Quốc hội Đức phê phán quan điểm của Ukraina về “Dòng chảy phương Bắc-2”

© Ảnh : Nord Stream 2 / Wolfram Scheible“Dòng chảy phương Bắc-2”
“Dòng chảy phương Bắc-2” - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
BERLIN (Sputnik) – Quan điểm của Kiev về “Dòng chảy phương Bắc-2” đặt ra câu hỏi về sự hỗ trợ từ phía Liên minh châu Âu, việc Ukraina ủng hộ quan điểm của Hoa Kỳ về đường ống khí đốt là không thể chấp nhận được, chủ tịch Ủy ban kinh tế và năng lượng của Quốc hội Đức, ông Klaus Ernst tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
“Việc một đất nước đã và đang nhận được sự hỗ trợ chính trị và tài chính to lớn từ EU, trong khi đó lại ủng hộ các biện pháp trừng phạt bên ngoài lãnh thổ của Hoa Kỳ, những biện pháp đang xung hại với chính sách năng lượng của chúng tôi, khiến phải đặt câu hỏi về sự hỗ trợ này”, ông nói.

Ông Ernst cũng không loại trừ Đức sẽ áp dụng các biện pháp trả đũa trong trường hợp Hoa Kỳ áp đặt trừng phạt chống “Dòng chảy phương Bắc-2”. Theo ông, có thể đề cập đến việc tăng thuế nhập khẩu khí hóa lỏng của Mỹ.

Trước đó ở Bộ ngoại giao Ukraina cho Sputnik biết rằng Kiev định sử dụng lệnh trừng phạt của Mỹ có thể được áp dụng chống lại dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” làm công cụ trong quá trình đàm phán với Nga về trung chuyển khí đốt.

Đường ống Nord Stream 2 đang được đặt. - Sputnik Việt Nam
Tổng thống Zelensky và ông Tusk thảo luận về việc triển khai “Dòng chảy phương Bắc-2”

Quốc hội Hoa Kỳ dự định cản trở việc triển khai dự án đường ống khí đốt “Dòng chảy phương Bắc-2” thông qua Luật về quốc phòng năm 2020. Trong khi đó giữa Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí hoàn toàn về vấn đề này.

Dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” dự kiến đặt hai tuyến đường ống dẫn khí đốt có tổng công suất 55 tỷ mét khối mỗi năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức. Tuyến đường ống này cũng sẽ đi qua lãnh hải hoặc khu vực đặc quyền kinh tế của Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.

Những nước đang tích cực phản đối dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” là Ukraina, nước lo ngại mất nguồn thu nhập từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, một số nước châu Âu, bao gồm Ba Lan, Latvia và Litva, cũng như Hoa Kỳ, nước đang thúc đẩy việc bán khí đốt hóa lỏng sang EU. Phía Nga đã nhiều lần tuyên bố rằng dự án “Dòng chảy phương Bắc-2” hoàn toàn mang tính thương mại và cạnh tranh, cũng như chỉ rõ rằng nó không ngụ ý chấm dứt việc trung chuyển khí đốt của Nga qua Ukraina sang các nước Liên minh châu Âu.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала