Việt Nam đưa ra xét xử đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNBị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) khai báo trước tòa.
Bị cáo Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953, cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) khai báo trước tòa. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Vụ án Mobifone mua 95% cổ phần AVG liên quan hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn cùng ông Phạm Nhật Vũ đã chính thức được đem ra xét xử với hàng loạt tài liệu được giải mật.

Xét xử sơ thẩm vụ Mobifone mua AVG

Sáng 16.12, Tòa án Nhân dân (TAND) Hà Nội đã đưa ra xét xử sơ thẩm 14 bị cáo trong vụ án liên quan thương vụ Tổng Công ty Viễn thông Mobifone mua 95% cổ phần Công ty Cổ phần nghe nhìn Toàn cầu AVG.

Phiên tòa chính thức bắt đầu lúc 8h:30. Ba bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Nhật Vũ vì lý do sức khỏe, Tòa cho phép được ngồi trả lời.

Ông Phạm Nhật Vũ, Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG)  - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Nộp lại gần 8.800 tỷ, ông Phạm Nhật Vũ được áp dụng triệt để tình tiết giảm nhẹ

Quá trình kiểm tra căn cước xác nhận sự có mặt của cả 14 bị cáo trong vụ án này.

Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm 5 người: trong đó có hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu.

Ngoài ra, như đã công bố trước đó, vì đây là vụ đại án của Việt Nam, nên có riêng 3 Kiểm sát viên cao cấp đại diện cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội tham gia giữ quyền công tố tại phiên tòa gồm: ông Đặng Như Vĩnh, bà Trần Thị Thanh Huyền và ông Phan Hải Đăng. Đây là lần đầu tiên tại một phiên tòa sơ thẩm, Viện Kiểm sát bố trí tới ba Kiểm sát viên cao cấp giữ quyền công tố tại phiên tòa.

Vì tính chất quan trọng của vụ án, Tòa án và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn chỉ định thêm 6 thẩm phán dự khuyết, 2 hội thẩm nhân dân dự khuyết và 1 Kiểm sát viên dự khuyết.

Đối với 14 bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án này, có 13 người bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Vi phạm các quy định về quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 220, khoản 3 - Bộ luật Hình sự năm 2015.

Danh sách 13 bị cáo này bao gồm: cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son (sinh năm 1953), cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn (sinh năm 1960), nguyên Vụ trưởng Vụ quản lý doanh nghiệp, Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đình Trọng (sinh năm 1970), nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên MobiFone Lê Nam Trà (sinh năm 1961), nguyên Tổng Giám đốc MobiFone Cao Duy Hải (sinh năm 1961), Thành viên Hội đồng thành viên MobiFone Phan Thị Hoa Mai (sinh năm 1966).

5 Phó Tổng Giám đốc MobiFone gồm: Phạm Thị Phương Anh (sinh năm 1975), Hồ Tuấn (sinh năm 1965), Nguyễn Đăng Nguyên (sinh năm 1976, Phó Tổng Giám đốc phụ trách chức vụ Tổng Giám đốc MobiFone), Nguyễn Bảo Long (sinh năm 1972), Nguyễn Mạnh Hùng (sinh năm 1969).

Ngoài ra, còn có Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX Võ Văn Mạnh (sinh năm 1976), thẩm định viên Công ty Trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư và thẩm định AMAX Hoàng Duy Quang (sinh năm 1983).

Ông Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Lần đầu tiên 3 kiểm sát viên cấp cao cùng giữ quyền công tố ở phiên sơ thẩm

Em trai ông Phạm Nhật Vượng- bị cáo Phạm Nhật Vũ (sinh năm 1973, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị AVG) bị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao truy tố về tội “Đưa hối lộ” theo quy định tại Điều 364, khoản 4 -Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Cao Duy Hải, Lê Nam Trà còn bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố thêm tội “Nhận hối lộ” theo quy định tại Điều 354, khoản 4 -Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đáng chú ý, trong số 14 bị cáo, có 8 người bị tạm giam gồm: Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Phạm Đình Trọng, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang và Phạm Nhật Vũ. 6 người được tại ngoại là Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, trong đó bị cáo Phạm Thị Phương Anh được bảo lãnh, 5 bị cáo còn lại bị áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.

Liên quan vụ đại án này có 41 luật sư đăng ký tham giao bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo tại phiên tòa. Trong đó, ông Nguyễn Bắc Son có ba luật sư bào chữa, ông Trương Minh Tuấn có 5 luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, ông Phạm Nhật Vũ có 3 luật sư.

© Ảnh : Văn Điệp - TTXVNCác bị cáo phiên tòa.
Việt Nam đưa ra xét xử đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG - Sputnik Việt Nam
Các bị cáo phiên tòa.

 

Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông, đại diện  được mời đến tòa với tư cách là tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đại diện MobiFone cũng được mời tới phiên tòa với tư cách là bị hại. Hội đồng xét xử (HĐXX) cũng triệu tập tới phiên tòa 13 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, 3 nhân chứng, 8 điều tra viên tham gia phiên tòa.

Tòa bác đề nghị xử kín vụ Mobifone mua AVG

Sau phần kiểm tra căn cước, luật sư nêu ý kiến về việc một số cá nhân, đơn vị liên quan được triệu tập đến tòa để làm rõ nhiều nội dung liên quan vụ án nhưng lại vắng mặt, gây ảnh hưởng đến quá trình xét xử. Điển hình như con gái của cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son- bà Nguyễn Thị Thu Huyền, người được ông Son khẳng định đã giao lại toàn bộ 3 triệu USD nhận hối lộ từ ông Phạm Nhật Vũ không có mặt tại thời điểm khai mạc phiên tòa dù đã được TAND TP. Hà Nội triệu tập.

Luật sư Vũ Xuân Nam, người bào chữa cho bị cáo Trương Minh Tuấn, đề nghị Tòa triệu tập đại diện Văn Phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính và cựu Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông.

Cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông, Nguyễn Bắc Son - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG, cứ nộp 3/4 tài sản tham ô là thoát tử hình?

Ngoài ra, theo quan điểm của luật sư, do một số tài liệu thuộc diện mật nên đề nghị trong trường hợp chưa được giải mật thì có thể xử kín.

Trả lời các luật sư về vấn đề này, nêu quan điểm về thủ tục phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát cho rằng, những cá nhân liên quan đã được triệu tập và có lời khai. Do phiên tòa diễn ra trong nhiều ngày nên khi cần HĐXX vẫn có thể triệu tập. Với trường hợp bà Huyền hay những đối tượng vắng mặt khác, tòa sẽ phối hợp với C03 Bộ Công an để tiếp tục triệu tập nếu thấy cần thiết.

Về hồ sơ tài liệu, theo đại diện Viện Kiểm sát, phần lớn đã được giải mật. Một phần văn bản chưa được giải mật nhưng nội dung cũng đã được nêu trong kết luận điều tra, kết luậnthanh tra cũng như được giao nhận cho bị cáo theo quy định.

“Luật sư cho rằng cần xử kín hoặc xử kín một phần nhưng TAND TP.Hà Nội đã quyết định đưa vụ án ra xét xử công khai nên đề nghị HĐXX không hoãn phiên toà mà tiến hành xét xử theo quy định”, phía Viện Kiểm sát nhấn mạnh.

Sau phần hội ý, HĐXX cho biết, với người tham gia tố tụng, tòa đã có giấy triệu tập nhưng trong phiên xử hôm nay, có một số cá nhân có đơn xin vắng mặt. Tuy nhiên, trong hồ sơ, những người này đã có lời khai đầy đủ, phía luật sư cũng được sao chép các tài liệu, hồ sơ liên quan lời khai. Quá trình xét xử, thẩm vấn, nếu cần thiết, HĐXX sẽ công bố lời khai hay triệu tập bổ sung.

Ngoài ra, trước phiên xét xử này, tòa đã có văn bản đề nghị giải mật phần lớn tài liệu. Nội dung các văn bản này đã được nêu rõ trong kết luận điều tra, thanh tra và có trong trích lục hồ sơ vụ án, luật sư cũng đã được sao chép.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn. - Sputnik Việt Nam
Vụ AVG: Hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn sắp hầu tòa vì nhận hối lộ

Vậy nên, Chủ tọa phiên tòa Nguyễn Thị Xuân Thu kết luận: “Không chấp nhận đề nghị xét xử kín một phần”, khẳng định đây là vụ án đã được quyết định đưa ra xét xử công khai và yêu cầu đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng truy tố 14 bị cáo.

Tham dự phiên tòa hôm nay, đại diện cho Bộ Thông tin và Truyền thông có ông Phạm Quang Tú, Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý Doanh nghiệp, bà Trận Thị Nhị Thủy, Phó Chánh Thanh tra tới phiên tòa theo ủy quyền của Bộ trưởng.

Vợ ông Phạm Nhật Vũ, công dân người nước ngoài- bà Ekaterina Valerievna Kolmakova (sinh năm 1980) cũng có mặt tại phiên tòa với tư cách người làm chứng. Bà có thể trả lời rõ các câu hỏi của HĐXX bằng tiếng Việt.

Cáo trạng vụ Mobifone mua AVG: Gây thiệt hại cho Nhà nước 6.590 tỷ đồng

Cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nêu rõ, năm 2015, MobiFone thực hiện Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình theo hình thức đầu tư vốn nhà nước mua 95% cổ phần của AVG với số tiền 8.900 tỷ đồng (chính xác là 8.889,8 tỷ). Dự án này thuộc nhóm A - tức thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư. Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại MobiFone có trách nhiệm chỉ đạo MobiFone trong quá trình thực hiện dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư khi có Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Ủy ban Kiểm tra T.Ư xác định vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, nhiều lãnh đạo Bộ TT-TT đã có vi phạm rất nghiêm trọng - Sputnik Việt Nam
Vụ MobiFone mua AVG nếu bị lộ có gây hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc?

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải cùng một số nguyên lãnh đạo MobiFone, cán bộ Bộ Thông tin và Truyền Thông, Công ty Thẩm định giá AMAX ( Phan Thị Hoa Mai, Hồ Tuấn, Phạm Thị Phương Anh, Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Bảo Long, Nguyễn Đăng Nguyên, Võ Văn Mạnh, Hoàng Duy Quang) đã có hành vi vi phạm pháp luật trong việc đề xuất dự án đầu tư, đánh giá về tài chính, kinh doanh của AVG, tiến hành thẩm định giá, lập, trình dự án và quyết định phê duyệt dự án đầu tư, thanh toán mà không hề được Thủ tướng đồng ý phê duyệt đầu tư. Các hành vi này đã gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước, với tổng giá trị thiệt hại hơn hơn 6.590 tỷ đồng.

Khi dự án còn chưa được Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, ông Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo ông Phạm Đình Trọng đề xuất và giao cho ông Trương Minh Tuấn ký quyết định phê duyệt. Đồng thời, khi phê duyệt dự án, các ông Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn và Phạm Đình Trọng cũng không yêu cầu MobiFone loại trừ 2 khoản ngoài lĩnh vực truyền hình của AVG, bao gồm đầu tư tại Công ty cổ phần giống tằm Mai Lĩnh và Công ty cổ phần An Viên B.P.

Không những thế, ông Nguyễn Bắc Son còn chỉ đạo quyết liệt cho MobiFone phải mua cổ phần của AVG, yêu cầu thực hiện dự án trong năm 2015, cũng như chỉ đạo cho ông Trà ký hợp đồng mua bán cổ phần với AVG trong tháng 12-2015, trước khi cựu bộ trưởng này nghỉ hưu.

© Ảnh : Ngọc Thắng/Thanh NiênỦy ban Kiểm tra T.Ư xác định vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, nhiều lãnh đạo Bộ TT-TT đã có vi phạm rất nghiêm trọng
Việt Nam đưa ra xét xử đại án Mobifone mua 95% cổ phần AVG - Sputnik Việt Nam
Ủy ban Kiểm tra T.Ư xác định vụ MobiFone mua 95% cổ phần AVG, nhiều lãnh đạo Bộ TT-TT đã có vi phạm rất nghiêm trọng

 

Trong quá trình chỉ đạo thương vụ Mobifone mua AVG, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà và Cao Duy Hải đều biết rõ giá trị tài sản, tình hình tài chính, kinh doanh của AVG thua lỗ kéo dài, biết rõ các quy định pháp luật cần tuân thủ khi thực hiện dự án, tuy nhiên, các bị cáo ở mỗi vị trí, vai trò quyền hạn của mình đã thực hiện không đúng các quy định của nhà nước về trình tự, thủ tục đầu tư, quy định về quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Dù biết rõ dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone chưa được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư nhưng bị cáo Nguyễn Bắc Son đã chỉ đạo cho Trương Minh Tuấn ký Quyết định số 236 và chỉ đạo cho Lê Nam Trà, Cao Duy Hải thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán cổ phần của AVG với giá mua 8.898,3 tỷ đồng và phải hoàn thành trong tháng 12/2015. Kết quả, Phạm Nhật Vũ đã bán cho MobiFone 95% cổ phần AVG với giá 8.898,3 tỷ đồng cao hơn giá trị thật của AVG rất nhiều lần, mang lại lợi ích cho Phạm Nhật Vũ và các cổ đông AVG số tiền hơn 6.475 tỷ đồng, đây là hậu quả thiệt hại trực tiếp làm mất vốn Nhà nước tại MobiFone.

Ngoài ra, các bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải đã nhận một số tiền lớn của Phạm Nhật Vũ. Cụ thể, Phạm Nhật Vũ đã đưa cho Nguyễn Bắc Son số tiền 3 triệu USD. Chính bản thân ông Nguyễn Bắc Son khai nhận sau khi hoàn thành sự án Mobifone thanh toán 95% giá trị hợp đồng cho AVG, Phạm Nhật Vũ đã đến nhà riêng của ông Son tại phố Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội để đưa cho ông 3 triệu USD, khoảng 65 tỷ. Ông Lê Nam Trà 2,5 nhận hối lộ triệu USD, Cao Duy Hải 500.000 USD, Trương Minh Tuấn 200.000 USD. Các bị cáo nêu trên nhận thức được hành vi sai phạm, biết rõ việc nhận tiền trên của Phạm Nhật Vũ là do đã chỉ đạo, quyết định việc MobiFone mua cổ phần của AVG, nên số tiền nhận được là từ việc mua bán AVG.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã thu nộp vào tài khoản tạm giữ tổng số tiền hơn 68 tỷ đồng do các bị can và gia đình giao nộp. Trong đó, gia đình ông Lê Nam Trà nộp hơn 54 tỷ đồng tiền khắc phục hậu quả, gia đình ông Cao Duy Hải nộp hơn 11 tỷ đồng, gia đình ông Trương Minh Tuấn nộp 2 tỷ đồng. Riêng nhà của ông Son tại ngõ 36C1 Lý Nam Đế và nhà của ông Tuấn tại phường Ô Chợ Dừa (quận Đống Đa, Hà Nội) hiện cũng đã bị kê biên tài sản. Tài khoản của Nguyễn Bắc Son với số dư gần 592 triệu đồng, tài khoản cá nhân của ông Tuấn có số dư hơn 2,1 tỷ đồng cũng bị cơ quan chức năng phong toả.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao xác định, trong quá trình điều tra, truy tố cả bốn bị cáo Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn, Lê Nam Trà, Cao Duy Hải đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối lỗi về hành vi phạm tội và có trách nhiệm trong việc khắc phục số tiền đã chiếm đoạt.

Ban thường vụ Đảng ủy tổng công ty Mobifone có nhiều vi phạm - Sputnik Việt Nam
MobiFone chính thức chấm dứt dự án mua 95% cổ phần AVG

Bị cáo Nguyễn Bắc Son có ý thức khắc phục nhưng gia đình không hợp tác để nộp tiền. Nguyễn Bắc Son đề nghị được sử dụng số tiền 591 triệu, 902 nghìn, 772 đồng trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm đứng tên Nguyễn Bắc Son tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) để trả lại một phần số tiền đã chiếm đoạt.

Bị cáo Lê Nam Trà đã tác động gia đình nộp toàn bộ số tiền 2,5 triệu USD (tương đương 55 tỷ, 592 triệu, 500 nghìn đồng), bị cáo Cao Duy Hải đã tác động gia đình nộp số tiền 11,6 tỷ đồng (tương đương 500.000 USD), bị cáo Trương Minh Tuấn đã nộp 4,12 tỷ đồng (tương đương gần 200.000 USD).

Phiên tòa dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 31.12, bao gồm cả thứ bảy và chủ nhật.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала