Vụ AVG: Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sắp hầu tòa vì nhận hối lộ

© Ảnh : VietnamnetBộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đại án tham nhũng, nhận hối lộ, thương vụ Mobifone mua 95% cổ phần của AVG, ngày 16.12.2019 tới, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và nguyên Chủ tịch AVG Phạm Nhật Vũ cùng 11 đồng phạm.

Sắp xét xử vụ AVG liên quan hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn

Sáng nay 19.11, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã có quyết định về việc mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) vào ngày 16/12 sắp tới.

Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga phát biểu.  - Sputnik Việt Nam
Quốc hội nhắc vụ AVG, án tham nhũng hối lộ có lỗi với dân, với nước

Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 31.12, làm việc cả thứ Bảy và Chủ Nhật.

Hội đồng xét xử được thành lập gồm 5 người, với 2 thẩm phán và 3 hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu. Về phía Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có 3 người tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa: ông Đặng Như Vĩnh, bà Trần Thị Thanh Huyền và ông Phan Hải Đăng.

Ngoài ra, vì đây là một đại án có tính chất nghiêm trọng, Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân Hà Nội còn bố trí thêm 6 thẩm phán dự khuyết, 2 hội thẩm nhân dân dự khuyết và 1 kiểm sát viên dự khuyết tại phiên tòa.

Trong số 14 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ đại án Mobifone mua 95% cổ phần công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG, có 13 bị cáo bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 220, khoản 3-Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đó là các bị cáo: Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông); Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960, nguyên Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông); Phạm Đình Trọng (sinh năm 1970, nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông); Võ Văn Mạnh (sinh năm 1976, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX); Hoàng Duy Quang (sinh năm 1983, thẩm định viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX); Lê Nam Trà (sinh năm 1961, nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone); Cao Duy Hải (sinh năm 1961, nguyên Tổng Giám đốc MobiFone); Phan Thị Hoa Mai (sinh năm 1966, thành viên Hội đồng thành viên MobiFone) cùng 5 Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (sinh năm 1975); Hồ Tuấn (sinh năm 1965); Nguyễn Đăng Nguyên (sinh năm 1976, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone); Nguyễn Bảo Long (sinh năm 1972); Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1969).

Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG, cứ nộp 3/4 tài sản tham ô là thoát tử hình?

Trong khi đó, em trai của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4-Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chưa hết, 4 bị cáo: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà còn bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố thêm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4-Bộ luật Hình sự năm 2015.

Thương vụ Mobifone mua AVG trái quyết định của Thủ tướng

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (chính xác là 8.889,8 tỷ). Dự án này thuộc nhóm A – tức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Nguyên Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh.  - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG, không xem xét trách nhiệm hình sự ông Bùi Quang Vinh và Lê Mạnh Hà

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cùng một số nguyên lãnh đạo MobiFone đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG, tiến hành thẩm định giá, lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán mà không hề được Thủ tướng đồng ý phê duyệt đầu tư. Các hành vi này đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, với tổng giá trị thiệt hại hơn hơn 6.500 tỉ đồng.

Cụ thể hơn, khi dự án còn chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ông Phạm Đình Trọng đề xuất và giao cho ông Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt.

Đồng thời, khi phê duyệt dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng cũng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, bao gồm đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P.

© Ảnh : Ngọc Thắng/Thanh NiênỦy ban Kiểm tra T.Ư xác định vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, nhiều lãnh đạo Bộ TT-TT đã có vi phạm rất nghiêm trọng
Vụ AVG: Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sắp hầu tòa vì nhận hối lộ - Sputnik Việt Nam
Ủy ban Kiểm tra T.Ư xác định vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, nhiều lãnh đạo Bộ TT-TT đã có vi phạm rất nghiêm trọng

Không những thế, ông Nguyễn Bắc Son còn chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015, cũng như chỉ đạo cho ông Trà ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12-2015, trước khi cựu bộ trưởng này nghỉ hưu.

Điều đáng nói là, trong quá trình chỉ đạo thương vụ mua AVG, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, tuy nhiên, các bị cáo ở mỗi vị trí, vai trò quyền hạn của mình đã thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Dù biết rõ dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị cáo Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng và phải hoàn thành trong tháng 12/2015. Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng, đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Ông Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG, ông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn nhận triệu đô như thế nào?

Khi chỉ đạo và thực hiện dự án, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải biết rõ những vi phạm trong quá trình thực hiện dự án, nhưng với quyền hạn của mình và vì mục đích khác nhau các bị cáo đã quyết liệt thực hiện để thúc đẩy việc mua bán AVG được nhanh chóng mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG.

Đồng thời, các bị cáo này đã nhận một số tiền lớn của Phạm Nhật Vũ. Cụ thể, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD. Chính bản thân ông Nguyễn Bắc Son khai nhận sau khi hoàn thành sự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng của ông Son tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để đưa cho ông 3 triệu USD, khoảng 65 tỷ. Ông Lê Nam Trà 2,5 nhận hối lộ triệu USD, Cao Duy Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD.

Các bị cáo nhận thức được hành vi sai phạm, biết rõ việc nhận tiền trên của Phạm Nhật Vũ là do đã chỉ đạo, quyết định việc MobiFone mua cổ phần của AVG, nên số tiền nhận được là từ việc mua bán AVG.

Thương vụ Mobifone mua AVG

Theo kết luận cơ quan điều tra, ông Phạm Nhật Vũ cho biết, AVG đã thống nhất với đối tác nước ngoai (công ty của Hồng Kông) về việc AVG sẽ bán ít nhất 49% cổ phần.

Ông Trương Minh Tuấn. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam khai trừ Đảng hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn

Môi giới trung gian của Vũ tên Tào Nhân Siêu tại Hồng Kông (chưa xác định được nhân thân và lai lịch, đã nhận đặt cọc 11 trăn trở trước khi ký hợp đồng bán cổ phiếu cho nước ngoài.

Tuy nhiên, do lĩnh vực truyền hình ngày một nhạy cảm nên ông Vũ đã tiến hành ký văn bản số 571/AVG-CS ngày 15.10.2015 gửi ông Nguyễn Bắc Son- Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin khi ấy đề nghị hướng dẫn thủ tục chào bán cổ phần AVG cho đối tác nước ngoài.

Đầu tháng 3.2015, ông Nguyễn Bảo Long - Phó Tổng giám đốc Mobifone - gọi điện cho Vũ về việc AVG bán cổ phần, sau đó cho người sang tìm hiểu đánh giá hiện trạng AVG. Đến ngày 20.3.2015, Mobifone và AVG đã ký biên bản về thỏa thuận bán cổ phần.

Sau 5 buổi đàm phán, đến ngày 2.10.2015, Phạm Nhật Vũ đại diện AVG cùng đại diện Mobifone dưới sự chủ trì của Bộ Thông tin và Truyền thông, đã họp và thống nhất mức giá mua 95% cổ phần là gần 8.900 tỉ đồng, bao gồm cả phần góp vốn của AVG tại công ty cổ phần An Viên B.P.

Sau khi có sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền, AVG và Mobifone đã tiến hành đàm phán thỏa thuận hợp đồng chuyển nhượng. Đến ngày 35.12.2015 Phạm Nhật Vũ ký thỏa thuận bán cổ phần và từng cổ đông của AVG ký kết hợp đông chuyển nhượng cổ phần của mình cho Mobifone.

“Tính đến ngày 15-1-2016, Mobifone đã thanh toán 95% giá trị hợp đồng, tương đương 8.445 tỉ đồng, cho 8 cổ đông của AVG. Sau khi Thanh tra Chính phủ làm việc, ngày 12.3.2018 lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông đã chủ trì cuộc họp với Mobifone và Phạm Nhật Vũ đại diện nhóm cổ đông AVG thống nhất huỷ văn bản thoả thuận chuyển nhượng cổ phần”, cơ quan điều tra kết luận cho biết.

Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn - Sputnik Việt Nam
Ông Trương Minh Tuấn xin thôi tham gia BCH Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
Kết quả điều tra cũng nêu rõ, xuyên suốt quá trình thực hiện dự án, ông Phạm Nhật Vũ đã nhiều lần liên lạc, gọi điện, nhắn tin, gặp gỡ ông Son để thúc đẩy quá trình nhanh chóng bán được cổ phần. Hiểu rõ thời hạn nhiệm kỳ của mình chỉ kéo dài đến tháng 4.2016, cùng mong muốn “tạo được dấu ấn” để Mobifone phải mua được mảng truyền hình của AVG trong năm 2015. Ngoài ra, cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho rằng, nếu thương vụ này thành công thì chắc chắn cổ đông AVG sẽ phải “hậu tạ” bằng vật chất. Quả vậy, sau khi hoàn tất vụ mua bán, ông Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng biếu ông Son 3 triệu USD. Cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khi ấy hiểu rất rõ việc ông Vũ hối lộ một khoản tiền lơns như vậy là vì chính ông Son đã giúp chỉ đạo thực hiện xong dự án mua cổ phần của AVG. Nhận 3 triệu USD của ông Phạm Nhật Vũ, ông Son khoảng 10 lần đưa cho con gái là Nguyễn Thị Thu Huyền, mỗi lần 300.000-400.000 USD nhưng không có tài liệu, chứng cứ gì để xác minh. Bản thân bà Huyền một mực phủ nhận không hề nhận 3 triệu USD từ cha đẻ. Căn cứ kết quả điều tra, đến nay chưa đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Huyền. Viện Kiểm sát cho rằng hành vi của bà Huyền cần được tiếp tục điều tra làm rõ qua kết quả đối chất trực tiếp tại phiên tòa.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала