Bamboo Airways bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài: Lo ngại an ninh quốc phòng

© Ảnh : Ảnh: Trần Việt - TTXVNBamboo Airways tăng tải bay Tết Canh Tý 2020
Bamboo Airways tăng tải bay Tết Canh Tý 2020 - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Biến động bất thường ở Bamboo Airways khi hãng hàng không của tỷ phú Trịnh Văn Quyết quyết định bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia, điều này là vô cùng nguy hiểm vì vấn đề an ninh quốc phòng.

Chưa kể đến thực tế vừa qua, khắp Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Phòng đều có người Việt đứng tên gom đất cho người Trung Quốc. Sẽ tạo nên tiền đề nguy hiểm nếu dính đến lĩnh vực hàng không, kinh doanh cảng, bãi.

Bamboo Airways bất ngờ chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

Trong buổi roadshow giới thiệu cơ hội đầu tư cổ phiếu cuối tháng 12.2019, hãng hàng không Bamboo Airways của tỷ phú Trịnh Văn Quyết bất ngờ công bố đang đàm phán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Giá cổ phiếu được đánh giá tương đối cao, không dưới 160.000đ/CP.

Bamboo Airways chính thức nhận máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên từ Tập đoàn máy bay Boeing tại Trung tâm bàn giao của Hãng ở South Carolina, Mỹ - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways sở hữu chiếc Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên

Với mức giá niêm yết như trên, vốn hóa của hãng Hàng không Tre Việt sẽ vượt xa mức vốn hóa 1 tỷ USD đã dự trù. Bamboo Airways cũng đã công bố lộ trình chào bán cổ phần (IPO) lần đầu ra công chúng trong năm 2020. Khi đó, hãng đã lên kế hoạch IPO mã cố phiếu BAV với mức giá khởi điểm chỉ 60.000đ/CP.

Phó Tổng Giám đốc của Bamboo Airways Nguyễn Khắc Hải cũng cho hay, hãng có kế hoạch cụ thể niêm yết 400 triệu cổ phiếu trên một trong hai giàn giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc TP.HCM, sớm nhất vào tháng 1.2020.

Ngoài ra, Bamboo của tỷ phú Trịnh Văn Quyết cũng đã công bố Công ty Cổ phần Thẩm định giá và Giám định chất lượng Việt Nam (VIVC) định giá cổ phiếu BAV của công ty ở mức 82.280 đ/CP.

Bên cạnh đó, vào tháng 11.2019, tỷ phú Trịnh Văn Quyết đã nhấn mạnh kế hoạch tập trung bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chứ không bán cho giới đầu tư nhỏ lẻ.

“Hãng sẽ chào sàn trong năm 2020 và không có ý định bán cổ phiếu (mã BAV) ra bên ngoài, cho cả đối tác trong nước và đối tác nước ngoài vào thời điểm này. Khi nào bán cho nhà đầu tư nước ngoài thì ít nhất 150 ngàn đồng/cổ phiếu chúng tôi mới bán. Còn nếu bây giờ mới bán thì chỉ làm chậm tiến trình chuẩn hóa cũng như phát triển của Bamboo Airways mà thôi”, ông Trịnh Văn Quyết phát biểu cho biết.

Thậm chí, tỷ phú Trịnh Văn Quyết còn tuyên bố hùng hồn rằng sẽ phá sản, “thương hiệu FLC vứt đi” nếu năm 2020 FLC không về mệnh giá, cổ phiếu của FLC Homes và Bamboo Airways không đạt trên 100.000 đồng/CP.

Bamboo Airways  - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways khẳng định sẽ bay thẳng tới Mỹ

Tại roadshow giới thiệu, mời chào cơ hội đầu tư tối 22.12, Bamboo Airways cũng thông tin về việc hãng vừa nhận chiếc máy bay Boeing 787-9 Dreamliner đầu tiên (lấy tên là Hạ Long Bay- Vịnh Hạ Long) nâng tổng số tàu bay được khai thác lên 22 chiếc. Được biết, chiếc Boeing 787-9 Dreamliner là máy bay thân rộng đầu tiên trong thỏa thuận giữa Bamboo Airways và hãng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Boeing. Đồng thời, sự kiện ngày 9.12 sẽ mở đầu cho hàng loạt máy bay thân rộng sẽ được chuyển giao cho đội bay của Bamboo Airways và cuối tháng 1.2020. Theo kế hoạch thỏa thuận, đến tháng 1.2020, Bamboo Airways sẽ vận hành tổng cộng 4 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner.

Về thị phần hàng không, theo Cục Hàng không Việt Nam cho hay, tại Việt Nam hiện nay, nhóm Vietnam Airlines (gồm có Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines và Jetstar) đang chiếm hơn nửa thị phần (tương đương 52,5%), Vietjet nắm 41,2% và vì mới gia nhập nên Bamboo Airways mới chỉ chiếm có 5,4%.

Hãng hàng không tre Việt đang tính toán gì chỉ có ông Trịnh Văn Quyết mới nắm rõ được canh bạc mà Bamboo Airways đang tham gia.

Bamboo Airways bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài: Lo về an ninh quốc phòng

Liên quan đến kế hoạch tập trung bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài của Bamboo Airways, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đạo học Bách khoa TP.HCM chia sẻ cho biết, ở một số quốc gia, ngành hàng không cũng được coi là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt. Tuy nhiên, họ chủ động hạn chế tỷ lệ tham gia đầu tư với những nước có ảnh hưởng hay có tác động không tích cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội trong nước.

Máy bay Bamboo Airways A321neo - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways thêm 3600 chuyến bay phục vụ Tết Nguyên Đán

Ở Việt Nam, vì luôn có những lo ngại liên quan đến vấn đề an ninh quốc phòng cũng như những tác động ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nên khi gia nhập WTO, Việt Nam không cam kết mở cửa thị trường kinh doanh dịch vụ, cảng hàng không, sân bay cho đối tác đầu tư nước ngoài.

Như vậy, ở thời điểm hiện tại Việt Nam cũng chưa mở cửa thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, đầu tư kinh doanh cảng hàng không và sân bay. Tuy nhiên, theo Hiệp định BIT thì giới đầu tư Nhật Bản được đầu tư theo hình thức liên doanh để vận hành cảng sông, cảng biển, cảng hàng không.

Tuy nhiên, theo thỏa thuận, hình thức đầu tư là chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp càng hàng không cho nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư ngoại không quá 30% vốn điều lệ.

Theo PGS.TS Nguyễn Thiện Tống, việc Bamboo Airwyas muốn chào bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, cũng phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, việc lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phải là những nhà đầu tư thuộc các nước được phép tham gia theo các Hiệp định, như Nhật Bản chẳng hạn.

Bamboo Airways - Sputnik Việt Nam
Bamboo Airways được phép tăng số lượng tàu bay

Cho dù là vậy, theo nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đạo học Bách khoa TP.HCM thì tỷ lệ chào bán cổ phần cũng phải được khống chế theo đúng quy định. Đặc biệt, cần đề phòng chiêu thức mua đi, bán lại, cuối cùng lại để doanh nghiệp hàng không rơi vào tay những nhà đầu tư “nhạy cảm” đứng đằng sau thâu tóm, thao túng mọi hoạt động của hãng, gây bất lợi cho ngành hàng không trong nước.

“Khắp nơi từ Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hải Phòng... đều có hiện tượng người Việt đứng tên gom đất bán lại cho người Trung Quốc kinh doanh, tổ chức đánh bạc. Đó là do lỗ hổng quản lý. Trong lĩnh vực hàng không, nếu không thận trọng cũng sẽ rơi vào tình cảnh tương tự. Rất nguy hiểm”, Đất Việt dẫn lời PGS Nguyễn Thiện Tống đề nghị nên thận trọng.

Ngoài ra, vị chuyên gia còn lưu ý đến một vấn đề khác. Theo văn bản của Bộ Tài chính vừa qua cho biết, Bamboo Airways chính thức đi vào vận hành tháng 1.2019, nhưng tính đến tháng 4 năm nay, hãng đã lỗ tới 329 tỷ.

“Một hãng hàng không mới hoạt động phải bù lỗ thời gian đầu là dễ hiểu, tuy nhiên, nếu đang thua lỗ mà bán giá cổ phiếu cao là khó hiểu.Về mặt an ninh - kinh tế, động thái trên cần phải được làm rõ”, PGS. Nguyễn Thiện Tống nhấn mạnh.

Chưa hết, theo vị chuyên gia, cần phải nhìn cả vào tình hình kinh doanh tài chính năm 2018 của công ty mẹ FLC. Báo cáo tài chính năm ngoài doanh nghiệp của ông Trịnh Văn Quyết cho thấy số nợ phải trả doanh nghiệp này lên tới 13.679 tỉ đồng, bằng 59% tổng tài sản, tỉ lệ nợ phải trả/vốn sở hữu lên tới 146%.

“Phải chủ động đề phòng những nguy cơ tác động tới kinh tế - an ninh xã hội, do đó, động thái của Bamboo Airways phải được xem xét rất kỹ”, PGS Nguyễn Thiện Tống khuyến cáo cho biết.

Máy bay Bamboo Airways A321neo - Sputnik Việt Nam
Cục Hàng không yêu cầu Bamboo Airways giải trình việc đảm bảo an ninh, an toàn bay
Đối với trách nhiệm về mặt quản lý nhà nước, theo nguyên Chủ nhiệm bộ môn Kỹ thuật hàng không, Đạo học Bách khoa TP.HCM, đầu tư hàng không đang là vấn đề nhức nhối, nhất là vấn đề vốn hóa. Đây cũng chính là lý do mà thời gian qua đã có nhiều tranh luận xung quanh câu chuyện kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP- đầu tư theo hình thức đối tác công tư (điển hình như trường hợp của Cảng hàng không nội địa Sa Pa, Lào Cai).

Bên cạnh những lo ngại nhà đầu tư nước ngoài từng bước nắm giữ cổ phần các hãng hàng không, PGS Nguyễn Thiện Tống cảnh báo hình thức đầu tư PPP sân bay là cơ hội tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ cả hạ tầng ba sân bay.

“Việc cấp phép ồ ạt cho các hãng bay đang gây ra sự khủng hoảng cho ngành hàng không. Cụ thể là những giành giật về nhân sự, lương bổng trong các hãng hàng không và người chịu thiệt hại nhất vẫn là hành khách”, PGS. Nguyễn Thiện Tống nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала