Huawei cho ra thị trường mẫu smartphone mới mà không cần linh kiện nào từ Mỹ

© AP Photo / Kin CheungA logo of Huawei hangs in the lobby of the Cyber Security Lab at Huawei factory in Dongguan, China's Guangdong province
A logo of Huawei hangs in the lobby of the Cyber Security Lab at Huawei factory in Dongguan, China's Guangdong province - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Mẫu Huawei Mate 30 Pro không có bất cứ linh kiện nào đến từ Mỹ, theo phân tích mới được công bố từ UBS và Fomalhaut Techno Solutions của Nhật Bản. Hóa ra các con chip trên điện thoại thông minh mới được sản xuất tại Trung Quốc hoặc bởi các công ty châu Âu.

Trước đây, các sản phẩm của Huawei đã sử dụng các phần mềm và linh kiện của Mỹ. Các công ty Qorvo Inc. và Skyworks Solutions Inc. đã cung cấp chip được sử dụng để kết nối điện thoại thông minh với tháp di động. Huawei cũng đã sử dụng các bộ phận từ Broadcom - nhà sản xuất chip Bluetooth và Wi-Fi và từ Cirrus Logic - một công ty chuyên sản xuất chip để hỗ trợ âm thanh. Sự hợp tác như vậy có lợi cho cả hai bên. Huawei đã nhận được các linh kiện chất lượng cao, các đối tác Mỹ nhận được một lượng lớn đơn đặt hàng. Năm ngoái, Huawei đã mua từ Hoa Kỳ những linh kiện điện tử trị giá 11 tỷ USD.

Bà Hoa Xuân Oánh  - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc gọi cáo buộc của Pompeo chống Huawei và ZTE là "sự dối trá độc hại"

Tuy nhiên, sau khi Bộ Thương mại Mỹ liệt Huawei vào danh sách đen, tập đoàn Trung Quốc bắt đầu tìm kiếm các nhà cung cấp khác. Danh sách đen có nghĩa là các đối tác Mỹ không thể cung cấp các sản phẩm cho Huawei nếu không có giấy phép đặc biệt. Nhưng, Bộ Thương mại Hoa Kỳ lại gia hạn giấy phép hợp tác tạm thời với Huawei. Đây là lần gia hạn thứ 3. Theo Bộ trưởng Thương mại Mỹ, việc gia hạn giấy phép tạm thời sẽ cho phép các nhà mạng tiếp tục phục vụ khách hàng ở những khu vực xa xôi hẻo lánh nhất của Mỹ. Trước đó, giấy phép đã được gia hạn theo yêu cầu của các công ty Mỹ, bao gồm cả các tập đoàn khổng lồ như Intel và Qualcomm, vì họ không muốn mất một khách hàng "giàu có" như Huawei.

Bản thân Huawei lưu ý rằng, họ đã bắt đầu chuẩn bị cho các lệnh trừng phạt của Mỹ sau vụ việc với một công ty khác của Trung Quốc - công ty sản xuất thiết bị viễn thông ZTE đã bị thiết hại sau khi Washington hạn chế hoạt động kinh doanh của họ tại Hoa Kỳ. Khi đó ban lãnh đạo Huawei đã thấy được rõ rằng, sự phụ thuộc vào các nhà cung cấp Mỹ khiến công ty dễ bị tổn thương và công ty nên gấp rút tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế, vì nếu không, gã khổng lồ viễn thông có thể bị hủy hoại do lệnh cấm của chính quyền Mỹ.

Việc điện thoại thông minh mới của Trung Quốc sản xuất mà không có bất cứ linh kiện nào đến từ Mỹ cho thấy rằng, Huawei rất nhanh chóng giải quyết vấn đề này. Theo phân tích của UBS và Giải pháp công nghệ Fomalhaut của Nhật Bản, trên chiếc Mate 30, Huawei sử dụng các bộ khuếch đại âm thanh từ NXP Semiconductors NV (Hà Lan). Đồng thời, Huawei sử dụng phần lớn các bộ bán dẫn do HiSilicon sản xuất (công ty con của Huawei). Điều đó cho thấy rằng, Huawei bảo vệ thành công lợi ích của mình,và sẽ tiếp tục hoạt động để bảo đảm sự độc lập về công nghệ, - chuyên gia Zheng Anguang từ Trung tâm Quan hệ Quốc tế tại Đại học Nam Kinh nói lên ý kiến này trong cuộc phỏng vấn của Sputnik.

Cửa hàng hàng đầu toàn cầu đầu tiên của Huawei được chụp tại Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 30 tháng 10 năm 2019 - Sputnik Việt Nam
Huawei hoàn toàn từ bỏ linh kiện Mỹ trong điện thoại thông minh của mình
 “Theo tôi, cái gọi là “cuộc chiến tranh lạnh công nghệ” mà Mỹ phát động với Trung Quốc, chủ yếu dựa trên các yếu tố chính trị, chứ không phải những cân nhắc kinh tế. Trong tình huống này, các doanh nghiệp và nhà sản xuất Trung Quốc nên hành động bình tĩnh và thận trọng. Một mặt, cần phải phát triển các công nghệ của riêng mình với quyền sở hữu trí tuệ độc lập, bởi vì, nếu trong tương lai lại có những trường hợp như vụ việc xảy ra với ZTE, thì điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến sự phát triển công nghệ của các doanh nghiệp Trung Quốc. Mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc cũng nên tìm cách để tự bảo vệ mình bằng pháp luật. Ví dụ: nếu một số quyết định được chính phủ Hoa Kỳ thông qua mâu thuẫn với luật pháp Mỹ, công ty nên giải quyết vấn đề thông qua hệ thống tòa án. Nhưng, xét cho cùng, ở đây nói về mối quan hệ kinh tế giữa hai quốc gia có chủ quyền - Trung Quốc và Hoa Kỳ. Có lẽ để giải quyết vấn đề này ở cấp độ vĩ mô, cần phải dựa vào sức mạnh của nhà nước. Tôi sợ rằng, một hoặc hai công ty tư nhân khó có thể đứng vững trước bộ máy nhà nước”.

Hoa Kỳ không ngại sử dụng toàn bộ sức mạnh của bộ máy nhà nước chống lại một công ty tư nhân. Các quan chức cấp cao của Mỹ đi khắp thế giới, kêu gọi các đồng minh ngừng hợp tác với Huawei. Đối với các nước phát triển hơn, Washington đưa ra các lập luận mạnh hơn: Hoa Kỳ sẽ ngừng chia sẻ thông tin tình báo với họ nếu mạng lưới viễn thông của các quốc gia này bao gồm thiết bị từ Trung Quốc. Đối với các nước kém phát triển, Mỹ có thể hứa những ưu đãi tài chính. Theo Bloomberg, một cơ quan mới, được gọi là Tập đoàn Tài chính Phát triển Quốc tế Mỹ, vừa được lập ra, có kế hoạch khai thác khoản ngân sách 60 tỷ USD nhằm giúp các nước đang phát triển và doanh nghiệp mua thiết bị từ nhà cung cấp khác ngoài các công ty Trung Quốc.

Ngoài ra, Mỹ đang xem xét mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với Huawei. Theo Reuters, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang nghiên cứu các cách để ngăn chặn các nước thứ ba cung cấp linh kiện cho Huawei. Một trong những lựa chọn khả thi là lệnh cấm các nước thứ ba xuất khẩu bất kỳ linh kiện nào có các sáng chế tài sản tri tuệ của Mỹ. Và kênh truyền hình CNBC dẫn nguồn giấu tên cho biết rằng, "đòn hạt nhân" đối với tập đoàn Trung Quốc sẽ là việc đưa Huawei vào danh sách Các quốc gia được Chỉ định Đặc biệt (SDN) của Bộ Tài chính Mỹ. Việc đưa vào danh sách này có nghĩa là công ty bị cấm thực hiện giao dịch tài chính bằng đồng USD. Mọi tài sản tại Mỹ của công ty đều bị đóng băng. Tuy nhiên, cho đến nay, Hoa Kỳ ít khi sử dụng biện pháp này, bởi vì “đòn hạt nhân” vô tình đánh vào chính Hoa Kỳ, đặc biệt nếu đây là một công ty lớn. Ví dụ, Hoa Kỳ đã từng đưa Rusal, nhà sản xuất nhôm lớn nhất của Nga, vào danh sách này. Tuy nhiên, lệnh trừng phạt đã sớm được dỡ bỏ.

Ngoại trưởng Vương Nghị - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ là nguồn gốc bất ổn trên thế giới

Cho đến nay, Hoa Kỳ chỉ có thể gây tác động hạn chế đến hoạt động kinh doanh của Huawei: họ không thể thuyết phục phần còn lại của thế giới tham gia tẩy chay công ty Trung Quốc. Các quốc gia khác xuất phát từ lợi ích thương mại của riêng họ, chuyên gia Zheng Anguang nói.

“Theo tôi, Hoa Kỳ không có khả năng kiểm soát các dòng hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc từ các nước thứ ba. Trong quá trinh phát triển quan hệ thương mại và kinh tế, các nước khác dựa trên nguyên tắc bảo vệ lợi ích quốc gia. Nhiều nước đang duy trì quan hệ thương mại và kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc. Hoa Kỳ không thể phá vỡ các mối quan hệ này, bởi vì Trung Quốc là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, là cường quốc thương mại lớn nhất. Vì thế, theo tôi, Hoa Kỳ sẽ không thể thành công được”.

Nhìn chung, mong muốn của Mỹ kiềm chế sự phát triển của các công ty Trung Quốc có tác dụng ngược lại: Trung Quốc vẫn tăng dần năng lực công nghệ. Nếu nhìn vào lịch sử, tình huống tương tự đã hình thành vào những năm 30 thế kỷ trước. Theo chuyên gia Martin Chorzempa thuộc Viện Kinh tế Quốc tế Peterson, khi đó công ty IG Farben của Đức đã là công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực sản xuất cao su tổng hợp. Và chính quyền Đức đã cấm công ty xuất khẩu công nghệ quan trọng sang Hoa Kỳ. Sau đó, tại Hoa Kỳ đã mở rộng các công việc chuyên sâu để thay thế công nghệ của Đức. Sau vài năm, Hoa Kỳ đã giải quyết nhiệm vụ này. Kết quả là, vào đầu Thế chiến II, Đức không phải là quốc gia duy nhất sở hữu công nghệ độc đáo sản xuất cao su tổng hợp - nguyên liệu chiến lược vào thời điểm đó. Mong muốn bảo vệ các công nghệ của mình dẫn đến việc Đức đã mất lợi thế cạnh tranh: ở các quốc gia khác đã xuất hiện những công nghệ tương tự. Nhưng, Hoa Kỳ không muốn học bài học lịch sử.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала