Nguy cơ hạt nhân có thể đến từ Nhật Bản

© AP Photo / Andrew MedichiniĐức Giáo hoàng Francis
Đức Giáo hoàng Francis - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản vào tuần trước bất ngờ khiến tôi tự hỏi liệu Nhật Bản có trở thành mối đe dọa hạt nhân mới đối với nhân loại hay không, nhà phân tích của Sputnik, ông Piotr Tsvetov nhận xét.

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Francis

Giáo hoàng Francis đã chọn một quốc gia từng bị ném bom nguyên tử vào cuối Thế chiến II khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, để phát động chiến dịch kêu gọi từ bỏ vũ khí hạt nhân, ông đưa ra lời khuyên răn bổ sung 10 điều răn của chúa Giêsu. Giáo hoàng Francis nói:

"Việc sử dụng và sở hữu vũ khí hạt nhân là trái với đạo đức. Với sự lên án sâu sắc, tôi một lần nữa tuyên bố rằng việc sở hữu vũ khí hạt nhân là hành động sai trái không thể bào chữa, vô đạo đức. Việc sử dụng chúng cho mục đích chiến tranh là một tội ác không chỉ chống lại phẩm giá của loài người mà còn chống lại tương lai ngôi nhà chung của chúng ta".
© REUTERS / Remo CasilliChuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản.
Nguy cơ hạt nhân có thể đến từ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản.

Một tai nạn hoặc sự điên rồ của một số người cai trị có thể hủy diệt loài người, Giáo hoàng giải thích. Trong bối cảnh cuộc chạy đua vũ trang đang tiếp diễn, một số quốc gia (ví dụ như Bắc Triều Tiên, Iran) vẫn cố gắng để có được bom nguyên tử của riêng mình, và chế độ không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt đang bị lung lay, tuyên bố này của người đứng đầu Giáo hội Công giáo La Mã có vẻ là rất kịp thời. Rõ ràng, Giáo hoàng Francis rất quan tâm cho số phận của nhân loại.

Chính phủ Nhật Bản không chống lại "chiếc ô hạt nhân"

Phản ứng của chính quyền Nhật Bản đối với bài giảng này của Giáo hoàng thật là đáng kinh ngạc. Mặc dù các vụ ném bom nguyên tử của Mỹ vào tháng 8 năm 1945 đã khiến 150 nghìn người Nhật thiệt mạng, nhưng Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã tuyên bố rằng, vì lợi ích quốc phòng Nhật Bản nên duy trì và tăng cường sự răn đe hạt nhân của Mỹ trong khuôn khổ kiến trúc an ninh Mỹ - Nhật để Nhật Bản cũng tăng cường tiềm năng phòng thủ của mình. Ông không nói liệu vũ khí hạt nhân vào thành phần các lực lượng phòng thủ tương lai của nước Nhật hay không. Hiện nay, về mặt chính thức, Nhật Bản không sở hữu vũ khí hạt nhân. Theo Hiến pháp Nhật Bản, nước này không có quyền tích trữ vũ khí tấn công. Nhưng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang có những nỗ lực đáng kể để hủy bỏ các hạn chế của Điều hòa bình trong Hiến pháp Nhật Bản và tạo ra lực lượng vũ trang đầy đủ giá trị. 

© REUTERS / Kim Hong-JiChuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản.
Nguy cơ hạt nhân có thể đến từ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản.

Có lẽ, ông và các thành viên trong chính phủ không phản đối việc Nhật Bản sở hữu vũ khí hạt nhân. Các chuyên gia từ nhiều quốc gia cho rằng, Nhật Bản đã sẵn sàng cho việc chế tạo bom nguyên tử. Trong mọi trường hợp, những thành tựu của Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân cho thấy rằng, Nhật Bản có đủ khả năng sớm sản xuất 6-7 nghìn đầu đạn hạt nhân, tương đương với Hoa Kỳ và Nga ngày nay. Nhân tiện, 40 năm trước, Henry Kissinger đã đưa ra dự đoán rằng Nhật Bản sở hữu một số đơn vị vũ khí hạt nhân.

Theo cổng thông tin Sohu của Trung Quốc, trong trường hợp có chiến tranh, Nhật Bản sẽ có thể nhanh chóng tạo ra vũ khí hạt nhân bằng các vật liệu hạt nhân hiện có. Theo ước tính, Tokyo có thể sản xuất ít nhất 6.000 quả bom nguyên tử.

Liệu năng lượng hạt nhân hòa bình là nguy hiểm?

Giáo hoàng Francis không đưa ra câu trả lời rõ ràng cho câu hỏi này, nhưng, ông đã nhắc nhở về vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Đáng lẽ, cũng có thể nhắc nhở về hậu quả của sự cố rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản. Vào những ngày này, ở Nhật Bản người ta cũng đã nói về thảm họa này. Người phát ngôn của Bộ Công nghiệp Nhật Bản cho biết, xả nước ô nhiễm từ nhà máy điện hạt nhân ra Thái Bình Dương không phải là mối nguy hiểm. Và các cơ quan chính quyền của tỉnh Fukushima tuyên bố rằng, thủy sản và nông sản của tỉnh này là an toàn. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, ngư dân địa phương tiếp tục phản đối việc xả nước từ nhà máy điện hạt nhân xuống biển. Họ không tin vào những phát biểu của các quan chức địa phương. 

© REUTERS / Issei KatoChuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản.
Nguy cơ hạt nhân có thể đến từ Nhật Bản - Sputnik Việt Nam
Chuyến thăm của Giáo hoàng Francis tới Nhật Bản.

Có cơ sở để nghi ngờ rằng, sau khi hủy bỏ các hạn chế hoà bình trong Hiến pháp, chính quyền Nhật Bản sẽ triển khai lực lượng hạt nhân đầy đủ giá trị để gây áp lực lên các nước láng giềng - Trung Quốc, hai nước  Triều Tiên, Nga và các nước Đông Nam Á. Hiện nay ở Nhật Bản có đủ những cái đầu dễ nổi nóng theo quan điểm phục thù.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала