Kỹ năng đặc biệt của Bộ đội Việt Nam khiến Liên Hợp Quốc khâm phục

© Ảnh : Dương Giang - TTXVNThượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc chủ trì cuộc họp.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổ trưởng Tổ công tác liên ngành, Trưởng Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về tham gia hoạt động gìn giữ hoà bình Liên hợp quốc chủ trì cuộc họp. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chia sẻ về quân đội Việt Nam đang tham gia nhiều hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc và những nhiệm vụ chuẩn bị của Bộ Quốc phòng cho năm ASEAN 2020.

Bộ đội Việt Nam có nhiều kỹ năng đặc biệt khiến Liên Hợp Quốc khâm phục?

Nói về tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình tại Liên Hợp Quốc, chia sẻ với cổng thông tin Chính phủ, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng cho biết, đối với Việt Nam, hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc là nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước giao cho Quân đội nhân dân Việt Nam và cũng đã triển khai được năm năm.

Ý nghĩa đầu tiên việc Việt Nam cử lực lượng tham gia vào hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc thể hiện trách nhiệm của Hà Nội đối với hòa bình, an ninh của thế giới.

“Chúng ta là quốc gia có uy tín, đã nói là làm và chúng ta tham gia Liên Hợp Quốc không chỉ bởi mong muốn Liên Hợp Quốc ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam mà cũng đóng góp vào những hoạt động của Liên Hợp Quốc, mặc dù chúng ta vẫn còn nhiều khó khăn”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.

Điều quan trọng tiếp theo thôi thúc Quân đội Nhân dân Việt Nam tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc chính là nhằm để quảng bá và tôn vinh hình ảnh của đất nước, của quân đội Việt Nam, của nhân dân Việt Nam đối với bạn bè quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đây không chỉ là nhiệm vụ ngoại giao, chiến lược đối ngoại quốc phòng đơn thuần mà làm “làm thật, việc thật”.

Các chiến sĩ QĐND Việt Nam trong cuộc diễu binh trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam
'Chúng tôi ngưỡng mộ Quân đội nhân dân Việt Nam!'

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, đây vừa là nhiệm vụ quan trọng, vừa là thử thách đối với nhiều quốc gia, trách nhiệm rất lớn lao và đầy khó khăn. Do đó, nếu Quân đội nhân dân Việt Nam làm tốt nhiệm vụ của mình, đây sẽ là phương thức quảng bá hình ảnh đất nước hiệu quả.

“Và không chỉ như thế, Quân đội Việt Nam lại là một đội quân mẫu mực, là đội quân không vi phạm kỷ luật, không vi phạm các quy định của Liên Hợp Quốc. Quân đội Việt Nam là đội quân có chuyên môn giỏi, đây là đánh giá của Liên Hợp Quốc”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh vui mừng chia sẻ.

Bên cạnh đó, còn một yếu tố quan trọng mà Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chú ý đến chính là yếu tố tôi luyện người chiến sĩ, Bộ đội Cụ Hồ. Theo Thứ trưởng Vịnh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, rèn luyện kỹ năng công tác, hoạt động và chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt ở những khu vực xa xôi như châu Phi sẽ tạo cho chiến sĩ của chúng ta những kỹ năng mới, yêu cầu mới theo quy chuẩn của thế giới.

“Tôi ví dụ như hoạt động quân y, bác sỹ quân y của chúng ta có thể chữa bệnh rất tốt nhưng Liên Hợp Quốc có hơn 90 quy trình chuẩn để mà bất kỳ một bệnh nào, trường hợp bệnh nhân nào cũng phải theo đúng quy trình ấy. Chúng ta phải rèn luyện cho bộ đội để không bị sai sót, không phạm lỗi trong quy trình khắt khe đó”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh thông tin cho biết.
“Chúng tôi cũng đã thấy bất ngờ và tự hào khi bộ đội ta có những kỹ năng đặc biệt khiến Liên Hợp Quốc khâm phục. Đây là các kỹ năng mà quân đội của nhiều nước mong muốn có được, ví dụ như khả năng thích nghi trong môi trường khắc nghiệt, khả năng tổ chức cuộc sống. Bộ đội ta rất giỏi khả năng ứng phó trong những điều kiện không đầy đủ, chỉ trong thời gian rất ngắn đã trực chiến và chữa bệnh cho số lượng lớn bệnh nhân quân sự và dân sự”, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng vui mừng thông báo.

Ngoài ra, ý nghĩa đặc biệt quan trọng khác thôi thúc Quân đội nhân dân Việt Nam cử lực lượng tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc chính là tạo môi trường thử thách cho các cán bộ, chiến sĩ.

Theo phân tích của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, công tác ở địa bàn xa là bài tập kiểm tra lại xem người lính Việt Nam sẽ làm việc như thế nào, năng lực đến đâu. Và kết quả, đã có thể yên tâm khi kinh nghiệm của quân đội Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, giải phóng đất nước đã hoàn toàn có thể áp dụng trong thời bình, để kiến tạo hòa bình và an ninh của đất nước mình cũng như của thế giới.

Việt Nam mở rộng các hoạt động quân sự hòa bình Liên Hợp Quốc

Phát biểu về những phương hướng, mục tiêu cũng như những thử thách trong thời gian tới của Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại các phái bộ của Liên Hợp Quốc, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, về mặt chủ trương, về những nội dung, bước đi đều đã nằm trong Đề án của Bộ Chính trị và Chính phủ, Việt Nam sẽ mở dần các hoạt động quân sự hòa bình Liên Hợp Quốc.
Theo chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Liên Hợp Quốc có yêu cầu rất rộng và rất cao đối với Việt Nam.

“Điều đó cũng xuất phát một phần từ chính chúng ta đã làm rất tốt giai đoạn đầu và đã tạo được sự tin tưởng cho họ. Vì vậy, Liên Hợp Quốc đề nghị chúng ta mở rộng các hoạt động”, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chụp ảnh chung cùng các sĩ quan đi làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam cử thêm 7 sỹ quan đi gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
Theo đó, bên cạnh lĩnh vực Quân y, tại các phái bộ Gìn giữ hòa bình của LHQ còn muốn Việt Nam gửi đội Công binh đi. Ngoài Công binh, Việt Nam cũng sẽ dự kiến cử các lực lượng Bộ binh, nhưng bộ đội Việt Nam sẽ không tham gia giải quyết xung đột mà chỉ bảo vệ căn cứ. Bên cạnh đó, ngoài binh lính, Việt Nam sẽ cử cả chuyên gia nghiên cứu quân sự, đội sĩ quan cảnh sát để làm công tác tham mưu.

Đáng chú ý, theo thông tin mà Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cung cấp, trong quá trình công tác tại các quốc gia, các phái bộ, Liên Hợp Quốc đã chính thức mời một số sỹ quan của Việt Nam làm cán bộ chỉ huy tại phái bộ cũng như ở trụ sở Liên Hợp Quốc.

“Đây là điều chúng ta hướng đến nhiều năm mà chưa được. Sắp tới đây tôi sẽ nghiên cứu và báo cáo cấp có thẩm quyền để cử các đồng chí đi với tư cách là sỹ quan chỉ huy của một phái bộ hoặc là sỹ quan tham mưu của trụ sở Liên Hợp Quốc. Đó cũng chính là một sự hiện diện mới của quốc phòng, quân sự Việt Nam ở trên môi trường quốc tế”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh.

Việt Nam muốn các nước giải quyết xung đột bằng đối thoại hòa bình

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh là Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Bộ Quốc phòng về ASEAN 2020 - trong thời điểm công tác chuẩn bị cho các hội nghị, hoạt động quốc phòng-quân sự ASEAN trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2020.

Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giới thiệu các sáng kiến trong năm Chủ tịch ASEAN 2020

Chia sẻ về những vấn đề liên quan đến các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, quảng bá hình ảnh Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cho biết, trước nhiệm vụ quan trọng khi Việt Nam là chủ nhà ASEAN, Đảng và Nhà nước đang hết sức quan tâm để làm sao phải tổ chức thật tốt Năm Chủ tịch ASEAN tại Việt Nam với mục đích hoà bình, ổn định, phát triển cùng hợp tác khu vực và trên thế giới.

Trong khuôn khổ các Hội nghị của Năm Chủ tịch ASEAN 2020 và ASEAN+, đối ngoại quốc phòng cũng sẽ tổ chức một số sự kiện quân sự, quốc phòng, thậm chí có sự tham gia của một số nước châu Á- Thái Bình Dương.

Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, chủ trương quan trọng nhất của các hội nghị quân sự, quốc phòng là thể hiện sự minh bạch, mạnh mẽ quan điểm của Đảng, Nhà nước về an ninh quốc phòng và quân sự.

“Đó là quan điểm độc lập, tự chủ, quan điểm đa phương hoá, đa dạng hoá, quan điểm hợp tác, hoà bình và tuân thủ luật pháp quốc tế”, đồng chí Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ.

Điểm đặc biệt được Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ chính là bối cảnh, tình hình quốc tế có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là việc các nước lớn tăng cường can dự và cạnh tranh chiến lược, khiến xung đột có nguy cơ leo thang trên nhiều khu vực thế giới, có cả châu Á- Thái Bình Dương.

Đại diện Bộ Quốc phòng nhấn mạnh chủ trương nhất quán của Hà Nội, mong muốn, nỗ lực mà Việt Nam hướng đến là để các quốc gia trong và ngoài khu vực có thể giải quyết bất đồng, khác biệt về lợi ích thông qua đối thoại bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đây là mục tiêu quan trọng nhất mà Việt Nam hướng đến, Thứ trưởng Vịnh khẳng định.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam cũng tập trung chú ý đến việc quảng bá hình ảnh của đất nước và cụ thể ở đây là quân đội nhân dân Việt Nam.

“Bên cạnh việc quảng bá lịch sử vẻ vang của dân tộc, của quân đội ta qua nhiều cuộc kháng chiến thắng lợi, chúng ta cần tập trung hơn nữa quảng bá tính chất hoà bình, tự vệ của quân đội Việt Nam để bạn bè quốc tế thấy rằng chúng ta củng cố quốc phòng nhằm mục đích củng cố hoà bình, đem lại xu thế đối thoại và hợp tác của quân đội Việt Nam với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới”, đồng chí Nguyễn Chí Vịnh cho biết.

Tất cả đều có thể ngồi với nhau bàn hợp tác và hòa bình ở Hà Nội

Thông tin về Đề án tổ chức các hội nghị quốc phòng, quân sự ASEAN 2020, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh phát biểu khẳng định đã chuẩn bị đề án hết sức chi tiết với mục đích làm sao các quốc gia tham gia thấy rằng khi đến Việt Nam, ở Hà Nội thì tất cả đều có thể ngồi với nhau bàn về hòa bình và hợp tác.

“Với mục đích như vậy chúng ta dự kiến có tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước ASEAN về nâng cao tính đoàn kết, thống nhất, vai trò trung tâm của ASEAN với các vấn đề trong khu vực. Đây là tuyên bố cấp Bộ trưởng ASEAN nhưng cũng đồng thời là tuyên ngôn đối với thế giới về ASEAN mong muốn hòa bình, không quân sự hóa, không muốn cạnh tranh chiến lược tạo ra các xung đột ảnh hưởng tới hòa bình, an ninh trong khu vực”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói.

Theo vị quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng, trong khuôn khổ ADMM+, Việt Nam mong muốn xây dựng Tuyên bố về tầm nhìn chiến lược, an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó vạch ra các nguy cơ, thách thức liên quan tới khu vực đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản để có thể giải quyết các thách thức ấy thông qua đối thoại, bằng các giải pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế tôn trọng lẫn nhau, nước lớn cũng như nước nhỏ, không để cho những nước nhỏ buộc phải lựa chọn phải đứng ở bên này hay bên kia.

Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ lần thứ 16 với phần tham gia của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi - Sputnik Việt Nam
Vấn đề Biển Đông qua hai Hội nghị Cấp cao ASEAN-Ấn Độ và ASEAN-Trung Quốc

Đồng thời, Chủ nhà Việt Nam cũng sẽ có tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thể hiện rõ quan điểm của Hà Nội và đánh giá sự thành công của Năm Chủ tịch ASEAN do Việt Nam đảm trách.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, đây là năm kỷ niệm 10 năm ADMM+ và cũng là một trong những hoạt động rất quan trọng, Việt Nam cũng phải đánh giá lại 10 năm qua đã làm gì cho hòa bình, an ninh khu vực, cần phải làm gì nhiều hơn, có cần phải mở rộng nữa không, biến từ diễn đàn đối thoại thành một tổ chức hợp tác hay không?

“Tất cả những cái này chúng ta đều cân nhắc để lấy ý kiến. Chúng ta cũng sẽ tổ chức một số sự kiện như lễ diễu binh tàu hải quân nhân 65 năm thành lập Hải quân Việt Nam gắn liền với Hội nghị Tư lệnh Hải quân các nước ASEAN. Lễ diễu binh này không chỉ mời các nước ASEAN mà mời tất cả các quốc gia là đối tác, bạn bè của Việt NAm. Ngoài ra, còn có các sự kiện giao lưu văn hóa, thể thao, quân nhạc và nhiều nội dung khác”, đồng chí Nguyễn Chí Vịnh cho biết.

Đáng chú ý, ngoài các hoạt động do chủ nhà Việt Nam thực hiện, một số nước đối tác cũng đề xuất các sự kiện mà họ mong muốn. Theo tiết lộ của Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh, Trung Quốc mong muốn được tổ chức giao lưu sĩ quan trẻ Trung Quốc và ASEAN đồng thời cho hay, nếu các nước ASEAN đồng ý thì Việt Nam sẽ sẵn lòng tổ chức, hoặc ở Trung Quốc, hoặc ở Việt Nam, tùy vào quyết định chung của ASEAN cũng như Trung Quốc.

“Nói như vậy có nghĩa là các nước khác khi có yêu cầu tương tự thì chúng ta sẽ đáp ứng miễn là các nước ASEAN đồng thuận và sự kiện đó tạo ra tác động tích cực cho không khí chung của năm ASEAN tại Hà Nội”, tướng Vịnh chia sẻ.
Việt Nam sẽ đề cập vấn đề Biển Đông trên cương vị Chủ tịch ASEAN 2020

Phát biểu về tình hình khu vực, đặc biệt là căng thẳng ở Biển Đông đang diễn biến ngày càng phức tạp, liệu Việt Nam có nêu ý kiến về những vấn đề này tại các hội nghị quốc phòng khi đảm trách vị trí Chủ tịch ASEAN 2020 hay không, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh quả quyết, Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh trả lời phỏng vấn về hoạt động đối ngoại.  - Sputnik Việt Nam
Biển Đông là vấn đề thiêng liêng của Việt Nam

Theo ông, mỗi một quốc gia đã có nhiều vấn đề quan tâm và thách thức về an ninh, với 10 nước ASEAN thì sự quan tâm ấy có rất nhiều, chưa kể các nước đối tác của khối. Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nhấn mạnh, trong khu vực ASEAN cũng như châu Á-Thái Bình Dương hiện nay hội đủ tất cả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống ảnh hưởng tới hòa bình ổn định khu vực.

“Vấn đề Biển Đông không chỉ là mối quan tâm của Việt Nam mà còn là của các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực cũng như các nước có lợi ích liên quan tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần khẳng định, an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của khu vực và cả thế giới. Vấn đề này phải được giải quyết bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế để đi đến sự ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực này. Đây là mối quan tâm mà chắc chắn chúng ta đề cập đến cũng như thách thức về an ninh khác”, Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh nêu rõ.

Theo quan điểm của đại diện Bộ Quốc phòng, “cọ sát chiến lược” giữa các nước lớn là điều tất yếu trong quá trình phát triển, nhưng cọ sát ấy không được và không nên ảnh hưởng đến lợi ích của các nước khác trong khu vực, mà vấn đề an ninh, an toàn hàng hải hàng không ở Biển Đông là một ví dụ.

“Chúng ta một mặt đấu tranh bảo vệ chủ quyền, mặt khác chúng ta phải đấu tranh để bảo vệ môi trường hòa bình, và lợi ích chung của Biển Đông với cộng đồng quốc tế. Đây là chủ trương mà các hội nghị quân sự, quốc phòng của chúng ta sẽ hướng đến”, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh khẳng định.
Liên Hợp Quốc: Sĩ quan Việt Nam hoàn thành nhiệm vụ ở mức xuất sắc

Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam đã có tổng kết cho biết, trong số hơn 30 lượt sĩ quan đã kết thúc nhiệm kỳ công tác, 7 sĩ quan Việt Nam được LHQ đánh giá hoàn thành nhiệm vụ ở mức xuất sắc. Các sĩ quan đều được đánh giá tốt về trình độ, năng lực chuyên môn cũng như ngoại ngữ.

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Trưởng ban Chỉ đạo về việc Việt Nam tham gia Gìn giữ hòa bình ở LHQ đánh giá cao các sĩ quan Việt Nam ở sự chủ động, sẵn sàng, thích ứng tốt với nhiệm vụ giúp đỡ các nước khác củng cố hòa bình, tái thiết đất nước.

Thiếu tướng Hoàng Kim Phụng, Cục trưởng Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam thì cho rằng, hiếm có lực lượng quân sự nào lại có tác phong gần dân, biết tận dụng hậu cần tại chỗ, biết chia sẻ những khó khăn, nỗi đau của nhân dân như Quân đội Việt Nam.

Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan - Sputnik Việt Nam
Việt Nam và Mỹ đồng tổ chức thảo luận về sứ mệnh Gìn giữ Hòa bình ở Hội đồng Bảo an

Toàn bộ 63 cán bộ, chiến sĩ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 đã về nước vào cuối tháng 12.2019, hoàn thành nhiệm vụ gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc tại Nam Sudan.

Đây là các sĩ quan “Mũ nồi xanh” của Việt Nam lên đường hoạt động từ tháng 10.2018. Sau hơn 12 tháng hoạt động, Bệnh viện đã tiếp nhận, điều trị cho 2.022 bệnh nhân, được đánh giá cao về kết quả thực hiện nhiệm vụ. Điều đặc biệt là, từ trước đến nay ở Nam Sudan chưa có Bệnh viện cấp 2 nào tương đương thực hiện được kết quả đó như Bệnh viện của Việt Nam.

© Ảnh : TTXVNCán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan.
Kỹ năng đặc biệt của Bộ đội Việt Nam khiến Liên Hợp Quốc khâm phục - Sputnik Việt Nam
Cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 2 chào tạm biệt người thân và đồng đội lên đường làm nhiệm vụ tại Phái bộ Nam Sudan.

Ngoài nhiệm vụ đảm bảo y tế, chăm sóc sức khỏe cho lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại địa phương, các cán bộ, chiến sĩ Bệnh viện cấp 2 số 1 đã chủ động, tích cực tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe, giao lưu văn hóa, thể thao, giúp đỡ người dân địa phương, góp phần tạo nên hình ảnh tốt đẹp về người chiến sỹ Việt Nam trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Do những thành tích xuất sắc, Liên Hợp quốc đã trao tặng cán bộ Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 Việt Nam Huy chương Vì sự nghiệp gìn giữ hòa bình.

Đánh giá về nhiệm vụ của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1 của Việt Nam trong đội hình lực lượng Gìn giữ hòa bình LHQ tại Căn cứ Bentiu, bà Hiroko Hirahara, Trưởng căn cứ Bentiu thuộc Phái bộ LHQ tại Nam Sudan khẳng định, sự xuất hiện của Bệnh viện dã chiến 2 của Việt Nam là vô cùng cần thiết và quan trọng. Lực lượng các nước và những nhân viên LHQ yên tâm vì đã có một đội ngũ bác sĩ chuyên tâm chăm sóc sức khỏe cho họ, để họ có thể tập trung tối đa cho công việc của mình.

“Thông qua những hoạt động này còn cho thấy trách nhiệm của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế”, bà Hiroko Hirahara, Trưởng căn cứ tiền phương của Phái Bộ ở Bentiu nhấn mạnh.

Phó Tổng thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách hoạt động gìn giữ hòa bình và Cố vấn Quân sự tại Sở Chỉ huy LHQ tại New York cũng gửi thư cảm ơn đến Chính phủ Việt Nam về sự đóng góp của Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 1.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch trong chuyến thăm và động viên các chiến sĩ “Mũ nồi xanh” Việt Nam đã nhấn mạnh, kết quả tích cực trong việc tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ đã góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng trong tình hình mới, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước, cùng với toàn quân thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, cũng như khẳng định sự đóng góp của Việt Nam cho hòa bình thế giới.

Theo Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Cục Gìn giữ hòa bình Việt Nam cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng và hiệu quả vào hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ, phù hợp với khả năng của Việt Nam, của quân đội.

Đáng chú ý, theo yêu cầu của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam, cần duy trì ổn định, lâu dài hoạt động của Bệnh viện dã chiến cấp 2 ở Nam Sudan, tham mưu chuẩn bị tốt cho việc Quân đội nhân dân Việt Nam triển khai lực lượng Công binh sang tham gia công tác tại phái bộ như đề nghị của LHQ cũng như phát biểu của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trước đó.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала