Tướng Phan Văn Giang nói về Sức mạnh Quân đội và chính sách quốc phòng của Việt Nam

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chào mừng
Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phát biểu chào mừng - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thượng tướng Phan Văn Giang nói về sức mạnh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện đại, việc mua sắm tàu ngầm, tiêm kích, cắt giảm quân số thể hiện trong Sách Trắng Quốc phòng 2019, đồng thời khẳng định, Việt Nam duy trì sức mạnh quốc phòng cần thiết, sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược.

Việt Nam thực thi chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ

Việc công bố Sách Trắng Quốc phòng năm 2019 thể hiện chiến lược quân sự và đối ngoại an ninh quốc phòng của Việt Nam vẫn tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế và trong nước.

Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, Việt Nam đồng thời chú trọng phát triển, tăng cường hợp tác quốc phòng với các nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, vì mục tiêu cao nhất là hòa bình, độc lập và phát triển.

Suốt 75 năm hình thành và phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam đã liên tục phát triển và trưởng thành với đầy đủ các quân chủng, binh chủng, thành phần lực lượng và vũ khí, trang bị kỹ thuật ngày càng hiện đại, được huấn luyện tinh thông về chiến thuật và chiến dịch, thành thục về kỹ thuật, với nghệ thuật quân sự đặc sắc, hội tụ sức mạnh tổng hợp và trình độ, khả năng, tinh thần sẵn sàng chiến đấu cao cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định những quan điểm cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách trắng Quốc phòng và cuốn Sách ảnh.
Tướng Phan Văn Giang nói về Sức mạnh Quân đội và chính sách quốc phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giới thiệu nội dung Sách trắng Quốc phòng và cuốn Sách ảnh.

Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 góp phần tăng cường sự hiểu biết và xây dựng lòng tin giữa Việt Nam với các quốc gia trong cộng đồng quốc tế, là tài liệu quan trọng để nâng cao hiểu biết về quốc phòng của đất nước cho công dân Việt Nam, góp phần làm cho mọi cơ quan, đơn vị và tổ chức xã hội hiểu rõ hơn quyền lợi và trách nhiệm của mình trong tham gia công cuộc củng cố quốc phòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của nhân loại.

Hải quân Việt Nam hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á

Trao đổi về những chính sách, chiến lược mới của nền quốc phòng Việt Nam thể hiện trong Sách Trắng 2019, Thượng tướng Phan Văn Giang, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh, Việt Nam vẫn duy trì sức mạnh quốc phòng cần thiết.

Lý giải về việc vì sao Việt Nam không xác định chiến lược xây dựng quân đội “tiến thẳng lên hiện đại” mà phải “từng bước hiện đại”, Thượng tướng Phan Văn Giang trong cuộc trao đổi với VnExpres cho biết, mục tiêu của Việt Nam là xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Hải đội dân quân tự vệ biển: Bước phát triển quy mô và hiện đại
Từng bước hiện đại, theo lời của Thượng tướng Phan Văn Giang, là nâng cao dần chất lượng vũ khí trang bị, phương tiện hiện đại, hiện đại hóa nền khoa học, nghệ thuật quân sự Việt Nam, chủ động hội nhập quốc tế, phát triển công nghiệp quốc phòng trong tình hình mới với nhiều biến động phức tạp.

Phân tích sâu về chiến lược “tình bước hiện đại”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đánh giá đây không chỉ là vấn đề ngân sách, chi tiêu quốc phòng, mà còn là hàng loạt những yếu tố tổng hòa, đảm bảo cân bằng giữa các quân chủng, binh chủng, với ngân sách và yêu cầu cấp thiết của tình hình hiện tại.

“Chúng tôi cũng nhận được nhiều góp ý, cho rằng quân đội phải “tiến thẳng lên hiện đại”, bỏ “từng bước”, tuy nhiên, đây là một bài toán khó. Ngân sách quốc phòng chỉ là một vấn đề, khi tiến thẳng lên hiện đại tất cả các yếu tố phải đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta phải có con người hiện đại, cách đánh hiện đại. Vì vậy, trước mắt, chúng tôi tập trung xây dựng một số quân chủng, binh chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại như Hải quân, Phòng không - Không quân, Thông tin liên lạc, Tác chiến điện tử, Trinh sát kỹ thuật, Cảnh sát biển để đáp ứng ngay nhiệm vụ đặt ra”, Thượng tướng Phan Văn Giang nhận định.

Theo đó, các lực lượng khác đẩy nhanh lộ trình từng bước hiện đại. Những ngành, lĩnh vực quan trọng được lựa chọn để đầu tư phát triển nhằm tạo nên sức mạnh chiến đấu mới của quân đội. Đây chính là mục tiêu ưu tiên.

© AFP 2023 / Vietnam News AgencyTàu ngầm Kilo-636 Việt Nam "Hà Nội"
Tướng Phan Văn Giang nói về Sức mạnh Quân đội và chính sách quốc phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Tàu ngầm Kilo-636 Việt Nam "Hà Nội"

Chia sẻ về vấn đề Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa Hải quân với những khoản đầu tư mua sắm tàu ngầm, máy bay, phục vụ chiến đấu, Thứ trưởng Phan Văn Giang cho hay, việc mua sắm trang thiết bị vũ khí là cần thiết và phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo.

“Trước khi mua sắm vũ khí, chúng tôi phải có chủ trương, xin ý kiến, bàn bạc, thống nhất mua loại gì để phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Vì vậy, tàu ngầm, tàu mặt nước, máy bay hiện đại của Hải quân đều phát huy tác dụng”, Thứ trưởng Phan Văn Giang nêu rõ.

Điểm lại những nhiệm vụ đối nội và đối ngoại của lực lượng Hải quân Việt Nam trong năm qua, Thượng tướng Phan Văn Giang chỉ rõ, thời gian qua, Hải quân Việt Nam tích cực tham gia duyệt binh, diễn tập với các nước trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực khắc phục an ninh phi truyền thống như chống cướp biển, cứu hộ cứu nạn, khắc phục thảm họa, đồng thời tham gia phòng thủ dân sự.

Các chiến sĩ Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Vũ khí Nga tăng cường sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Đại diện tàu chiến và lực lượng Hải quân Việt Nam tham dự duyệt binh với tàu của Nga, Trung Quốc, Thái Lan, Hoa Kỳ, mới đây nhất là tham gia đợt diễn tập với tàu ngầm Nga. Hạm đội 6 tàu ngầm Kilo của Việt Nam đã và đang đóng góp bảo vệ vững chắc vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.

“Mỗi chuyến ra khơi, tàu ngầm không chỉ khẳng định chủ quyền của Việt Nam dưới biển mà còn trinh sát, nắm tình hình xung quanh. Cán bộ, chiến sĩ Hải quân cho biết, có đi tàu ngầm mới biết trong lòng đại dương có rất nhiều tàu ngầm của các nước hoạt động. Nếu mình không có tàu ngầm thì phần dưới mặt nước không quản lý được”, Thượng tướng Phan Văn Giang thông tin.

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam lý giải, bất cứ phương tiện, khí tài hiện đại nào sau một thời gian cũng sẽ trở nên lạc hậu. Vậy nên kế hoạch mua sắm củng cố và phát triển khí tài quân sự của Bộ Quốc phòng là hoàn toàn hợp lý.

“Chúng tôi luôn nghiên cứu xây dựng kế hoạch mua sắm, trang bị vũ khí phù hợp, cùng với đó là đánh giá, rút kinh nghiệm với vũ khí hiện có. Trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam có thể chưa mua thêm tàu ngầm, nhưng tàu mặt nước thì sẽ tiếp tục được bổ sung. Hải quân Việt Nam hiện nay được đánh giá là hiện đại nhất ASEAN”, Thượng tướng Phan Văn Giang khẳng định.

Thượng tướng Phan Văn Giang nói về sức mạnh quân đội Việt Nam hiện nay

Theo Thứ trưởng Phan Văn Giang, Quân đội nhân dân Việt Nam được xây dựng, phát triển để đảm bảo duy trì nền quốc phòng tự vệ, đủ sức bảo vệ Tổ quốc và giữ vững hòa bình, ổn định của đất nước.

“Chúng ta duy trì sức mạnh quốc phòng cần thiết, sẵn sàng đánh bại mọi hình thái chiến tranh xâm lược, đồng thời kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hoà bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, thực hiện phương châm bảo vệ tổ quốc từ sớm, từ xa”, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam nhấn mạnh.

Thuyền trưởng Hải quân Hoa Kỳ David Bretz với quân đội trên tàu USNS Mercy tại Nha Trang, Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đã có chiến lược riêng ở Biển Đông, quyết không liên minh quân sự
Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trong bối cảnh tình hình hiện nay, quân đội Việt Nam phải nỗ lực nghiên cứu phương án đối phó với các loại hình chiến tranh mới, như chiến tranh không bộ (dùng máy bay ném bom), chiến tranh vượt điểm (không đánh vào biên giới mà đánh thẳng vào mục tiêu trọng điểm), chiến tranh hạt nhân, chiến tranh kinh tế, chiến tranh mạng. Với sự thay đổi này, việc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, tác chiến phòng thủ cũng phải đổi mới.

Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam lấy ví dụ, việc trước đây, Việt Nam tổ chức phòng ngự một chỗ, một khu vực, nay phải di chuyển liên tục, tránh bị tập kích hỏa lực. Các nhà quân sự phải nghiên cứu rất nhiều để không chỉ truyền đạt kinh nghiệm chiến đấu trong chiến tranh giải phóng và nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc cho cán bộ, chiến sĩ, mà còn cập nhật kiến thức mới và đưa ra các phân tích, dự báo kịp thời, cần thiết.

Nhận định về xu hướng quốc tế sử dụng máy bay không người lái để tấn công mục tiêu, Thượng tướng Phan Văn Giang cho hay, Việt Nam cũng không đứng ngoài mối quan tâm sử dụng UAV vào việc triển khai các chiến dịch tấn công và phòng thủ.

“Chúng tôi đã và đang nghiên cứu, tìm giải pháp phát hiện, quản lý cũng như sản xuất các phương tiện, thiết bị không người lái. Việc quản lý các thiết bị này đã áp dụng ở nhiều mục tiêu trọng điểm. Ví dụ tại Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc lần thứ 16 năm 2019 (Vesak 2019) ở chùa Tam Chúc (Hà Nam), chỉ những phương tiện đăng ký với ban tổ chức mới được hoạt động. Một chiếc flycam không đăng ký nhưng vẫn bay đã bị bắn hạ”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam thông tin.
© SputnikChùa Tam Chúc trước ngày Đại lễ Vesak 2019
Tướng Phan Văn Giang nói về Sức mạnh Quân đội và chính sách quốc phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Chùa Tam Chúc trước ngày Đại lễ Vesak 2019

Theo Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Thượng tướng Phan Văn Giang, Bộ Quốc phòng đã giao nhiệm vụ cho các đơn vị, nhà trường nghiên cứu thiết bị không người lái phục vụ nhiệm vụ quân sự. Hiện Học viện Kỹ thuật Quân sự, tập đoàn Viettel đã nghiên cứu thành công, chúng tôi đang cho sản xuất thử để kiểm nghiệm ở các độ cao khác nhau, trong điều kiện thời tiết khác nhau, kết hợp với radar quan sát.

Tinh gọn Quân đội nhân dân Việt Nam

Chia sẻ về vấn đề Quân đội nhân dân Việt Nam đang được điều chỉnh tổ chức, đảm bảo tinh, gọn, mạnh, Thứ trưởng Phan Văn Giang cho biết, thực hiện Nghị quyết Trung ương yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải tinh giản 10% biên chế. Bộ Quốc phòng đã thực hiện sắp xếp tinh gọn các cơ quan từ cấp chiến lược (cơ quan Bộ Quốc phòng) đến cơ quan chiến dịch (quân khu, tương đương quân khu).

Ông dẫn chứng, trước đây, quân đội cần lực lượng phục vụ nhiều vì nấu cơm bằng bếp than đốt củi, nhưng nay nấu bằng bếp điện, bếp từ. Trước đây cần nhiều nhân viên đánh máy, thì nay cán bộ phải tự làm hết mọi việc. Trước đây chiến sĩ phải chạy bộ, đạp xe đi đưa thư nay đã có các phương tiện thông tin mới như điện thoại, chuyển fax.

“Theo lộ trình, trong năm nay, Quân đội sẽ giảm các nhà trường của các Quân khu, quân đoàn. Với các trường quân sự cấp tỉnh, chúng tôi chỉ để lại hai trường của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội và TP HCM. Các doanh nghiệp quân đội cũng được cổ phần hóa, thoái vốn theo đề án đã được Chính phủ thông qua”, Tổng tham mưu trưởng cho hay.

Hoa Kỳ chuyển giao cho Việt Nam 6 tàu tuần tra - Sputnik Việt Nam
Có gì trong Đối thoại Chính sách Quốc phòng Việt- Mỹ 2019?
Phân tích về vấn đề nhiều người lo ngại việc giảm quân số sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh quân đội, tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, việc cắt giảm, tinh giản biên chế để quân đội sẽ ngày càng tinh, gọn, mạnh.

“Tôi nhấn mạnh là quân đội sau sắp xếp sẽ càng tinh, gọn, mạnh. Số lượng biên chế cắt giảm nói trên sẽ được sử dụng để bổ sung cho các đơn vị trọng yếu, tăng cường cho các lực lượng trực tiếp cầm súng, tăng số người huấn luyện sẵn sàng chiến đấu”, Thượng tướng Phan Văn Giang cho hay.

Ông cho biết, Bộ Tư lệnh Biên phòng, sau khi giảm quân số ở Bộ Tư lệnh, Bộ chỉ huy biên phòng các tỉnh, sẽ tăng cường lực lượng cho các đồn biên phòng, hoặc lập thêm đồn mới.

Đáng chú ý, vừa qua, Việt Nam đã có thêm đồn biên phòng ở Trường Sa.

Việt Nam tránh liên minh quân sự nhưng tăng cường hợp tác với Mỹ và Trung Quốc

Trước tình hình an ninh thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, tác động to lớn đến quốc phòng, an ninh của Việt Nam, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 thể hiện quyết tâm duy trì chính sách quốc phòng mang tính chất hòa bình, tự vệ của Đảng, Nhà nước Việt Nam, kiên quyết, kiên trì giải quyết các tranh chấp, bất đồng với các quốc gia khác bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời, Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 cũng khẳng định chủ trương củng cố và phát triển sức mạnh quốc phòng, trong đó sức mạnh quân sự là nòng cốt, đủ khả năng răn đe và đánh thắng mọi hành động xâm lược và chiến tranh.

Quang cảnh buổi lễ.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có đủ thực lực để thực hiện được chính sách quốc phòng “3 không”?
Điểm nhấn thu hút sự quan tâm của các chuyên gia quốc tế đối với Sách Trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 chính là chính sách quốc phòng “bốn không”.

“Sách trắng Quốc phòng Việt Nam 2019 khẳng định những quan điểm cơ bản của chính sách quốc phòng Việt Nam mang tính chất hòa bình, tự vệ, không tham gia liên minh quân sự, không liên kết nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài mượn căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh củng cố lập trường về chính sách “bốn không” của Việt Nam trong buổi lễ Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng 2019.

Nhận định về chính sách “bốn không” của Quân đội nhân dân Việt Nam, GS. Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia, Đại học New South Wales nhận xét với Trí Thức Trẻ việc Việt Nam ban hành Sách trắng Quốc phòng 2019 là một động thái “đặc biệt đáng chú ý, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng tại Biển Đông từ năm 2009, khi Trung Quốc lần đầu chính thức đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp. Theo GS Thayer, các nhà quan sát quốc tế đã thấy rõ cam kết của Việt Nam, đó là Việt Nam “sẽ không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong các mối quan hệ quốc tế” và chính sách “ba không” (được đề cập trong Sách Trắng Quốc phòng 2009) có thể được hiểu một cách đầy đủ và chính xác hơn thành “bốn không”.

© Ảnh : Minh Đức - TTXVNCán bộ chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng cồn Nổi tuẩn tra đêm nhằm đảm bảo an ninh biên giới, góp phần canh giữ vùng trời, vùng biển được bình yên.
Tướng Phan Văn Giang nói về Sức mạnh Quân đội và chính sách quốc phòng của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Cán bộ chiến sĩ Trạm kiểm soát biên phòng cồn Nổi tuẩn tra đêm nhằm đảm bảo an ninh biên giới, góp phần canh giữ vùng trời, vùng biển được bình yên.

Giáo sư Carl Thayer đánh giá, trong cuộc họp báo công bố Sách Trắng, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã cho thấy cách thức giải quyết “vừa hợp tác vừa đấu tranh” của Việt Nam trước sự hung hăng của Trung Quốc ở vùng Nam Biển Đông. Về yếu tố đấu tranh quốc phòng, theo GS Thayer, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cũng đã nêu rõ:

“Đấu tranh quốc phòng ở đây nghĩa là trong mọi quan điểm khác nhau, chúng ta tìm ra những điểm chung để cùng phát huy. Nhưng chúng ta cũng mạnh dạn nêu ra những điểm khác biệt, bất đồng để bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc. Trong các đối tác của chúng ta, những mặt nào xâm hại đến chủ quyền, độc lập toàn vẹn lãnh thổ thì chúng ta phải đấu tranh, không khoan nhượng. Mối quan hệ nào làm ảnh hưởng đến chế độ Xã hội Chủ nghĩa, chúng ta cũng không khoan nhượng”, vị chuyên gia dẫn lời của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam khẳng định.

Ngô Đức Mạnh, Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại Liên bang Nga - Sputnik Việt Nam
Nga vẫn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam trong vấn đề hợp tác quân sự
TS. Collin Koh Swee Lean, Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore, nhắc đến việc Hà Nội trải qua căng thẳng với Bắc Kinh tại vùng nam Biển Đông. Trung Quốc đã điều tàu khảo sát Hải Dương 8 và nhóm tàu hộ tống xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 10/2019.

“Việt Nam muốn thể hiện chính sách quốc phòng hòa bình, không chỉ giúp khẳng định lợi ích quốc gia ở Biển Đông, mà còn cho thấy Hà Nội là một đối tác có tinh thần xây dựng với an ninh khu vực và quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam gia tăng hợp tác quốc phòng với các nước”, TS. Collin phân tích.

Tiến sĩ Olli Pekka Suorsa, Trường nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Singapore (RSIS) cũng nhận định với VnExpress, Sách Trắng 2019 giúp làm rõ hơn quan điểm và lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông. Chính sách “bốn không” nhắm đến việc tránh để căng thẳng biến thành xung đột quân sự, đồng thời duy trì lập trường kiên định của Hà Nội về bảo vệ chủ quyền. Bên cạnh đó, việc Việt Nam tiếp tục hiện đại hóa quân đội và đa dạng quan hệ quốc phòng cho thấy quyết tâm trong bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ.

Về quan hệ của Việt Nam với Mỹ và Trung Quốc, TS. Suorsa cho rằng Hà Nội tránh liên minh nhưng quan tâm đến đa dạng quan hệ ngoại giao - quốc phòng, hội nhập rộng hơn với cộng đồng quốc tế. Việt Nam coi trọng tăng cường hợp tác quốc phòng với cả Mỹ và Trung Quốc. Với Mỹ, hai bên đã thực hiện các cuộc đối thoại và chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, các chuyến thăm của tàu, hỗ trợ nâng cao năng lực. Với Trung Quốc, hai nước cũng có các chuyến thăm cấp cao lẫn nhau, diễn tập chung, bảo vệ biên giới, gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc, công nghệ quốc phòng.

“Việt Nam có thể tiếp tục tăng hợp tác đa dạng với Mỹ. Đồng thời Việt Nam cũng duy trì  hợp tác với Trung Quốc, đi đôi với việc tăng cường năng lực của mình”, Tiến sĩ Olli Pekka Suorsa nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала