Việt Nam sẽ làm gì để cân bằng lợi ích của ASEAN và Liên Hợp Quốc?

© AP Photo / Seth WenigHội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Việt Nam chủ trì phiên thảo luận lần đầu tiên của Hội đồng Bảo an về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN.

Lần đầu tiên Hội đồng Bảo an thảo luận về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN

Ngày 30.1, tại trụ sở Liên Hợp Quốc, với tư cách nước Chủ tịch Hội đồng Bảo an (HĐBA) tháng 1.2020, Việt Nam đã chủ trì phiên thảo luận về tăng cường quan hệ hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong sứ mệnh duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi đều đến dự và có những phát biểu quan trọng tại phiên thảo luận nhằm tìm giải pháp tăng cường sự gắn kết giữa Liên Hợp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.

Đây là phiên thảo luận hết sức quan trọng, có ý nghĩa to lớn, thể hiện vai trò và trách nhiệm của Việt Nam khi “hai vai hai gánh” và là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Chủ tịch tháng 1.2020 của HĐBA, vừa là Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020.

© Sputnik / Thống Nhất – TTXVNThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và các đại biểu chứng kiến nghi thức thượng cờ ASEAN
Việt Nam sẽ làm gì để cân bằng lợi ích của ASEAN và Liên Hợp Quốc? - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch ASEAN 2020 và các đại biểu chứng kiến nghi thức thượng cờ ASEAN

Trước đó, giới lãnh đạo cấp cao của Việt Nam từ Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ngô Xuân Lịch đều phát biểu thể hiện quyết tâm rằng Việt Nam sẽ nỗ lực tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện và hiệu quả giữa Liên Hợp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN.

Bài học thành công của ASEAN là kinh nghiệm quý báu cho LHQ

Tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận do Việt Nam chủ trì, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nêu bật tầm quan trọng trong quan hệ đối tác hiệu quả giữa LHQ với các tổ chức khu vực, đặc biệt, đây là yếu tố đóng vai trò thiết yếu trong bối cảnh gia tăng nhiều thách thức, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hòa bình, an ninh quốc tế.

Việt Nam  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam phấn đấu làm cho thế giới tốt lành hơn trong năm 2020
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đánh giá cao sự tham gia tích cực, chủ động của ASEAN trong công việc của LHQ, nhất là các hoạt động gìn giữ hòa bình trên thế giới, và các sáng kiến khu vực về ngoại giao phòng ngừa, ngăn chặn xung đột và xây dựng hòa bình, cũng như vai trò chủ đạo của ASEAN trong cấu trúc khu vực. Sự ổn định, hòa bình, phát triển thịnh vượng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á sẽ góp phần không nhỏ tạo nên tình hình an ninh, an toàn chung cho toàn thế giới, tránh những xung đột, căng thẳng không cần thiết giữa các quốc gia và khu vực trên toàn cầu.

Các nước thành viên Hội đồng Bảo an tham dự phiên thảo luận về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đều hoan nghênh việc tổ chức lần đầu tiên cuộc họp về hợp tác giữa hai tổ chức dưới sự chủ trì của Việt Nam.

Trong phiên thảo luận ngày 30.1, các nước thành viên LHQ đều nhấn mạnh rằng, những bài học thành công của ASEAN là nguồn kinh nghiệm quý báu về phát huy tinh thần cộng đồng và bản sắc thống nhất trong đa dạng, đánh giá cao phương cách của ASEAN là hình mẫu tham vấn, hợp tác và xây dựng đồng thuận.

Các bên đều ủng hộ nỗ lực của Việt Nam và ASEAN trong thúc đẩy đối thoại, hợp tác thông qua các cơ chế do ASEAN khởi xướng, chủ trì và dẫn dắt, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, đồng thời bày tỏ hy vọng ASEAN sẽ tiếp tục phát huy nỗ lực và vai trò trong các vấn đề thuộc quan tâm chung ở khu vực và toàn cầu hướng đến hòa bình, ổn định và an ninh trên toàn thế giới.

Đại diện thành viên của Liên Hợp Quốc đều ghi nhận và đánh giá cao những tiến triển trong hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và ASEAN. Việc thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện năm 2011 và triển khai hiệu quả Kế hoạch Hành động Hợp tác giai đoạn 2016-2020 đã đạt nhiều thành tựu với tỷ lệ đạt trên 90%. Các nước thành viên đều hoan nghênh việc hai bên xây dựng Kế hoạch Hành động mới cho giai đoạn 5 năm tiếp theo.

Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại ASEAN Trần Đức Bình trao đổi với phóng viên TTXVN tại Jakarta.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam sẽ cầm lái con tàu ASEAN thành công
Phát biểu tại phiên thảo luận trước Hội đồng Bảo an, Tổng Thư ký ASEAN Lim Jock Hoi nêu bật những bước phát triển đáng ghi nhận trong hợp tác ASEAN và Liên Hợp Quốc thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực.

Tổng Thư ký Lim Jock Hoi nhấn mạnh lập trường của ASEAN về việc chia sẻ tầm nhìn và sự tương đồng về mục tiêu với tổ chức lớn nhất thế giới là LHQ cũng như về nỗ lực xây dựng cộng đồng của ASEAN hiện nhận được sự ủng hộ và hỗ trợ của các đối tác, trong đó có LHQ. Người đứng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khẳng định ASEAN cam kết thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và sẽ tham gia, đóng góp tích cực cùng LHQ hướng tới xây dựng “Tương lai chúng ta muốn” và “Liên Hợp Quốc chúng ta cần” góp phần vào nền hòa bình và sự ổn định của khu vực và thế giới.

Việt Nam sẽ nỗ lực hết mình để củng cố và thúc đẩy quan hệ ASEAN-LHQ

Tại phiên thảo luận ngày 30.1, nêu bật tầm quan trọng và sự cần thiết tăng cường hợp tác giữa LHQ với các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khẳng định: ASEAN là đối tác năng động và tin cậy của Liên Hợp Quốc.

Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, sự thành công của ASEAN, trong đó có sự hình thành Cộng đồng ASEAN năm 2015, là minh chứng mạnh mẽ cho tinh thần đoàn kết cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung hướng đến hòa bình, ổn định và thịnh vượng cho khu vực cũng như các quốc gia trên toàn thế giới.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nêu cách duy trì hòa bình thế giới
Trưởng Phái đoàn Đại diện Thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc đề cao vai trò trung tâm của ASEAN tại khu vực thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt nhằm mục tiêu tăng cường hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á với các đối tác bên ngoài, tạo dựng môi trường thuận lợi cho các bên liên quan điều hòa khác biệt, tăng cường hiểu biết, tin tưởng.

Đặc biệt, ASEAN trong quan hệ hợp tác đa phương, sẽ cùng các đối tác đối thoại trên những vấn đề cùng quan tâm, qua đó thúc đẩy văn hóa hòa bình, góp phần ngăn ngừa các nguy cơ xung đột, leo thang căng thẳng hay nảy sinh những bất đồng trong quan hệ giữa các bên.

Nhằm củng cố, tăng cường và thúc đẩy quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa ASEAN-LHQ, Đại sứ Đặng Đình Quý khẳng định Việt Nam, trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên Không Thường trực Hội đồng Bảo an, sẽ nỗ lực tiếp tục thúc đẩy hợp tác toàn diện, hiệu quả giữa hai tổ chức, tập trung các lĩnh vực ưu tiên như đối thoại hòa bình nhằm giải quyết tranh chấp, thực thi chính sách ngoại giao phòng ngừa, giải trừ quân bị, gìn giữ hòa bình, chống khủng bố, hợp tác biển, an ninh hàng hải cũng như trên nhiều lĩnh vực khác.

Phát biểu tại phiên thảo luận lần này, Trưởng Phái đoàn Việt Nam, Đại sứ Đặng Đình Quý đã giới thiệu với các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc về những đề xuất hợp tác giữa ASEAN và LHQ trong chương trình mà Việt Nam thúc đẩy trong năm 2020.

© Ảnh : Khắc Hiếu/TTXVNĐại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ
Việt Nam sẽ làm gì để cân bằng lợi ích của ASEAN và Liên Hợp Quốc? - Sputnik Việt Nam
Đại sứ, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ

Tất cả đều hướng đến mục tiêu nâng cao chất lượng và hiệu quả tham gia của các nước ASEAN trong hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ,  thúc đẩy vai trò, đóng góp của phụ nữ ASEAN trong lĩnh vực hòa bình, an ninh và triển khai hiệu quả lộ trình gắn kết, tương hỗ giữa các Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp Quốc và Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025.

Trên cơ sở này, Đại sứ Đặng Đình Quý thông qua vấn đề, Việt Nam đề xuất tổ chức Đối thoại cấp cao ASEAN-LHQ về phát triển bền vững dịp Hội nghị Cấp cao ASEAN-LHQ sẽ diễn ra tại Việt Nam vào tháng 10.2020 tới đây, góp phần to lớn trong việc thúc đẩy, gắn kết và tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai tổ chức.

Việt Nam và thế khó trong sự cạnh tranh giữa các nước lớn

Việc Việt Nam đảm trách một lúc hai cương vị ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an LHQ và Chủ tịch luân phiên ASEAN 2020 với rất nhiều nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh không chỉ tình hình xung đột nổ ra trên nhiều khu vực trên thế giới với nguy cơ leo thang căng thẳng khó lường, mà sau đó còn là sự cạnh tranh giữa các nước lớn. Có thể nói, ASEAN, dù ít nhiều, vẫn sẽ phải chịu sự chi phối từ cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ- Trung Quốc tại khu vực này cả về chính trị, an ninh, kinh tế, quan hệ ngoại giao, xã hội hay hợp tác khoa học công nghệ.

Vụ trưởng Vụ ASEAN (Bộ Ngoại giao) Vũ Hồ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường thương mại và đầu tư nội khối ASEAN vì một ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam giới thiệu các sáng kiến trong năm Chủ tịch ASEAN 2020
Việc lựa chọn chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng” cho năm Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã rất khôn ngoan khi hướng đến những mục tiêu chung mang lại lợi ích cho toàn khu vực và phát triển được quan hệ đa phương ra bên ngoài trong thời gian tới. Theo đó, tự thân Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á phải tăng cường nội lực để mạnh lên từ bên trong, để mỗi quốc gia thành viên thấy mình đang hưởng lợi từ sự gắn kết về kinh tế và được hưởng môi trường hòa bình ổn định và an ninh tốt, để họ thấy rằng lợi ích từng nước gắn với sự mạnh lên của ASEAN. Tiếp đến chính là phải chủ động thích ứng, ASEAN phải phát huy vai trò của mình trong quan hệ với bên ngoài, phải tranh thủ gắn kết họ với khu vực để duy trì hòa bình và phát triển.

Bên cạnh đó, ASEAN cũng cần ứng phó với những diễn biến, tiến triển mới của tình hình quốc tế, trong đó có chủ nghĩa bảo hộ, phòng vệ thương mại, chủ nghĩa dân túy, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ thời đại 4.0 mà không ai có thể cho phép mình lạc hậu.

Đối với Việt Nam, nhiệm vụ khó khăn sẽ là làm sao để dung hòa, cân bằng được lợi ích giữa ASEAN với các quốc gia đối tác cũng như chính lập trường của Hà Nội. Như chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng với VOV gần đây về thách thức cũng như trách nhiệm của Việt Nam trên cả hai cương vị trong việc đảm bảo lợi ích của chính mình đồng thời không phương hại đến bất kỳ quốc gia nào khác.

“Khi lợi ích khác nhau, mối quan tâm khác nhau thì ai cũng muốn là mối quan tâm của mình, lợi ích của mình được các nước khác ủng hộ. Là Chủ tịch thì đương nhiên một nhiệm vụ khó khăn là làm sao dung hòa được các lợi ích đó, đồng thời cũng phải bảo vệ được lợi ích của chính mình. Đó là nghệ thuật. Và tôi cho rằng Việt Nam sẽ phấn đấu để làm được việc đó”, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала