Thủy thủ quân sự Trung Quốc lập “kỷ lục mới”

© AP Photo / Stephen ShaverThành viên thủy thủ đoàn Hạm đội Hải quân Trung Quốc
Thành viên thủy thủ đoàn Hạm đội Hải quân Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Truyền thông Nhật Bản loan báo tin giật gân: trong năm nay, các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc đã hơn 1000 lần (!) tiến vào vùng đặc quyền kinh tế của Nhật Bản. Như vậy là nhiều hơn 80% (!) so với năm 2017, - quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik cho biết.

Từ khi nào người Trung Quốc nêu tham vọng chủ quyền với quần đảo Senkaku

Tất cả hoạt tính tàu chiến này của Trung Quốc đều xoay quanh các đảo thuộc quần đảo Senkaku trên biển Hoa Đông. Dự trữ lớn khí đốt và dầu đã được phát hiện trên thềm xung quanh những hòn đảo này. Thật khó nói rằng, nhiên liệu hydrocarbon ở đây hôm nay là quan trọng hơn với ai - cả Nhật Bản và Trung Quốc đều nuôi dưỡng sự phát triển nền kinh tế của nước mình bằng dầu mỏ và khí đốt nhập khẩu, vì thế những khoáng sản có ích này là nhu cầu rất lớn từ cả hai phía. Từ  đó mà nảy sinh tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và Nhật Bản về quần đảo Senkaku.

 P-3C - Sputnik Việt Nam
Tokyo tự tay làm "món quà hoàn hảo" cho Không quân Hoa Kỳ

Chính phủ Nhật Bản đã ban hành nghị định, đưa quần đảo Senkaku vào thành phần quốc gia của mình từ năm 1895. Khi đó, trên đảo không có ai sinh sống. Kết thúc Thế chiến II, quần đảo Senkaku cùng với Okinawa thuộc thẩm quyền pháp lý của Hoa Kỳ là nước đã đánh bại người Nhật, theo phân định của hội nghị quốc tế tại San Francisco. Đến đầu những năm 1970, Hoa Kỳ đã trao trả quần đảo Senkaku cho người Nhật.

Cho đến những năm 1990, Trung Quốc  không phản đối chủ quyền của Nhật Bản với các đảo này. Cuốn Bản đồ thế giới (Atlas of the World) xuất bản tại Bắc Kinh vào năm 1960 đã xem quần đảo Senkaku cùng với Okinawa là lãnh thổ của Nhật Bản. Chỉ đến năm 1992, Bắc Kinh bỗng lớn tiếng tuyên bố Senkaku là “lãnh thổ nguồn cội của Trung Quốc”.

Tranh chấp Nhật-Trung đã lên đến đỉnh điểm vào mùa thu năm 2012, khi chính phủ Nhật Bản mua lại hai hòn đảo từ quần đảo này từ một người Nhật Bản, còn Trung Quốc phái hai tàu chiến đến khu vực hai đảo này “để bảo vệ chủ quyền”.

Đảo Senkaku (Điếu Ngư) - Sputnik Việt Nam
Tranh chấp Senkaku: Nhật - Trung trên bờ vực chiến tranh?

Kể từ đó, vấn đề sở hữu quốc gia đối với quần đảo Senkaku đã thành cái gai nhọn làm “mưng mủ” gay gắt trong quan hệ giữa hai nước.

Sự tương đồng của tình hình quần đảo Senkaku với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

Đáng chú ý là hoạt tính của Trung Quốc đối với quần đảo Senkaku đã tăng lên trong những năm 2010, khi  mà ban lãnh đạo Bắc Kinh đặt ra cho Hải quân CHND Trung Hoa nhiệm vụ “bảo vệ biên giới biển và chủ quyền Trung Quốc trên biển”. Xin nhắc, trong cùng năm 2012, khi bùng phát mạnh tranh chấp về Senkaku, Trung Quốc cũng  cho tàu chiến của họ tiến hành các cuộc tuần tra thường kỳ quanh quần đảo Trường Sa và gây ra cuộc xung đột với Philippines xung quanh  rạn san hô Scarborough.

Để chứng tỏ quyền của mình với các hòn đảo, Bắc Kinh dùng thủ thuật thao túng sự thật lịch sử. Chẳng hạn, liên quan đến quần đảo Senkaku, người Trung Quốc khẳng định rằng ngay từ thế kỷ XV các đội tàu Trung Hoa đã đến những hòn đảo này. Phía Trung Quốc nói về những nhà hàng hải tương tự khi cố gắng chứng minh quyền sở hữu với  quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhân tiện phải nói thêm, thông tin này được đưa vào như là “sự thật lịch sử” trong sách giáo khoa của trường học Trung Quốc, gồm cả những bộ sách vừa xuất bản dành cho năm học mới. Các tuyên truyền gia Trung Quốc viện dẫn quyết định của hội nghị Cairo (1943) và San Francisco (1951) để biện minh cho tuyên bố chủ quyền của họ đối với các đảo Senkaku, Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng chỉ cần xem các văn bản tài liệu tổng kết hai cuộc gặp của đại diện các nước trong liên minh chống phát-xít cũng đủ thấy rằng chẳng hề có gì cụ thể nói về quyền của Trung Quốc (cả phái cộng sản lẫn Quốc dân đảng) đối với các đảo ấy.

Tàu của hải cảnh Trung Quốc - Sputnik Việt Nam
Trung Quốc muốn làm bá chủ ở Biển Đông?

Tại sao lại phái tàu chiến?

Trong những năm sau cuộc xung đột năm 2012, các nhà ngoại giao Nhật Bản và Trung Quốc đã nhiều lần ngồi vào bàn đàm phán để tháo gỡ tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Những muốn hy vọng rằng đây sẽ là cách thức cơ bản để loại bỏ sự thù địch trong quan hệ giữa hai quốc gia dẫn đầu Đông Á. Nhưng nếu như Bắc Kinh thật sự thành tâm thiện chí theo con đường ngoại giao-hòa bình, thì hà cớ gì họ lại phái hàng trăm tàu ​​chiến đến vùng bờ biển Nhật Bản?

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала