương, so với kênh đào Suez nối Địa Trung Hải với Ấn Độ Dương cũng như eo biển Gibranta nối Địa Trung Hải với Đại Tây Dương”, - Ông Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

Cảnh Sảng, phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc kêu gọi đối thoại hòa bình, Việt Nam nói không nhượng bộ
Trong sự cạnh tranh này, Trung Quốc một mặt dùng sức mạnh kinh tế để “mua chuộc” các tầng lớp lãnh đạo các quốc gia ven Biển Đông; mặt khác, dùng sức ép chính trị, quân sự để đe dọa những quốc gia mà Trung Quốc cho là “cứng đầu”. Những quốc gia này đã kiên quyết và kiên trì bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông theo đúng quy định của Hiến chương Liên Hợp quốc 1946 và Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS-1982). Là một thành viên tham gia UNCLOS-1982, Trung Quốc đã coi Công ước này như một “vật cản” đối với âm mưu bành trướng của họ trên Biên Đông, đã phớt lờ phán quyết ngày 12-6-2016 của Tòa Trọng tài quốc tế PCA bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò”phi lý của Trung Quốc.

Nhưng, tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay mạnh hơn, gay gắt hơn? Nó có những điểm gì khác so với cách đây 5 năm?

Theo nhà phân tích những vấn đề quân sự và quốc tế Nguyễn Minh Tâm thì có tám điểm khác nhau (8 mục tiêu) trong chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc hiện nay.

8 cái mới trong chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc hiện nay

Thứ nhất, nếu như năm 2014, Trung Quốc lén lút đưa giàn khoan HD-891 vào vùng EEZ ở ngoài khơi Quảng Ngãi của Việt Nam hòng tạo ra một sự đã rồi để cố biến một vùng không tranh chấp thành một vùng tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, thì năm nay, hoạt động của tàu Haiyang Dizhi 08 của Trung Quốc nhằm nhiều mục đích cùng lúc. Năm nay, chiến thuật giả tạo vùng tranh chấp (“vùng xám”) của Trung Quốc ở phía Bắc bãi Tư Chính là hoạt động lợi dụng quy định của UNCLOS-1982 về việc “đi qua không gây hại” của các tàu thuyền phi quân sự trên vùng EEZ của nước khác.

Vì vậy, mục tiêu giả tạo một “vùng xám” trong EEZ của Việt Nam vẫn là mục tiêu chính của các hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam từ phía Trung Quốc. Bên cạnh đó Trung Quốc còn nhằm nhiều mục tiêu khác với nhiều thủ đoạn tổng hợp tinh vi hơn, quy mô hơn so với trước đây.

Thứ hai, mục tiêu quấy rối, cản trở các hoat động liên doanh khai thác dầu khí của Việt Nam với các đối tác như Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Na Uy. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc một mặt tung dư luận vu cáo Việt Nam cả trên làn sóng truyền hình, phát thanh và internet toàn cầu. Mặt khác, trên thực địa, Trung Quốc không chỉ quấy rối, cản trở bằng tàu bè mà còn dùng loa phóng thanh công suất lớn gắn trên tàu Haiyang Dizhi 08 và các tàu hải cảnh liên tục phát các cảnh báo về việc các công ty nước ngoài đã “nghe lời xúi giục của Việt Nam” xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc. Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc nhằm cản trở và phá hoại các hoạt động thăm dò khai thác của Việt Nam trên EEZ của Việt Nam.

quả địa cầu - Sputnik Việt Nam
Cuộc chiến tâm lý mới của Trung Quốc nhằm vào Việt Nam?

Thứ ba, Trung Quốc muốn hạ uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Năm 2020, Việt Nam đảm nhận hai vai trò quốc tế đặc biệt quan trọng, vừa là Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 và Chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2020. Để thực hiện mục tiêu này, từ giữa năm 2018 đến nay, bộ máy truyền thông của Trung Quốc đã gia tăng các hoạt động tuyên truyền bịa đặt, vu cáo Việt Nam đi đôi với các hoạt động vận động công khai và ngấm ngầm cho chủ thuyết “đường lưỡi bò” vô lý.

Thứ tư, Trung Quốc đẩy mạnh việc tuyên truyền cho cái gọi là “vùng nước lịch sử”, (tức “đường lưỡi bò” phi lý) bằng các thủ đoạn mới. Bên cạnh việc huy động bộ máy tuyên truyền công khai tăng dày mật độ thông tin về “đường lưỡi bò”, Trung Quốc ngấm ngầm đưa nội dung này vào các tài liệu, vật dụng .v.v… Nếu như năm 2008, Trung Quốc chỉ đưa bản đồ có hình “đường lưỡi bò” vào góc dưới bên phải màn hình trung các buổi truyền hình Olympic Bắc Kinh và năm 2014, chỉ dám đưa hình ảnh “đường lưỡi bò” vào hộ chiếu dưới hình thức bóng chìm, hình nền của các trang hộ chiếu thì nay, thủ đoạn này vẫn tiếp tục được thực hiện và hơn thế nữa, đã được Trung Quốc mở rộng ra nhiều hình thức khác.

Đó là hình “đường luỡi bò” trên các phim hoạt hình mà Trung Quốc hợp tác với điện ảnh Mỹ được lồng ghép một cách tinh vi, khó nhận biết.

© Depositphotos.com / Furian"Đường lưỡi bò"
Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay gay gắt hơn? - Sputnik Việt Nam
"Đường lưỡi bò"

Đó là hình “đường lưỡi bò” được gài trong thiết bị định vị vệ tinh gắn trên các xe của một số hãng ô tô Mỹ và phương Tây sản xuất tại Trung Quốc. Một số xe này đã nhập khẩu vào Việt Nam và bị cơ quan chức năng Việt Nam phát hiện.

Đó là hình ảnh “đường lưỡi bò” được in trên một số thiết bị điện, thiết bị thông tin-tin học, thiết bị gia dụng của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam.

Đó là hình ảnh “đường lưỡi bò” được in trong các cuốn giáo trình tiếng Trung mà các nhà “giáo dục học” Trung Quốc đã “biếu” cho một số giảng viên Việt Nam sang Trung Quốc dự hội thảo. Do mất cảnh giác, những người này đã đem các tài liệu đó về Việt Nam nhân bản tại Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ để phát cho giảng viên và sinh viên. Hiện số tài liệu này đang bị thu hồi và tiêu hủy.

USS Nimitz, USS Chosin, USS Sampson và USS Pinkney ở Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Ai đang bắt nạt ai trên Biển Đông?

Đó là việc Trung Quốc lợi dụng các mạng xã hội như Google Map, Facebook, Zalo để “cướp” hai huyện đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam rồi gắn nó vào bản đồ Trung Quốc cũng như đăng lên các hình ảnh “đường lưỡi bò” phi lý và phi pháp.

Thứ năm, Trung Quốc  làm phân tâm sự chú ý của thế giới đối với những diễn biến phức tạp đang diễn ra tại Hồng Công. Bịa đặt và vu cáo Việt Nam làm phức tạp tình hình ở Biển Đông, Trung Quốc muốn hướng sự chú ý của dư luận quốc tế cũng như sự quan tâm của người dân Trung Quốc ra ngoài biên giới, che giấu tình hình bạo loạn ngày một gia tăng ở Hồng Công.

Thứ sáu, mục tiêu này của Trung Quốc sâu xa hơn, đó là gián tiếp phá hoại việc chuẩn bị Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XIII, gây nhiễu loạn trong tâm lý người dân Việt Nam, phá hoại uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam để dễ bề thao túng, đặt điều kiện “trịch thượng” đối với Việt Nam trong hoạch định chính sách quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc nói riêng và các quan hệ quốc tế khác của Việt Nam nói chung. Đây cũng là việc đã trở thành quy luật bởi trước thềm các đại hội lần thứ X và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Trung Quốc đều chủ động “gây hấn” tại vùng EEZ của Việt Nam và các quần đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

Việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam một cách công khai và trắng trợn đã trực tiếp tạo cớ cho các thế lực phản động thù địch lợi dụng cái vỏ “chống Trung Quốc, bảo vệ chủ quyền” để chống Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, chống phá chế độ chính trị hiện hành ở Việt Nam, gây mất ổn định nội bộ Việt Nam.

Mục tiêu thứ bảy của Trung Quốc là là gây sức ép đối với Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung để buộc những nước này phải chấp nhận một bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có lợi cho Trung Quốc. Nếu không đạt được mục tiêu này, Trung Quốc sẽ dây dưa trong các cuộc đàm phán về COC và sẽ đổ lỗi cho Việt Nam gây cản trở tiến trình đi đến một COC bình đẳng, công bằng, chia sẻ lợi ích hợp lý phù hợp với công pháp quốc tế. Mục tiêu-thủ đoạn này của Trung Quốc rất giống với thủ đoạn của Mỹ trong đàm phán hòa bình Việt-Mỹ ở Paris (1968-1973) trước khi Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973.

Và mục tiêu thâm hiểm cuối cùng của Trung Quốc mà nhiều người có thể phán đoán được là lợi dụng hoạt động thăm dò trái phép của tàu Haiyang Dizhi 08 trên vùng EEZ của Việt Nam làm bình phong che đậy cho các hoạt động trinh sát điện tử nhằm thăm dò hệ thống phòng thủ biển của Việt Nam. Dĩ nhiên là phía Việt Nam đã biết và đã có các biện pháp đối phó thích hợp, đã vô hiệu hóa các hoạt đông đó của phía Trung Quốc.

© Ảnh : China Geological Survey Tàu Hải Dương Địa Chất 8
Tại sao chiến dịch tung “hỏa lực mồm” của Trung Quốc năm nay gay gắt hơn? - Sputnik Việt Nam
Tàu Hải Dương Địa Chất 8

Tóm lại, lời phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng về cái gọi là “Việt Nam gây tình hình phức tạp ở Biển Đông” đều nhằm mục đích che đậy và biện hộ cho những mục tiêu, những thủ đoạn và dã tâm nói trên của Trung Quốc.

 Những vấn đề phức tạp còn ở phía trước

Trước tình hình hiện nay, không đơn giản có thể dự đoán điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhưng có thể khẳng định rằng, đối tượng đầu tiên bị ảnh hưởng lớn nhất, và trước hết từ các hoạt động tuyên truyền cũng như xâm phạm trên thực địa từ phía Trung Quốc, chính là chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng EEZ. Trên thực tế, các hoạt động thăm dò, khai thác hợp pháp tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam bị gây khó khăn. Các công ty nước ngoài liên doanh với Việt Nam thăm dò và khai thác tài nguyên biển trong vùng EEZ của Việt Nam bị đe dọa, bị uy hiếp, bị gây khó dễ. Tuy nhiên, khác với 5 năm trước đây, Việt Nam hiện có đủ lực lượng và phương tiện để bảo vệ an toàn và bảo đảm các điều kiện làm việc của các công ty liên doanh với Việt Nam đang thăm dò, khai thác tài nguyên biển trên vùng EEZ của Việt Nam ở Biển Đông được tiếp tục tiến triển.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng: Yêu cầu Trung Quốc rút Tàu khảo sát Hải Dương 8 và tàu hộ tống ra khỏi vùng biển của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam xác nhận tàu Hải Dương 8 rút khỏi EEZ

Đối tượng thứ hai bị ảnh hưởng bởi các hoạt động phi pháp, gây hấn của trung Quốc là các công pháp quốc tế. Sâu xa hơn là hòa bình, ổn định, an toàn ở Biển Đông bị đe dọa. Đây là điều mà các lực lượng yêu chuộng hòa bình trên thế giới không thể chấp nhận. Và rốt cuộc, Trung Quốc sẽ ngày càng bị cô lập hơn trên trường quốc tế.

Đối tượng bị ảnh hưởng tiếp theo là tương lai của một COC sẽ ngày càng xa vời cũng như những nguy cơ mất ổn định ở Biển Đông sẽ gia tăng, đe dọa lợi ích của nhiều quốc gia trực tiếp hoặc gián tiếp. Điều đó dẫn đến một hệ lụy là không biết đến khi nào, tình hình Biển Đông mới có thể có điều kiện pháp lý quốc tế đủ để bảo đảm hòa bình và ổn định. Và điều đó càng chứng minh một cách rất rõ ràng rằng Trung Quốc chính là nước gây ra tình hình phức tạp, gây mất ổn định và hòa bình ở Biển Đông chứ không phải nước nào khác.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала