Chuyên gia nêu khía cạnh mới của cuộc chiến kinh tế Mỹ-Trung

© Fotolia / Andrei MerkulovĐường ống dẫn gas
Đường ống dẫn gas - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Nguyên nhân chính đưa tới cuộc chiến kinh tế giữa Washington và Bắc Kinh mà chính quyền Mỹ khởi xướng là mong muốn kiểm soát thị trường năng lượng. Ngoài ra, chính quyền Hoa Kỳ đang công khai vận động hành lang để cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng do nước này sản xuất với giá đắt hơn.

Đây là quan điểm của chuyên gia, chủ tịch Trung tâm Truyền thông Chiến lược Dmitry Abzalov.

Đô la Mỹ, đồng nhân dân tệ - Sputnik Việt Nam
Tác động cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đối với kinh tế toàn cầu ngày càng sâu sắc

Cố tình gia tăng căng thẳng tình hình chính trị

“Trong những năm gần đây, người Mỹ đã cố gắng tước quyền tiếp cận năng lượng của Bắc Kinh. Tại Venezuela đã bắt đầu diễn ra các cuộc đụng độ trên đường phố sau vụ ký kết hợp đồng cung cấp một khối lượng dầu đáng kể cho Trung Quốc. Tình hình ở Iran cũng vậy. Tehran cũng muốn chiếm thị trường Trung Quốc, bởi vì dòng dầu của nước này đã bị gián đoạn bởi các lệnh trừng phạt”, - ông Abzalov nói.

Vì mong muốn kiểm soát dòng năng lượng, chính quyền Mỹ sẵn sàng cố tình gia tăng căng thẳng tình hình chính trị xã hội ở các nước mà Washington không ưa, chuyên gia nói thêm. Nhiều phương tiện khác nhau đã được sử dụng cho mục đích này, từ ủng hộ phe đối lập đến áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế gắt gao nhằm loại bỏ cạnh tranh.

Tuy nhiên, người tiêu dùng và khách hàng tiềm năng của khí đốt Nga hiểu rằng nhiên liệu hóa lỏng từ bên kia đại dương sẽ có giá đắt hơn đáng kể so với khí đốt vận chuyển qua đường ống của Nga.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung quốc Tập Cận Bình, người được trao Huân chương Thánh Andrei (trái) trong cuộc gặp.  - Sputnik Việt Nam
Hai ông Putin và Tập Cận Bình khai trương tuyến đường ống khí đốt “Sức mạnh Siberia”

Khí đốt Nga ở Đông Nam Á

“Ngoài thị trường Trung Quốc, còn có thị trường Ấn Độ và một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và các nước khác. Nếu xét rằng phần lớn lượng khí đốt tiêu thụ trong những năm tới sẽ thuộc về các quốc gia Đông Nam Á, thì điều đáng nói ở đây là Nga vào thị trường này không chỉ ở định dạng LNG, mà cả qua tuyến đường ống, nói cách khác với lựa chọn rẻ hơn, và hướng thị trường này đang dần mang tính chiến lược”, - chuyên gia nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала