Báo Singapore khen ngợi kinh tế Việt Nam

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNCông nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon có vốn đầu tư Nhật Bản thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A.
Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon có vốn đầu tư Nhật Bản thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tờ Liên hợp buổi sáng (Lianhe Zaobao) của Singapore đã có bài ca ngợi nền kinh tế Việt Nam, đồng thời khẳng định Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Việt Nam là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á

Ngày 26.11, Báo Liên hợp buổi sáng của Singapore đăng tải bài viết đề cập đến thành quả thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam.

Tờ Liên Hợp Buổi sáng khẳng định, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á.

Báo Singapore trích dẫn số liệu mà Cục Đầu tư nước ngoài Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam mới công bố gần đây, theo đó, lượng FDI chảy vào Việt Nam trong 11 tháng đầu năm nay đạt hơn 3 tỷ USD, tăng trên 3% so với cùng kỳ năm 2018. Nguồn vốn FDI được phân bổ tập trung ở một số lĩnh vực cụ thể như, có 68% tổng số vốn được đầu tư phát triển ngành gia công chế tạo, hơn 10% tổng số vốn đổ vào lĩnh vực đất đai, bất động sản.

Moody’s - Sputnik Việt Nam
Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về tăng trưởng kinh tế

Theo số liệu được Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố: về lĩnh vực đầu tư, nguồn vốn FDI được phân bổ vào 19/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với 212,16 tỷ USD, chiếm 58,8% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là các lĩnh vực kinh doanh bất động sản với 58,7  tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư); sản xuất, phân phối điện với 23,65 tỷ USD (chiếm 6,6% tổng vốn đầu tư).

Còn về đối tác đầu tư, đã có 132 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 66,82 tỷ USD (chiếm 18,5% tổng vốn đầu tư). Nhật Bản đứng thứ hai với gần 59 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan, Hồng Kông.

Cũng giống như thông tin được đề cập trong bài phát biểu gần đây của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi tham dự Hội nghị Thượng đỉnh CEO ASEAN-Hàn Quốc, tờ báo Singapore cho biết, Hàn Quốc vẫn là nước có tổng số vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, sau đó là Nhật Bản và Singapore.

“Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở cửa nhất trên thế giới, đồng thời cũng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu Á”, TTXVN dẫn bình luận của Liên Hợp Buổi sáng khẳng định.

Tính đến nay, Hà Nội đã tham gia ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các đối tác trên thế giới, trong đó có Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Đặc biệt, hồi cuối tháng 6. 2019, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) cũng đã đạt được thỏa thuận và ký kết hai văn kiện hợp tác quan trọng gồm Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).

Việt Nam thu hút FDI 11 tháng năm 2019 đạt 31,8 tỷ USD

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 11 tháng năm 2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 31,8 tỷ USD, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2018. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 17,62 tỷ USD, tăng 6,8% so với cùng kỳ năm 2018.

Tính đến thời điểm 20.11.2019, Việt Nam có 30.477 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 360,69 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 209,48 tỷ USD, bằng 58% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực.

Về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Cơ quan này cho hay, vốn thực hiện trong 11 tháng đầu năm 2019, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 17,69 tỷ USD, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm 2018.

Dây chuyền sản xuất các thiết bị điện, điện tử tại Công ty cổ phần Thiết bị điện VI-NA-SI-No (VSEE JSC) tại khu công nghiệp Long Hậu (Long An).  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cần làm gì để trở nên "nổi bật trong thu hút FDI"?

Đáng chú ý, vốn đăng ký mới đến ngày 20.11.2019, cả nước có 3.478 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 28,2% số dự án so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký cấp mới 14,68 tỷ USD, bằng 93% so với cùng kỳ năm 2018.

Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, mặc dù vốn đầu tư đăng ký mới trong 11 tháng giảm nhưng tốc độ giảm đã nhỏ dần so với các tháng trước. Nếu không tính các dự án lớn trên 1 tỷ USD được cấp mới trong cùng kỳ năm 2018 thì tổng vốn đầu tư đăng ký mới trong 11 tháng tăng 40,5% so với cùng kỳ (trong 11 tháng năm 2019 dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư lớn nhất là 420 triệu USD. Trong khi đó, 11 tháng đầu năm 2018 có dự án Thành phố thông minh tại xã Hải Bối, Đông Anh, Hà Nội với tổng vốn đăng ký 4,14 tỷ USD và dự án nhà máy sản xuất Polypropylene, kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng với tổng vốn đăng ký 1,2 tỷ USD).

Số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài về vốn điều chỉnh cho hay, có 1.256 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng vốn đăng ký điều chỉnh 5,87 tỷ USD, bằng 79,3% so với cùng kỳ năm 2018.

“Trong 11 tháng năm 2019, quy mô điều chỉnh mở rộng vốn của các dự án nhỏ, không có dự án tăng vốn lớn như trong cùng kỳ 2018 (11 tháng/ 2018 có dự án Công ty TNHH Laguna – Singapore điều chỉnh tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD)”, cơ quan này cho biết.

Cũng trong 11 tháng năm 2019, cả nước có 8.561 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 11,24 tỷ USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 35,4% tổng vốn đăng ký.

Về lĩnh vực đầu tư, 11 tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó đầu tư tập trung nhiều nhất vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng số vốn đạt 21,56 tỷ USD, chiếm 67,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 3,31 tỷ USD, chiếm 10,4% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ.

Nhà đầu tư Trung Quốc rất ưa chuộng Việt Nam?

Nhà máy Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Tăng đầu tư đột biến, Trung Quốc muốn đẩy nhà máy ô nhiễm sang Việt Nam?
Hiện tại, đã có 117 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Cụ thể, Hồng Kông dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 6,69 tỷ USD (trong đó, có 3,85 tỷ USD mua cổ phần vào công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội, chiếm 57,5% tổng vốn đầu tư của Hồng Kông); Hàn Quốc đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5,73 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4,47 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư; Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản.

“Đầu tư từ Trung Quốc, Hồng Kông có xu hướng tăng so với cùng kỳ do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Cụ thể: đầu tư từ Trung Quốc tăng gần 2 lần, từ Hồng Kông tăng 3,9 lần so với cùng kỳ 2018”, Cục Đầu tư nước ngoài khẳng định.

Về địa bàn phân phối đầu tư, giới đầu tư nước ngoài rót vốn vào 60 tỉnh thành phố của Việt Nam, trong đó Hà Nội là địa phương thu hút nhiều vốn FDI nhất với tổng số vốn đăng ký 6,82 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư.

TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 5,48 tỷ USD, chiếm 17,2% tổng vốn đầu tư; tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.

“Trong 11 tháng năm 2019 số lượng các đoàn sang làm việc tìm hiểu cơ hội đầu tư tăng khá mạnh, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó có nhiều đoàn tìm hiểu cơ hội để dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang Việt Nam do tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Các đối tác chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông, Singapore. Bộ KHĐT đã tổ chức nhiều buổi đối thoại chính sách, tọa đàm với các doanh nghiệp của Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan, Đức, Hà Lan, Ấn Độ trong 11 tháng năm 2019”, Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch đầu tư khẳng định.

Ngoài ra, một số dự án lớn hiện đang thu hút sự chú ý của giới chuyên gia tại Việt Nam chính là dự án góp vốn, mua cổ phần của Beerco Limited (Hồng Kông) vào công ty TNHH Vietnam Beverage, giá trị vốn góp là 3,85 tỷ USD với mục tiêu chính là sản xuất bia và mạch nha ủ men bia tại Hà Nội.

Dự án Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng – trường đua ngựa (Hàn Quốc) gây xôn xao dư luận thời gian qua với tổng vốn đầu tư đăng ký 420 triệu USD với mục tiêu xây dựng trường đua ngựa, tổ chức hoạt động đua ngựa, tổ chức đặt cược đua ngựa, thực hiện quyền xuất nhập khẩu, bán buôn bán lẻ hàng hóa; xây dựng, kinh doanh khách sạn và biệt thự 3 sao, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình dân dụng khác tại Sóc Sơn, Hà Nội.

Ông Nguyễn Đăng Trương - Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu,  Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Sputnik Việt Nam
Cao tốc Bắc - Nam: Nhà đầu tư Hàn Quốc nhiều hơn Trung Quốc

Ngoài ra, còn có các dự án như LG Display Hải Phòng (Hàn Quốc) điều chỉnh tăng vốn đầu tư thêm 410 triệu USD, dự án Công ty TNHH Wanna Explore Travel (Ai Cập), tổng vốn đầu tư đăng ký 300 triệu USD, đầu tư tại TP Hồ Chí Minh với mục tiêu thực hiện dịch vụ đại lý lữ hành - Điều hành tour du lịch và hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp khác cho vận tải hàng không, dự án chế tạo lốp xe Radian toàn thép ACTR (Trung Quốc), tổng vốn đầu tư đăng ký 280 triệu USD đầu tư tại Tây Ninh với mục tiêu sản xuất lốp xe toàn thép TBR, dự án Nhà máy sản xuất Màn Hình Lcd-Qisda Việt Nam (Đài Loan), tổng vốn đầu tư đăng ký 263 triệu USD đầu tư tại Hà Nam với mục tiêu sản xuất màn hình tinh thể lỏng LCD.

Ngoài ra, dự án Nhà máy chế tạo thiết bị điện tử, phương tiện thiết bị mạng và các sản phẩm âm thanh đa phương tiện, tổng vốn đầu tư đăng ký 260 triệu USD do Goertek (Hongkong) co., Limited đầu tư tại Bắc Ninh cũng đang nhận được rất nhiều kỳ vọng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала