Việt Nam đề nghị Trung Quốc hành xử kiềm chế trên Biển Đông năm 2020

© AP Photo / Jin LiangkuaiHaiyang Shiyou 981
Haiyang Shiyou 981 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng nói, những gì Trung Quốc đã làm (trên Biển Đông) là rất đáng báo động. Đây là sự đe dọa không chỉ đối với Việt Nam mà cả với các quốc gia khác có nguy cơ sẽ bị đe dọa trong tương lai.

Đây được coi là tuyên bố mạnh mẽ của Hà Nội trước khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 liên quan đến những diễn biến căng thẳng trên Biển Đông do nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa chất của Bắc Kinh gây nên tại các vùng biển tranh chấp.

Hội thảo Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020

Ngày 17.12, Hội thảo với chủ đề “Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020: gắn kết và chủ động thích ứng” đã diễn ra tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore). Đại diện cho Đoàn Đại biểu cao cấp của Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự

Hội thảo “Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020: gắn kết và chủ động thích ứng” do Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng đồng chủ trì với Viện trưởng Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Choi Shing Kwok. Tại sự kiện này, theo TTXVN, quy tụ hàng trăm chuyên gia, học giả và đại diện các viện nghiên cứu, tổ chức và truyền thông quốc tế.

Tham dự Hội thảo chủ đề “Việt Nam với vai trò Chủ tịch ASEAN 2020: gắn kết và chủ động thích ứng”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nêu rõ trách nhiệm của Việt Nam với vai trò Chủ tịch Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2020. Ông Nguyễn Quốc Dũng mô tả lại bức tranh chung của khu vực và toàn cầu, những thành tựu, thách thức của ASEAN sau 25 năm thành lập và phát triển, chính sách đối ngoại của Việt Nam nói chung và những ưu tiên dành cho phát triển Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhấn mạnh chủ đề bao trùm của năm ASEAN 2020 cùng 5 ưu tiên của Việt Nam trong Năm Chủ tịch ASEAN cùng con đường phát triển trong tương lai sắp tới.

Việt Nam, với vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020 sẽ có trách nhiệm thúc đẩy và tăng cường lợi ích và sự thịnh vượng của ASEAN, xác định những lĩnh vực hợp tác trọng tâm, đề xuất những sáng kiến và kế hoạch mới đồng thời đảm bảo phản ứng kịp thời và hiệu quả với những vấn đề cấp bách hay những tình huống khủng hoảng tác động đến toàn bộ Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á.

Để hoàn thành tốt trách nhiệm trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 Việt Nam đề ra 5 ưu tiên cụ thể. Thứ nhất, Việt Nam xác định nhiệm vụ trọng tâm là phải tăng cường sự đoàn kết và thống nhất trong ASEAN, góp phần thúc đẩy hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực, đối phó kịp thời và hiệu quả với những thách thức đang nổi lên.

Ưu tiên thứ hai chính là tăng cường hội nhập và kết nối trong nội bộ khối và bên ngoài khu vực tiến tới sự phát triển bền vững và bao trùm, tận dụng đầy đủ những cơ hội mà cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng Công nghiệp 4.0) mang lại.

Đại hội đồng LHQ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra Liên Hợp Quốc

Ưu tiên thứ ba chính là Việt Nam muốn thúc đẩy nhận thức và bản sắc ASEAN thông qua việc tạo ra những giá trị chung của ASEAN, nuôi dưỡng ý thưc cộng đồng trong ASEAN. Thứ tư là làm sâu sắc mối quan hệ đối tác vì hòa bình và phát triển bền vững với các nước trên thế giới. Ưu tiên cuối cùng của Hà Nội là tăng cường năng lực và tính hiệu quả về thể chế của ASEAN.

Tại Hội thảo lần này, các đại biểu cũng nêu bật những thuận lợi và thách thức hiện hữu trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và toàn cầu nói chung. Nhận định về những điều kiện thuận lợi, tại Hội thảo nhất trí, hòa bình, ổn định và hợp tác để phát triển vẫn là xu hướng chủ đạo, các nền kinh tế ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư mang lại nhiều lợi ích về năng suất và tiến bộ về con người.

Tuy nhiên, bên cạnh những tiền đề, ưu thế ấy, khu vực ASEAN và thế giới hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn như thế cạnh tranh, xung đột giữa các cường quốc, chủ nghĩa bảo hộ ngày càng tăng, căng thẳng thương mại leo thang, kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại. Sự đột phá của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đồng thời cũng tạo ra sự phân chia của cải không đồng đều, gây ra những mối đe dọa tiềm tàng về vấn đề an ninh mạng. Bên cạnh đó, còn các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng cần được xem xét thận trọng.

Việt Nam hy vọng Trung Quốc sẽ kiềm chế ở Biển Đông trong năm 2020

Phát biểu tại Hội thảo được tổ chức tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (Singapore), Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng đã nhấn mạnh mong muốn năm 2020 tới Bắc Kinh sẽ không gây ra nhiều căng thẳng trên Biển Đông với Hà Nội hay các quốc gia lân cận.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung hội đàm với Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu rõ lập trường về Biển Đông với Trung Quốc

Reuters ngày 17.12 cho biết, Việt Nam hy vọng Trung Quốc sẽ thể hiện sự kiềm chế ở Biển Đông vào năm tới, sau loạt sự kiện tàu khảo sát địa chất “có hộ tống” của Trung Quốc “ra vào” nhiều lần trong nhiều tháng, tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, điều Hà Nội xem là “vi phạm chủ quyền một cách trắng trợn”.

Việt Nam, quốc gia luôn phải đối mặt với với các yêu sách bành trướng hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông, sẽ đảm nhận chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2020. Đây là cơ hội để Hà Nội lên tiếng về những vấn đề chung của khu vực.

“Tôi hy vọng rằng trong thời gian chúng tôi đảm nhiệm cương vị chủ tịch ASEAN, Trung Quốc sẽ thể hiện sự kiềm chế và thận trọng hơn trong các hoạt động này”, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng tuyên bố khi phát biểu tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore.
“Những gì Trung Quốc đã làm là rất đáng báo động. Đây là sự đe dọa không chỉ cho Việt Nam mà cả với các quốc gia khác về nguy cơ bị đe dọa trong tương lai”, ông nói.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với cái gọi là Đường Chín Đoạn (hay “đường lưỡi bò”) của họ ở Biển Đông, gây ra sự bất đồng lớn với các thành viên ASEAN Malaysia, Philippines và Brunei cũng như cả với Hoa Kỳ.

Nhưng các “đồng minh thân cận nhất” của Trung Quốc trong khối Đông Nam Á cũng phản đối việc đưa ra phát ngôn hay hành động cứng rắn đối với Bắc Kinh, hướng đến việc đàm phán xây dựng bộ quy tắc ứng xử với các quốc gia trong khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Mark Esper - Sputnik Việt Nam
Mỹ ủng hộ Việt Nam về vấn đề Biển Đông

Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, điều đó không cho thấy các nước ASEAN ủng hộ hành động của Trung Quốc, chỉ là mỗi quốc gia có chiến lược ngoại giao, đường lối đối ngoại và cách bày tỏ sự phản đối khác nhau mà thôi.

Biển Đông, nơi có tuyến giao thương trên biển quan trọng với lượng hàng hóa trị giá hơn 3 nghìn tỷ USD mỗi năm, đồng thời cũng là nơi cũng có trữ lượng dầu khí và là ngư trường lớn cho các quốc gia xung quanh.

Tàu khảo sát dầu Trung Quốc Haiyang Dizhi 8 (Hải dương Địa chất 8) đã rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào cuối tháng 10 sau hơn ba tháng khảo sát, thăm dò ở đó. Bắc Kinh cho biết họ đã thực hiện khảo sát khoa học ở “vùng biển do Trung Quốc kiểm soát và tuyên bố chủ quyền”.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала