Ước mơ châu Á về Tuyến đường Biển Bắc liệu có thành hiện thực?

© Sputnik / Valery Melnikov / Chuyển đến kho ảnhTàu phá băng
Tàu phá băng  - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Trong cuộc họp của Hội đồng Bắc Cực được tổ chức gần đây tại thành phố Tromso thuộc Na Uy, ông Sam Tan đứng đầu phái đoàn Singapore đã phác ra mối quan tâm lớn của đất nước ông đối với Tuyến đường Biển Bắc và Bắc Cực nói chung. «Tất cả những gì diễn ra ở Bắc Cực đều có ý nghĩa đối với Singapore», - nhà ngoại giao thông báo.

Tại sao mọi người đều nói về Tuyến đường Biển Bắc?

Khu vực xung quanh vùng Cực Bắc - Bắc Cực thu hút sự quan tâm của quốc tế không chỉ vì vẻ đẹp và sự khác thường của nó. Khí hậu Bắc Cực ảnh hưởng đến thời tiết toàn thế giới. Băng tan chảy ở Bắc Cực có thể nâng mực nước biển và đại dương đến mức Singapore, Marseille, Odessa và Đà Nẵng chìm dần xuống nước. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong thềm lục địa Bắc Băng Dương bảo lưu 25% trữ lượng dầu khí của thế giới. Nhưng ngày nay sự chú ý của nhiều quốc gia đặc biệt dồn vào Tuyến đường Biển Bắc. Chỉ cần nhìn vào bản đồ là đủ hiểu rằng đây là con đường ngắn nhất từ ​​Tây Âu đến Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Đi theo tuyến đường này, tàu bè tiết kiệm được tới 30% thời gian so với hành trình từ châu Âu đến Viễn Đông, qua châu Phi và tiếp đến dọc theo Ấn Độ Dương rồi qua eo biển Malacca. Có cả những tính toán như thế này: theo Tuyến đường Biển Bắc thì khoảng cách từ Hamburg đến Thượng Hải hoá ra ngắn hơn hai lần so với tuyến đường thông thường qua eo biển Malacca.

Tàu Trung Quốc ở gần Bãi cạn Scarborough, Biển Đông - Sputnik Việt Nam
Việt Nam nói gì về việc Malaysia trình Liên Hợp Quốc bản đồ giới hạn thềm lục địa?

Tuy nhiên, hiện hữu vấn đề - một phần đáng kể trong năm trên Tuyến đường Biển Bắc luôn phủ băng và tàu thuyền chỉ có thể đi qua nếu có sự trợ giúp của tàu phá băng. Phần quan trọng của Tuyến đường Biển Bắc nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của LB Nga và Nga thiết lập trật tự lưu thông dọc theo phần đường này. Ví dụ, các tàu chiến phải xin phép từ trước, được tàu phá băng và hoa tiêu Nga đi cùng hộ tống.

Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản muốn trở thành quốc gia Bắc Cực

Trong Hội đồng Bắc Cực, ngoài các nước có lãnh thổ tiếp giáp với Bắc Băng Dương như Nga, Canada, Hoa Kỳ, Na Uy, Đan Mạch, v.v., còn có cả Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và Nhật Bản tham gia. Họ mong đợi gì từ tấm thẻ thành viên Hội đồng? Hẳn là nguyện vọng được tham gia vào tất cả những gì diễn ra trong khu vực Bắc Cực.

Bắc Kinh có tham vọng lớn nhất. Người Trung Quốc tự gọi mình là «đất nước sát gần Bắc Cực». Họ những muốn tham gia phát triển các tuyến giao thông (để biến Tuyến đường Biển Bắc thành một phần của dự án «Một vành đai, Một con đường»), muốn thả cửa đánh bắt cá tôm ở Bắc Băng Dương và tận lực khai thác dầu khí. Theo đánh giá của các chuyên gia, tài nguyên thiên nhiên của Bắc Cực có thể cung ứng tới 60% nhu cầu của Trung Quốc về nhiên liệu. Bắc Kinh ráo riết phái các đoàn thám hiểm nghiên cứu đến Bắc Cực và đang phát triển hạm đội tàu phá băng của riêng nước mình.

Tàu USS Montgomery (LCS 8). - Sputnik Việt Nam
Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, quyết không để Trung Quốc chiếm Biển Đông

Còn Nhật Bản đã thông qua Tổ hợp Khái niệm chính sách quốc gia ở Bắc Cực từ năm 2015. Từ đó thấy rằng người Nhật coi Bắc Cực như là gia sản chung của toàn nhân loại.

Ấn Độ không muốn thua kém gì so với Trung Quốc và cũng đặt mục tiêu sử dụng trước hết nguồn dự trữ nhiên liệu của Bắc Cực. Theo hướng này, New Delhi đã hợp tác với Matxcơva, cụ thể là nhận than từ Taimyr. Cũng như Trung Quốc và Nhật Bản, Ấn Độ có các chương trình khoa học nghiên cứu Bắc Cực. Và New Delhi còn lo lắng rằng nếu Tuyến đường Biển Bắc bắt đầu hoạt động hết công suất, thì các hải cảng của nước này sẽ mất đi phần đáng kể lợi nhuận từ các tàu phục vụ trên hải trình từ châu Âu đến Đông Á.

Sút giảm lợi nhuận từ các tàu đi qua trong trường hợp Tuyến đường Biển Bắc được tích cực sử dụng – đó là viễn cảnh đang chờ đợi cả Singapore. Nhưng chính quyền đảo quốc Sư tử quyết định không ngồi buông tay thụ động. Họ cho rằng sẽ có thể tìm thấy vị trí của mình bằng cách mời các thành viên vận hành Tuyến đường Biển Bắc sử dụng khả năng của Singapore trong việc đóng tàu phá băng, các thiết bị khai thác dầu ngoài khơi và các chuyên gia quản lý của họ trong công việc điều hành hải cảng. Đồng thời, người Singapore hiểu rằng họ cần hợp tác với Nga theo hướng này. Và sự hợp tác như vậy đã được triển khai – mấy năm trước, công ty đóng tàu nổi tiếng Keppel Corp. đã xây dựng hai tàu phá băng cho tập đoàn «Lukoil» của Nga.

 Bắc Cực - Sputnik Việt Nam
Nga lo ngại về việc NATO tích cực hoạt động ở Bắc Cực

Đây là cách thức đúng đắn. Thiếu sự hợp tác với LB Nga, sẽ không một nước nào có thể tận dụng lợi thế của Tuyến đường Biển Bắc và tham gia khai thác Bắc Cực, bởi khu vực này nằm trong vùng lợi ích đặc biệt của Chính phủ Nga và sẽ không có quy chế quốc tế. Trong khi đó, Matxcơva sẵn sàng tiến tới hợp tác quốc tế rộng lớn ở Bắc Cực.

«Tính đến đặc thù của Bắc Cực, nên có ưu tiên dành cho các nhà đầu tư cả ở đây, thậm chí còn tiên tiến hơn và ổn định hơn», - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã hứa trong phiên họp toàn thể của Diễn đàn Bắc Cực năm 2017.

Không rõ rồi đây Hà Nội liệu có tham gia chinh phục và khai thác Bắc Cực hay chăng. Nhưng lá cờ đỏ sao vàng của CHXHCN Việt Nam đã tung bay ở Bắc Cực từ năm 2009.

 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала