Chia tay Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn Đảng và Nhà nước

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương tại phiên họp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chúc mừng bà Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương tại phiên họp  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Phiên họp thường kỳ Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Việt Nam tự hào là một trong những nước dẫn đầu thế giới về tuổi thọ và đánh giá cao những thành tích mà nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt được cùng ngành Y tế.

Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương hứa sẽ nỗ lực, cần mẫn, trung thành, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng vào Chính phủ

Ngày 2.12, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 diễn ra với nhiều nội dung quan trọng.

Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11 diễn ra ngay sau khi Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc cũng như trong bối cảnh chỉ còn một tháng “chạy nước rút” để tiếp tục triển khai những biện pháp điều chỉnh và hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra cho năm 2019 thành công nhất, với kết quả tốt nhất.

Tại phiên họp lần này, Chính phủ nghe báo cáo, thảo luận về một số nội dung quan trọng như tình hình kinh tế, xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2019, dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế- xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2019, cũng như công tác xây dựng thể chế, trong đó có xây dựng dự án Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi), Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), Luật Điện ảnh (sửa đổi). Ngoài ra, Thủ tướng đánh giá, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV vừa rồi, các thành viên Chính phủ đã tham gia rất tích cực vào công tác chuẩn bị xây dựng các dự án luật, các dự thảo báo cáo và tham gia chất vấn, trả lời chất vấn tốt trong suốt phiên họp.

 

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc
Chia tay Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn Đảng và Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc

Thủ tướng nhấn mạnh, Quốc hội hoan nghênh và ghi nhận những thành tựu trong quản lý, điều hành của Chính phủ mà minh chứng rõ ràng nhất thể hiện qua việc hoàn thành vượt mức 12/12 chỉ tiêu Quốc hội giao, nhất là những chỉ tiêu quan trọng, cần chú tâm hàng đầu như tăng trưởng GDP, tạo được không khí phấn khởi, củng cố niềm tin nhân dân. Đặc biệt, nhiều thành viên Chính phủ tham gia giải trình, làm rõ những nội dung được Quốc hội và cử tri quan tâm.

 

“Nhân dân tin tưởng và kỳ vọng vào Chính phủ”, đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị thượng đỉnh CEO ASEAN-Hàn Quốc. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đặc biệt quan trọng trong Chính sách hướng Nam của Hàn Quốc?
Bên cạnh những chuyển biến tích cực, lãnh đạo Chính phủ cũng nhấn mạnh, Quốc hội ngoài tinh thần phấn khởi với thành tích đã đạt được cũng lưu ý một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý điều hành. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm có các biện pháp, rà soát lại tồn tại, bất cập mà Quốc hội nêu ra để khắc phục và sửa chữa.

Đối với vấn đề đối ngoại, quốc tế, nhấn mạnh đến nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam đảm nhận vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc coi đây là “nhiệm vụ, sự kiện lịch sử, hiếm có” và là những vị trí quốc tế có vai trò rất quan trọng trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, với nhiều xu hướng phát triển khôn lường cùng những thách thức mới.

Đặc biệt, lãnh dạo Chính phủ Việt Nam còn thông tin về kết quả chuyến thăm chính thức Hàn Quốc, dự Hội nghị Thượng đỉnh CEO ASEAN-Hàn Quốc, Hội nghị Cấp cao Mekong-Hàn Quốc lần thứ nhất khai mạc tại Busan cũng như gặp gỡ với Tổng thống Moon Jae-in và nhiều lãnh đạo cấp cao Chính phủ, Nhà nước Hàn Quốc với nhiều văn kiện hợp tác được ký kết giữa hai bên với tổng trị giá gần 20 tỷ USD. Đồng thời, theo quan điểm mà hai nước cùng thống nhất cho biết Hàn Quốc sẽ tăng cường đầu tư tại Việt Nam, tiếp tục duy trì vị trí đứng đầu về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Công nhân sản xuất linh kiện điện tử tại Nhà máy Canon có vốn đầu tư Nhật Bản thuộc Khu Công nghiệp Phố Nối A. - Sputnik Việt Nam
Báo Singapore khen ngợi kinh tế Việt Nam
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo hai bên cũng đặt mục tiêu phấn đấu đạt 100 tỷ USD kim ngạch song phương hai nước vào năm 2020, đây là chỉ số khó khăn nhưng cần quyết tâm cao để hoàn thành.

Việt Nam tăng trưởng mạnh về kinh tế và du lịch

Trong khuôn khổ phiên họp Chính phủ lần này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các thành viên Chính phủ thảo luận, đánh giá tình hình kết quả 11 tháng và thảo luận những nội dung triển khai nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2020. Trong đó có việc xây dựng Nghị quyết 01 của Chính phủ để chuẩn bị tốt cho Phiên họp Chính phủ mở rộng sẽ diễn ra vào ngày 30.12 tới với sự tham dự, chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Nhận định về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, khái quát tình hình trong tháng 11 và 11 tháng vừa qua của năm 2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, dù nền kinh tế thế giới đang phải đối mặt với chiều hướng giảm, tăng trưởng chậm lại, nhất là ở khu vực châu Á, xu hướng này rất rõ rệt, nhưng Việt Nam lại là “ngoại lệ” khi tăng trưởng kinh tế đất nước vẫn có nhiều chuyển biến tích cực.

Theo báo cáo của Chính phủ, ở tầm vĩ mô, kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11.2019 tăng 0,96% so với tháng trước do giá thịt lợn và các thực phẩm chế biến từ thịt tăng cao. Chung lại, CPI bình quân 11 tháng năm 2019 vẫn chỉ tăng 2,57% so với bình quân cùng kỳ, “đây là mức tăng thấp nhất trong 3 năm gần đây”, đại diện Chính phủ khẳng định.

Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh Ngân hàng Nhà nước đã có động thái tiếp tục hạ lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Trong đó giảm 0,5% đối với lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên từ 6,5% xuống 6% với nông nghiệp, nông thôn, công nghiệp hỗ trợ; qua đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp và người dân.

Tại sự kiện này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã có báo cáo trước Chính phủ về tình hình kinh tế, xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2019 với nhiều tín hiệu chuyển biến lạc quan. Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,3%, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá tốt. Đàn gia cầm tăng 12%, dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương dần được kiểm soát (thống kê cho biết, có gần 4.600 xã không phát sinh dịch 30 ngày qua).

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu kết luận.  - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói về các đại dự án quan trọng của Việt Nam

Về thị trường thương mại, xu hướng chung là phát triển ổn định với nguồn hàng cung ứng dồi dào, phong phú và đa dạng. Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt mức tăng 11,8%. Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng khá. Xuất siêu 9,1 tỷ USD, là sự khẳng định kết quả 4 năm liên tiếp xuất siêu. Thủ tướng cho biết Chính phủ sẽ công bố việc đạt mốc 500 tỷ USD trong năm 2019.

Bên cạnh đó, riêng tháng 11.2019, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,6%, đây là mức tăng cao nhất trong 6 năm trở lại đây. Đặc biệt, Việt Nam lại hút khách quốc tế với lượng khách tiếp tục tăng mạnh, đạt gần 16,3 triệu lượt người, tăng 15,4% so với cùng kỳ.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cho biết, người Hàn Quốc năm 2018 đã chọn Osaka là thành phố “đáng sống” thì đến năm nay-2019- họ lại chọn Hội An và Đà Nẵng.

“Nhiều địa phương mà làm tốt sẽ tạo được làn sóng quốc tế mới đến với Việt Nam”, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam nhấn mạnh.

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài, Thủ tướng nhấn mạnh, xu hướng phát triển khá với nguồn vốn FDI thực hiện đạt 17,6 tỷ USD. Cả nước có 126,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và có 36,9 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 15,7% so với cùng kỳ. Ngoài ra, các lĩnh vực văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại tiếp tục được các cấp, các ngành chú trọng.

Không để xảy ra tình trạng khan hiếm thực phẩm trong dịp Tết

Ngoài những thành tích nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ một số tồn tại cần có giải pháp cụ thể để giải quyết ngay từ nay đến cuối năm cũng như đầu năm 2020.

Theo đó, Thủ tướng đề nghị ngành nông nghiệp lưu ý “ảnh hưởng kép” của dịch bệnh và giá nông sản giảm. Đặc biệt, lãnh đạo Chính phủ nhấn mạnh: “Không để xảy ra tình trạng khan hiếm thực phẩm trong dịp Tết!”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu cắt bang khai mạc triển lãm. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng khai mạc triển lãm “60 năm thành tựu ngành Khoa học và Công nghệ”
Còn một vấn đề mà Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan cần chú ý, đó là chấn chỉnh tình trạng phá rừng, nhất là một số tỉnh ở Tây Nguyên.

Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng lưu ý tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú ý vấn đề này. Cần quan tâm hơn nữa các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực văn hóa, môi trường, an ninh trật tự.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các đại biểu góp ý, đưa ra các giải pháp đột phá trong các ngành, lĩnh vực, tạo động lực cho phát triển kinh tế-xã hội với tinh thần khơi thông nguồn lực, phải có khát vọng vươn lên.

“Khát vọng này phải ở các cấp, các ngành, lan tỏa đến cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân và từng người dân. Khát vọng đó không nằm trong phòng họp mà chính là hành động trong cuộc sống”, cổng thông tin điện tử Chính phủ dẫn lời Thủ tướng khẳng định.

Một vấn đề “mang tính sống còn”, đó chính là phải đổi mới tư duy, xóa bỏ thói quen cũ, lạc hậu, ỷ lại, trông chờ để tiếp tục đổi mới sáng tạo, cải thiện tốt hơn nữa môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện giải pháp mạnh, đột phá, tạo chuyển biến rõ nét, thực chất, tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế.

“Chúng ta yêu cầu mức phấn đấu cao nhưng phải bảo đảm tính khả thi trong thực hiện”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Ai sẽ thay Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến?
Ngoài những vấn đề về kinh tế, Thủ tướng đề nghị góp ý về các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để phấn đấu thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu nhiệm vụ năm 2020 và cả giai đoạn 2016-2020.

Chính phủ chia tay nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Trước phiên họp, thay mặt cho Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tặng hoa, chúc mừng nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận nhiệm vụ quan trọng mới- Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

Thủ tướng ghi nhận, đánh giá cao những đóng góp của nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.

Trước đó, hôm 22.11, tại phiên làm việc về công tác nhân sự của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Bộ Chính trị nhất trí cho miễn nhiệm chức Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế nhiệm kỳ 2016-2021 đối với bà Nguyễn Thị Kim Tiến. Bà Tiến đã được bổ nhiệm làm Trưởng Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương.

© Ảnh : Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương tại phiên họp
Chia tay Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn Đảng và Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa cho bà Nguyễn Thị Kim Tiến nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban bảo vệ sức khoẻ Trung ương tại phiên họp
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có nhiều đóng góp cho ngành Y tế, thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trước nhân dân, trước toàn ngành với những tiến bộ rõ rệt của ngành trong thời gian qua như tinh thần phục vụ của cán bộ, nhân viên ngành Y tế đã có nhiều cải thiện. Giá dịch vụ y tế và kết quả việc tự chủ ở một số bệnh viện bước đầu tiến bộ, nhất là trong quản lý và từng bước nâng cao mức sống của nhân viên trong ngành.

Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Y tế đã góp phần nâng tuổi thọ của người Việt Nam lên thông qua công tác y tế dự phòng, khám chữa bệnh.

“Việt Nam tự hào là một trong những nước dẫn đầu về tuổi thọ”, Thủ tướng vui mừng chia sẻ đồng thời tri ân đóng góp, chúc mừng nguyên bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, chuyển sang công tác mới.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phát biểu tại hội nghị. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến
Lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cho rằng, công tác y tế còn nhiều vấn đề cần quan tâm hơn nữa, nhất là dành sự ưu tiên cho những bệnh không lây nhiễm như ung thư, tim mạch, tiểu đường. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh đến nhiệm vụ mới, trách nhiệm nặng nề của đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến trong công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cán bộ trung ương, đồng thời, bày tỏ hy vọng đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối công tác của Ngành Y tế, chăm sóc sức khỏe cán bộ và nhân dân.

Phát biểu trước khi “chia tay” Chính phủ, bà Nguyễn Thị Kim Tiến bày tỏ, bản thân bà rất cảm ơn sự quan tâm của Chính phủ, của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đồng thời nhấn mạnh, hôm nay “là ngày đáng nhớ trong cuộc đời” của nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

“Tôi luôn nhớ ơn Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các ban, bộ, ngành, địa phương, các tổ chức đã chỉ đạo, đồng hành với ngành y tế trong suốt thời gian qua, đặc biệt trong thời gian tôi làm thành viên Chính phủ”, bà Nguyễn Thị Kim Tiến xúc động bày tỏ và đặc biệt nhấn mạnh khi ngành còn gặp nhiều khó khăn, và nhất là đối với cá nhân nguyên Bộ trưởng từ khi từ làm công tác khoa học, giảng dạy trở thành ủy viên dự khuyết, ủy viên Trung ương Đảng, thứ trưởng, rồi Bộ trưởng.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng chính nhờ có sự chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Thủ tướng và tập thể thành viên Chính phủ đã góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng của Ngành Y tế Việt Nam.

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, sẽ nỗ lực, cần mẫn, trung thành, làm tốt hơn nữa nhiệm vụ Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Trung ương trong thời gian tới.

Chính phủ Việt Nam đóng góp ủng hộ đội tuyển bóng đá nữ

Cũng trong Phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 11, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng trước kết quả đáng khích lệ của hai đội tuyển bóng đá nữ và nam Việt Nam tại SEA Games 30 đang diễn ra tại Philippines.

Thủ tướng điểm lại những thành tích mà đội tuyển bóng đá nữ (dưới sự dẫn dắt của HLV Mai Đức Chung) dành được khi là đội đầu tiên giành vé vào bán kết sau khi thắng Indonesia 6:0. Còn đội bóng nam (do HLV Hàn Quốc Park Hang-seo chỉ đạo) cũng đã lội ngược dòng thành công với chiến thắng 2:1, khẳng định là ứng cử viên nặng ký cho tấm huy chương Vàng SEA Games 30 lần này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xót xa với những điều kiện tập luyện, thi đấu đầy khó khăn, “bữa ăn còn đạm bạc” của đội tuyển nữ. Đồng chí cho biết, Thường trực Chính phủ cùng các thành viên Chính phủ sẽ đóng góp ủng hộ thêm cho đội tuyển nữ, thi đấu với tinh thần rất quyết liệt vì màu cờ sắc áo của Tổ quốc.

© Ảnh : Hoàng Linh – TTXVNTiền vệ Hoàng Đức (14) ăn mừng sau khi ghi bàn nâng tỷ số lên 2 - 1 cho U22 Việt Nam
Chia tay Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cảm ơn Đảng và Nhà nước - Sputnik Việt Nam
Tiền vệ Hoàng Đức (14) ăn mừng sau khi ghi bàn nâng tỷ số lên 2 - 1 cho U22 Việt Nam

Bên cạnh đó, lãnh đạo Chính phủ Việt Nam cũng khen ngợi, biểu dương thành tích “bất bại” của đội tuyển bóng đá nam, đoàn quân của HLV Park Hang-seo. Đặc biệt là trận đấu tối qua trước Indonesia, một trận đấu tuyệt vời, đong đầy cảm xúc, khi những chiến binh áo đỏ đã không bỏ cuộc dù bị dẫn bàn.

 

“Tôi cùng các thành viên Chính phủ hoan nghênh, biểu dương, động viên toàn thể đội bóng đá nữ và nam”, Thủ tướng nói và tin tưởng các đội tuyển sẽ tiếp thi đấu hết mình để mang vinh quang, chiến thắng về cho Tổ quốc.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала