Vụ Gateway: Bà Nguyễn Bích Quy bị đề nghị mức án nặng nhất

© Ảnh : VietnamnetBà Nguyễn Thị Bích Quy
Bà Nguyễn Thị Bích Quy - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan vụ bé trai tử vong trên xe đưa đón trường Gateway, VKS luận tội bị cáo Nguyễn Bích Quy đã cẩu thả trong việc kiểm tra học sinh, bị cáo Doãn Quý Phiến quá tự tin, không kiểm tra trên xe, bị cáo Nguyễn Thị Thủy không làm tròn trách nhiệm giáo viên chủ nhiệm.

VKS đề nghị mức án đối với các bị cáo vụ trường Gateway

Chiều 14.1, liên quan đến vụ bé trai Lê Hoàng Long (6 tuổi, trú tại khu chung cư Trung Yên Plaza, Cầu Giấy, học sinh lớp một Tokyo trường Gateway) tử vong sau khi bị bỏ quên trên xe đưa đón Tòa án nhân dân (TAND) quận Cầu giấy, TP.Hà Nội tiếp tục phiên tòa xét xử sơ thẩm ba bị cáo trong vụ án gây rúng động dư luận thời gian qua.

Từ trái qua phải, các bị cáo gồm: tài xế Doãn Quý Phiến, nhân viên giám sát trên xe Nguyễn Bích Quy và Nguyễn Thị Bích Thủy (giáo viên chủ nhiệm lớp 1 Tokyo, Trường Gateway). - Sputnik Việt Nam
Xét xử vụ bé trai tử vong trên xe đưa đón trường Gateway: Bà Quy, ông Phiến khai gì?

Các bị cáo được đưa ra xét xử là tài xế Doãn Quý Phiến (sinh năm 1966, trú quận Cầu Giấy), người phụ trách đưa đón học sinh là bà Nguyễn Bích Quy (sinh năm 1964, trú quận Cầu Giấy) đều cùng bị truy tố về tội “Vô ý làm chết người”, theo Khoản 1 Điều 128 Bộ Luật Hình sự. Bị cáo Nguyễn Thị Thủy là giáo viên chủ nhiệm lớp một Tokyo nơi bé trai Lê Hoàng Long theo học, bị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 1 Điều 360 Bộ Luật Hình sự.

Trước phần tranh luận, đại diện Viện Kiểm sát (VKS) công bố bản luận tội đối với ba bị cáo trong vụ án. Đại diện VKS nêu rõ, có đủ căn cứ truy tố các bị cáo về các tội danh trên.

VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Bích Quy 20-24 tháng tù, Doãn Quý Phiến 15-18 tháng tù, cùng về tội “Vô ý làm chết người”. Bị cáo Nguyễn Thị Thủy 12-15 tháng tù về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Gửi lời chia buồn sâu sắc trước mất mát của gia đình bé trai Lê Hoàng Long, đại diện VKS cho biết, trong vụ án này có 3 bị can cùng phải chịu trách nhiệm hình sự trước cái chết của bé trai. Đúng ra, các bị cáo phải lường trước trách nhiệm của mình, nhưng vì sự việc đã xảy ra rồi, nên VKS chỉ truy tố về tội vô ý gây hậu quả nghiêm trọng.

VKS khẳng định, trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Bích Quy đã cẩu thả trong việc kiểm tra học sinh, trong khi đó bị cáo Doãn Quý Phiến quá tự tin khi không kiểm tra trên xe, còn bị cáo Nguyễn Thị Thủy đã không thực hiện trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm, biết học sinh vắng mặt không lý do nhưng lại không thông báo cho gia đình.

“Bị cáo Nguyễn Bích Quy cũng đã từng làm việc đưa đón trẻ, nhưng đã cẩu thả trong công việc, không tiến hành kiểm tra trước khi đóng cửa xe. Bị cáo Quy đáng ra phải lường trước được hậu quả của mình. Bị cáo Phiến cũng là lái xe nhiều năm, đáng ra phải hiểu cần làm gì. Thế nhưng, tài xế Phiến đã không kiểm tra lại xe vì nghĩ có người phụ trách công việc này. Bị cáo Thủy thấy cháu Long không ở lớp, nhưng đã không thông báo cho gia đình để rồi nhà trường, gia đình không biết cháu Long đang ở đâu. Nếu phát hiện cháu Long sớm thì hậu quả đã không nghiêm trọng. Hành vi của các bị cáo đều có mối quan hệ nhân quả với những gì đã xảy ra. Hành vi của bị cáo Quy là đã bỏ quên cháu bé trên xe, xong tiếp đến bị cáo Phiến, bị cáo Thủy cũng không phát hiện ra sự việc”, đại diện VKS chỉ ra.

Theo những gì bị cáo Quy khai tại tòa cũng như trước đó ở Cơ quan điều tra, cùng nhiều chứng cứ khác trong đó có dữ liệu camera cho thấy, sáng 6.8, bị cáo Quy không phát hiện cháu Lê Hoàng Long ngủ trên xe, không phát hiện, không kiểm tra dẫn tới việc bỏ quên cháu. Đối với bị cáo Phiến, tại phiên xét xử hôm nay, bị cáo khai chỉ có trách nhiệm đảm bảo an toàn tính mạng khi lái xe chứ không có trách nhiệm bàn giao học sinh.

Trường Gateway - Sputnik Việt Nam
Vụ trường Gateway: Ngành giáo dục Hà Nội lên tiếng nhận một phần trách nhiệm

Tuy thế, bị cáo thừa nhận mình đã chủ quan khi không kiểm tra lại khoang phía sau.

Từ những căn cứ nêu trên, VKS đề nghị xử lý nghiêm các bị cáo để răn đe. Tuy nhiên, xét việc các bị cáo thành khẩn khai báo tại phiên tòa, đây có thể xem là tình tiết giảm nhẹ. Đây là một trong những biện pháp đảm bảo an toàn cho hành khách, dẫn tới việc không phát hiện cháu bé bị bỏ quên.

Đối với giáo viên chủ nhiệm của bé Long, nếu vắng học sinh, bị cáo Thủy phải có trách nhiệm liên lạc với phụ huynh hoặc thông qua phần mềm quản lý sỹ số của trưởng, qua email hoặc qua điện thoại. Bản thân bị cáo được tập huấn công tác chủ nhiệm nhưng đã không kịp thời thông báo với phụ huynh.

“Đại diện VKS nhận định hành vi của các bị cáo là độc lập. Cháu Long tử vong trực tiếp phát sinh từ việc bị cáo Quy không kiểm tra xe, tiếp đó bị cáo Phiến tin tưởng bị cáo Quy nên cũng không kiểm tra, cuối cùng là bị cáo Thủy không thông báo với gia đình nên không kịp thời phát hiện nạn nhân. Hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của trường học, đến quyền sống thiêng liêng và cao quý nhất của nạn nhân, khiến cháu bé tử vong”, VKS nhấn mạnh.

Theo đại diện cơ quan công tố, vụ việc này không chỉ để lại hậu quả về vật chất mà còn gây tổn thương to lớn về tinh thần cho gia đình, là tiếng chuông cảnh tỉnh toàn ngành giáo dục trong công tác quản lý học sinh cũng như việc sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh do bên thứ ba cung cấp.

VKS khẳng định, cáo trạng truy tố bị cáo Doãn Quý Phiến và Nguyễn Bích Quy về tội “Vô ý làm chết người”, theo Khoản 1 Điều 128 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Nguyễn Thị Thủy về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, quy định tại Khoản 1 Điều 360 Bộ luật Hình sự là “đúng người đúng tội, đúng pháp luật”.

Vụ trường Gateway: Cái chết của bé Lê Hoàng Long còn nhiều uẩn khúc

Tham dự phiên tòa hôm 14.1, ông Lê Văn Sơn (bố của bé Lê Hoàng Long) tin rằng, cái chết của con trai 7 tuổi còn nhiều uẩn khúc, nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ.

Xe đưa đón trường Gateway - Sputnik Việt Nam
Gia hạn điều tra vụ trường Gateway

Bên cạnh đó, ông Lê Văn Sơn chỉ ra rằng cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát nhân dân quận Cầu Giấy khá sơ sài, chưa nêu bật được trách nhiệm của những người có liên quan, một số tình tiết chưa hợp lý.

Bố nạn nhân cũng nhấn mạnh, hôm xảy ra sự việc, kể từ khi Long lên xe bus đi học vào buổi sáng đến sẩm tối, gia đình không hề nhận được thông tin gì từ nhà trường về con trai.

Kể cả lúc bé Long vắng mặt ở lớp hôm 6.8, gia đình cũng không hề được giáo viên chủ nhiệm thông báo. Khoảng 16h45 chiều cùng ngày, vợ ông Sơn nhận được tin cháu Long bị ngất từ cuộc gọi của bà Nguyễn Bích Quy và qua số hotline của trường.

Sau khi nhận điện thoại từ vợ, ông Sơn chạy ra Bệnh viện Nhi Trung ương nhưng không có bé Long ở đó. Sau đó ông mới được thông báo cháu đã được đưa đến bệnh viện E. Nhưng khi gia đình đến Bệnh viện E thì nhận được tin bé Lê Hoàng Long đã tử vong.

“Vụ việc để lại cho gia đình sự mất mát vô cùng đau thương. Tôi đề nghị tòa xét xử nghiêm minh các bị cáo để tương xứng với hậu quả”, cha nạn nhân nói.

Khi được HĐXX đề cập đến vấn đề bồi thường dân sự, ông Lê Văn Sơn yêu cầu các bị cáo và những bên liên quan nếu có bồi thường thiệt hại 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên do gia đình và nhà trường đã có thỏa thuận nên ông Lê Văn Sơn không yêu cầu trách nhiệm dân sự đối với trường Gateway và bị cáo Nguyễn Thị Thủy.

Trường Gateway - Sputnik Việt Nam
Vụ bé trai tử vong trên xe trường Gateway, khởi tố bà Nguyễn Bích Quy

Riêng với hai bị cáo Nguyễn Bích Quy và Doãn Quý Phiến cùng những người liên quan nếu có, ông Sơn đề nghị tòa xem xét buộc họ bồi thường tổng số tiền là 1 tỷ đồng.

“Mất mát của con tôi là vô cùng lớn lao. Cái chết của con tôi oan nghiệt, nhiều uẩn khúc. Chi phí gia đình tôi bỏ ra là rất nhiều nhưng tôi chỉ đưa ra một mức cụ thể để các bị cáo thấy mức độ vụ việc này là nghiêm trọng, gây ra hậu quả rất lớn đối với gia đình”, ông Lê Văn Sơn nói trước tòa và đề nghị xử lý hình sự các bị cáo một cách nghiêm minh, rõ ràng, đúng người đúng tội tương xứng với hậu quả vụ án.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала