Việt Nam chế tạo thành công trực thăng không người lái

© Ảnh : Khoa học & Phát triểnMáy bay không người lái Dragonfly-DF26.
Máy bay không người lái Dragonfly-DF26.  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) khẳng định Viện Vật lý ứng và thiết bị khoa học Việt Nam đã thiết kế và chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái Dragonfly DF26 vừa dùng cho mục đích dân dụng vừa phục vụ an ninh quốc phòng.

Việt Nam chế tạo thành công trực thăng không người lái Dragonfly DF26

Máy bay trực thăng không người lái Dragonfly DF26 là sản phẩm của Viện Vật lý ứng và thiết bị khoa học thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Ngành công nghiệp chế tạo của Việt Nam vừa đón nhận một tin vui, một tín hiệu tích cực khẳng định tài năng và sự kiên trì của các kỹ sư công nghệ- chế tạo hàng đầu của Việt Nam.

Mới đây, Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) công bố khẳng định Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học thuộc VAST đã chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái mang tên Dragonfly- DF26.

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng phát biểu. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam muốn bán thiết bị 5G cho Mỹ?

Như vậy, sau nhiều năm miệt mài nghiên cứu, am hiểu và nắm vững công nghệ cốt lõi, các nhà khoa học Việt Nam thuộc Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học (đơn vị trực thuộc Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST)) đã làm chủ, thiết kế, chế tạo thành công máy bay trực thăng không người lái Dragonfly- DF26.

Đây không chỉ là thành tựu khoa học công nghệ xuất sắc của Việt Nam mà còn là dấu hiệu tích cực tiếp tục khẳng định bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam trong thời đại công nghiệp 4.0, ứng dụng kỹ thuật hiện đại để tạo nên những sản phẩm kết tinh bàn tay và khối óc của giới nghiên cứu và kỹ sư công nghệ hàng đầu Việt Nam.

Chiếc trực thăng không người lái do Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học thuộc VAST thiết kế và chế tạo sở hữu nhiều ưu điểm. Cụ thể, Dragonfly- DF26 là hệ thống máy bay quan sát không người lái gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt và kéo dài trên không.

Việc chế tạo thành công chiếc trực thăng không người lái này sẽ phục vụ cho nhu cầu quan sát, giám sát từ trên cao, lập bản đồ không ảnh, bản đồ và video hiện trạng đất, rừng nguồn nước, đánh giá sản lượng nông sản, tài nguyên rừng và những tính năng nghiên cứu khoa học khác.

Dragonfly- DF26 “made in Vietnam”, được thiết kế hoàn toàn đáp ứng nhu cầu sử dụng ở quốc gia sở tại. Theo đó, nhờ ứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới và được thiết kế với các tính năng phù hợp với điều kiện thực tế ở Việt Nam, máy bay quan sát không người lái Dragonfly- DF26 gồm các hệ thống đáp ứng những điều kiện khí hậu vùng nhiệt đới, hệ thống tự động chuyên nghiệp, thiết bị tải có ích và kênh thông tin cũng như điều khiển hiện đại của thế giới. Bên cạnh đó, chiếc Dragonfly- DF26 còn có tính năng tự động điều khiển cũng như bảo mật thông tin hiện đại và mang tính chuyên nghiệp cao, khả năng tích hợp các thiết bị chuyên dụng cho nhiệm vụ nghiên cứu đã được làm chủ và tiếp tục mở rộng, phát triển.

© Ảnh : XefunViệt Nam tự sản xuất máy bay không người lái Dragonfly DF26
Việt Nam chế tạo thành công trực thăng không người lái - Sputnik Việt Nam
Việt Nam tự sản xuất máy bay không người lái Dragonfly DF26

Đặc biệt, trực thăng không người lái Dragonfly- DF26 đã cho phép lên, xuống thẳng đứng, không cần diện tích bãi đáp, có thể cất, hạ cánh trên tàu thủy thay vì cần bãi đỗ đáp hay bệ phóng như các thế hệ máy bay trước đó. Đặc tính đáng chú ý trong bản thiết kế mới là khả năng bay treo (đứng tại chỗ) khi hoạt động trên không.

Chiếc trực thăng không người lái gọn nhẹ nhưng khả năng mang tải có ích tới 4kg, đủ cho một số máy đo chuyên dụng trong các ứng dụng cần thiết. Bên cạnh đó, thời gian bay đến 180 phút, đủ để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp về thám không. Chiếc trực thăng bán kính hoạt động đến 50 km, đủ rộng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên nghiệp, kể cả nhiệm vụ an ninh quốc phòng.

Việt Nam muốn thương mại hóa trực thăng không người lái Dragonfly- DF26?

Chia sẻ về thành tựu khoa học kỹ thuật quan trọng này của Việt Nam, kỹ sư Trần Hùng Minh, phụ trách thiết kế Dragonfly- DF26 khẳng định, trong mỗi chiếc máy bay hầu như bộ phận nào cũng quan trọng. Nhưng đối với hệ thống bay tự động, hệ thống cảm biến là quan trọng nhất.

“Các kỹ sư Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn và có thể phát triển cho tất cả các mẫu máy bay khác”, kỹ sư Trần Hùng Minh cho biết.

Theo đó, để làm lực lượng kỹ sư thiết kế và chế tạo làm chủ công nghệ chế tạo máy bay không người lái, trước đó, ngay từ năm 2010, Viện Vật lý Ứng dụng và Thiết bị khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã triển khai nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ phát triển máy bay không người lái từ nước ngoài.

Máy bay không người lái - Sputnik Việt Nam
Việt Nam lên tiếng về thỏa thuận mua của Mỹ 6 máy bay không người lái (UAV) ScanEagle

Đại diện Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học, công nghệ thông tin cho biết, nắm được xu hướng chung trên thế giới hiện nay là máy bay không người lái đang phát triển rất nhanh, do đó, ở Việt Nam, đội ngũ kỹ sư, cán bộ của Viện hiểu rõ việc làm chủ công nghệ lõi là mấu chốt để tiếp tục phát triển các thể loại cũng như tính năng mới của máy bay không người lái.

Giá trị và ứng dụng của máy bay không người lái đã được chứng minh trong suốt thời gian qua từ các lĩnh vực quân sự, an ninh quốc phòng đến phục vụ nghiên cứu khoa học, nông lâm nghiệp, thương mại, vận chuyển, giải trí, điện ảnh, truyền thông.

Theo đại diện của VAST cho hay, đến nay các nhà khoa học của Viện đã nghiên cứu chế tạo thành công nhiều mẫu máy bay không người lái như Pelican VB-01 (2013), ORTUS (2016) hay như hiện nay là DF26.

Đối với dự án DF26, nhóm nghiên cứu có khoảng 10 người do TS. Nguyễn Trọng Tĩnh, Viện trưởng Viện Vật lý ứng dụng và thiết bị khoa học làm trưởng nhóm, chủ nhiệm dự án.

Được biết, nhóm nghiên cứu bắt đầu tiếp cận công nghệ máy bay không người lái từ năm 2010 - 2012 với nhiều khó khăn từ tiếp cận nghiên cứu máy bay không người lái của Bộ Quốc phòng.

Theo đại diện của nhóm, trong trường hợp gặp sự cố, máy bay tự xử lý để bảo đảm quá trình bay, nghiên cứu. Do đó, hệ thống máy bay này hỗ trợ do thám những vùng ô nhiễm hóa chất nặng, cơ sở có độ nguy hiểm cao mà con người phải bảo đảm đủ trang thiết bị mới có thể tiếp cận, kiểm soát hệ thống đường dây điện cao thế, hệ thống ống dẫn nguyên liệu, nước đi qua những vùng rừng núi hiểm trở, kiểm soát tội phạm trên sông, vùng khó tiếp cận.

Súng bắn máy bay không người lái (UAV) do Việt Nam chế tạo - Sputnik Việt Nam
Việt Nam chế tạo thành công súng bắn máy bay không người lái
Trao đổi về vấn đề này, TS. Hà Quý Quỳnh, Trưởng ban Ứng dụng và triển khai công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhấn mạnh, ngoài những tính năng nổi bật, máy bay còn có tính năng tự động điều khiển cũng như bảo mật thông tin hiện đại. Đây là thiết bị có khả năng tích hợp cao, có thể được sử dụng cho nhiệm vụ nghiên cứu và còn tiếp tục được mở rộng.

“Sự thành công của dự án đã khẳng định việc làm chủ công nghệ của các nhà khoa học Việt Nam và sự hợp tác liên ngành như công nghệ thông tin, vật liệu, cơ học, điện tử. Máy bay không người lái DF26 đã mở ra những hướng ứng dụng mới, hiệu quả đối với những ngành như điều tra địa hình, quản lý rừng. Hiện nay, các nhà khoa học của Viện cũng đang tích cực chuyển giao, ứng dụng máy bay không người lái vào thực tế”, VOV dẫn phát biểu của TS. Hà Quý Quỳnh khẳng định.

Giới nghiên cứu, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam cũng cho biết, Dragonfly- DF26 hiện đã trải qua quá trình thử nghiệm và sẵn sàng được thương mại hóa.

Theo VAST, các bản tùy biến của DF26 sẽ được Viện Vật lý ứng dụng và Thiết bị khoa học cung cấp phù hợp với yêu cầu chuyên biệt của đơn vị sử dụng đặt hàng.

Với ưu điểm là sản phẩm được chế tạo hoàn toàn tại Việt Nam nên dễ dàng cho công tác vận hành, bảo quản và sửa chữa, do đó, tiềm năng phát triển và vận hành thương mại của Dragonfly- DF26 là rất lớn.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала