Mỹ có thể áp dụng biện pháp với Việt Nam tương tự Trung Quốc?

© Depositphotos.com / XuanhuonghoСảng Cát Lái
Сảng Cát Lái - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Bộ Công thương Việt Nam đang đánh giá và xem xét lại kế hoạch thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Việt Nam để trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhằm tránh việc Hoa Kỳ áp dụng các biện pháp với Việt Nam tương tự Trung Quốc.

Bộ Công thương cẩn trọng xuất siêu sang Mỹ: Hoa Kỳ có thể trừng phạt Việt Nam

Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Công thương chiều 12.12, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin cho biết, Bộ đã cùng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đoàn đại biểu của Mỹ bàn về kế hoạch hành động của Việt Nam nhằm tăng trưởng xuất khẩu giữa hai nước, qua đó cân bằng cán cân thương mại.

Cụ thể, chiều 12.12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tiếp đoàn doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN (USABC) do ông Keith Williams, Chủ tịch Hội đồng quản trị USABC kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Underwriter Laboratories (UL) làm trưởng đoàn.

Một điểm quan trọng trong đợt công tác lần này của đại diện phía Mỹ bày tỏ mong muốn giảm nhập siêu từ Việt Nam và yêu cầu phải đảm bảo lợi ích hai bên.

“Theo đánh giá của nước bạn, hiện thương mại giữa Việt Nam và Mỹ là không công bằng”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải nói thẳng.
© Ảnh : Thống Nhất – TTXVN Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) Keith Williams
Mỹ có thể áp dụng biện pháp với Việt Nam tương tự Trung Quốc? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Chủ tịch Hội đồng quản trị Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC) Keith Williams

Trước đó, khi trao đổi với đại diện phía Hoa Kỳ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh:

“Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu có tầm chiến lược trong nhiều lĩnh vực”, Thủ tướng phát biểu đồng thời khẳng định quan hệ Đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục phát triển thực chất và hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, trong đó cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng vai trò rất quan trọng.

Sản xuất gỗ - Sputnik Việt Nam
Thoát tầm ngắm của Mỹ: Việt Nam cam kết chống gian lận xuất xứ
Việt Nam đã tiến hành xây dựng “kế hoạch hành động hướng đến cán cân thương mại hài hòa, bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ”. Nội dung này cũng đã được gửi cho phía Mỹ từ tháng 11.2019 trong đó tập trung vào tháo gỡ các vướng mắc về chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam. Đặc biệt, Hà Nội còn có kế hoạch, biện pháp mua nhiều hàng hóa Hoa Kỳ hơn nữa. Ngày 6.12.2019, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký “Hiệp định hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan”. Đây là cơ sở tăng cường hợp tác giữa hải quan hai nước trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, theo chia sẻ của Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, Bộ Công thương hiện vẫn đang đánh giá và rà soát kế hoạch hành động thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữa Mỹ và Việt Nam sau đó trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương, điều này nhắm tránh việc chính quyền Hoa Kỳ có thể áp dụng các biện pháp với Việt Nam tương tự Trung Quốc hay nhiều nước khác.

“Chúng ta cần cẩn thận tránh việc Mỹ coi Việt Nam là nơi trung chuyển hàng hóa của các nước. Đây hoàn toàn không phải là chủ trương của Chính phủ”, Thứ trướng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Quốc hội họp phiên sáng 11/11/2019. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không chỉ muốn kinh tế hóa rồng
Như Bộ Công thương chỉ rõ trong Báo cáo Tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại, lũy kế 11 tháng của năm 2019, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 55.6 tỷ USD chiếm 23%, tăng gần 28% so với cùng kỳ năm 2018. Đứng vị trí thứ hai là EU với kim ngạch đạt xấp xỉ 38 tỷ USD tương đương 15,7% tổng kim ngạch xuất khẩu trong 11 tháng đầu năm và như vậy đã giảm 2,3% so với năm trước.

Ngoài ra, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc của Việt Nam cũng giảm đi xuống còn 37,4 tỷ UĐS, giảm 0,6%.

Việt Nam hiện đang nhập khẩu khoảng 13 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy Việt Nam đã xuất siêu 42,6 tỷ USD. Điều đáng nói, Mỹ không phải thị tường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam là Trung Quốc.

Việt Nam có thể đạt 500 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu 2019

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, với tiến độ này, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm nay 2019 có thể đạt tới 500 tỉ USD.

Hoa Kỳ cũng nhận xét, dù là một nước phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu và là nền kinh tế có độ mở cao, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn tốt mặc cho nhiều biến động xảy ra trong năm qua, - theo đại diện Bộ Công Thương.

Cảng - Sputnik Việt Nam
Kinh tế Việt Nam đang quá phụ thuộc vào Trung Quốc?
Theo đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa 11 tháng năm 2019 ước đạt hơn 473,7 tỉ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt hơn 241,4 tỉ USD, tăng 7,8% so với cùng kì năm ngoái, đáp ứng 91,8% mục tiêu đề ra từ đầu năm.

Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam chỉ riêng trong tháng 11 ước đạt 22,5 tỉ USD, tăng 0,6% so với tháng 10 và 4,5% so với cùng kì năm trước.

Như vậy, sau 11 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt hơn 232 tỉ USD, tăng 7,4% so với cùng kì năm trước.

Trung Quốc- đối tác thương mại trăm tỷ USD của Việt Nam: Cẩn trọng

Tổng Cục Hải quan mới đây công bố, chỉ riêng tháng 11, Tổng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc ước đạt hơn 10 tỷ USD. Trong đó, Hà Nội xuất khẩu 4.234 tỷ USD và nhập khẩu 6.618 tỷ USD. Theo đó, Việt Nam đã nhập siêu hơn 2 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu được công bố, lũy kế trong 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đã cán mốc 105,75 tỷ USD. Đây là mức cao nhất so với cùng kỳ các năm từ trước đến nay và đã cận với tổng kim ngạch cán cân thương mại hai nước của cả năm 2018.

Nói Trung Quốc là đối tác thương mại “trăm tỷ” USD của Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở, bởi thực tế trong 11 tháng qua, tổng kim ngạch với Hoa Kỳ mới chỉ đạt gần 69 tỷ USD.

Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để chế tạo pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH JA Solar Việt Nam, vốn đầu tư của Hong Kong (Trung Quốc) tại khu công nghiệp Quang Châu (Bắc Giang) - Sputnik Việt Nam
Việt Nam không được mất cảnh giác với giới đầu tư Trung Quốc?
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hiện chỉ đạt 37,204 tỷ USD, giảm khoảng 400 triệu USD so với cùng kỳ 2018. Việt Nam có 11 nhóm hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD.

Trong đó, hai nhóm hàng lớn nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện phụ trợ. Tuy nhiên, vị trí của hai nhóm hàng này có sự thay đổi. Tính đến hết tháng 11, kim ngạch nhóm hàng hóa máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt gần 8,5 tỷ USD, chiếm vị trí số 1, điện thoại các loại và linh kiện đạt gần 7,4 tỷ USD xếp thứ hai.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn duy trì thế mạnh đối với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác như rau quả (2,243 tỷ USD), thủy sản (1,104 tỷ USD), cao su (1,347 tỷ USD), xơ, sợi dệt các loại (2,188 tỷ USD), giày dép các loại đạt 1,634 tỷ USD. Ngoài ra còn có máy ảnh, máy quay phim, linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng…

Tuy nhiên, nếu xuất khẩu sang Trung Quốc Việt Nam đạt 37,204 tỷ USD thì giá trị nhập siêu từ thị trường Trung Quốc của Hà Nội lên tới 68,546 tỷ USD, tăng tới 9 tỷ đô la so với năm 2018.

Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ sớm bị đánh bật khỏi Top thế giới?
Việc Việt Nam giảm đáng kể kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc, thay vào đó lại tăng cường nhập hàng hóa từ thị trường này đã dẫn đến mức nhập siêu của Việt Nam đã tăng lên đến hơn 31 tỷ USD. Trong khi đó, số liệu cùng kỳ năm 2018 chỉ là 22 tỷ USD.

Đáng chú ý, Việt Nam có 14 nhóm hàng nhập siêu từ Trung Quốc đạt kim ngạch trên 1 tỷ đô la, trong đó có 2 ngành đạt mức trên 10 tỷ USD là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng (13,4 tỷ USD), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt hơn 11 tỷ USD.

Điều đáng lo ở hiện tại chính là nhiều năm qua, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc vẫn ở mức cao. Năm 2018, Việt Nam nhập siêu hơn 24 tỷ USD từ Trung Quốc, thêm khoảng 1 tỷ USD so với năm 2017, và đến năm 2019 này con số nhập siêu vẫn sẽ không ngừng tăng lên và hệ lụy của nó đã được rất nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế bàn tới.

Điều đáng quan ngại nhất chính là nền kinh tế Việt Nam rất dễ phụ thuộc vào Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh gặp phải vấn đề lớn, Hà Nội cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала