Bộ Y tế họp báo: Việt Nam tự tin chống dịch coronavirus

© Ảnh : Đinh Hằng - TTXVNNhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn phun hóa chất diệt khuẩn mỗi nơi có bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đi qua.
Nhân viên kiểm soát nhiễm khuẩn phun hóa chất diệt khuẩn mỗi nơi có bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona đi qua. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Liên quan đến dịch viêm phổi do coronavirus gây nên, chiều 5.2, Bộ Y tế Việt Nam đã tổ chức họp báo. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định Việt Nam đủ năng lực xét nghiệm virus corona (nCov-2019) và chống dịch viêm phổi Vũ Hán.

Bộ Y tế họp báo cập nhật tình hình về dịch viêm phổi do coronavirus

Chiều nay, khoảng 15h ngày 5.2, Bộ Y Tế Việt Nam đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây nên tại Hà Nội. Đây là cuộc họp báo thứ hai của Bộ liên quan đến tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán kể từ sau Tết Nguyên Đán Canh Tý 2020.

Thứ trưởng Bộ Y tế, GS.TS Nguyễn Thanh Long cho biết, phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì cuộc họp.

Theo thông tin từ Hệ thống giám sát dịch bệnh của Việt Nam thuộc Bộ Y tế cho biết, tính đến 14h30 ngày 5.2, thế giới ghi nhận 24.567 trường hợp mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (nCoV-2019) gây ra. Trong đó 493 người chết (491 người Trung Quốc, 1 người chết tại Phillippines, 1 người ở Hồng Kông). Riêng Trung Quốc có 24.327 trường hợp nhiễm bệnh tại 31/31 tỉnh/thành phố.

Sau nhiều lần chạy thử, tuyến Cát Linh - Hà Đông vẫn chưa được chạy thật. - Sputnik Việt Nam
Cát Linh- Hà Đông tiếp tục lỗi hẹn vì coronavirus: Việt Nam vẫn phải trả nợ

Hiện tại, thế giới cũng ghi nhận 230 trường hợp nhiễm virus corona tại 27 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó: Thái Lan (25 trường hợp), Nhật Bản (33 trường hợp), Hồng Kông (18 trường hợp), Singapore (24 trường hợp), Đài Loan (11 trường hợp), Ma Cao (10 trường hợp), Australia (13 trường hợp), Malaysia (10 trường hợp), Hoa Kỳ (11 trường hợp), Pháp (6 trường hợp), Việt Nam (10 trường hợp), Đức (12 trường hợp), Hàn Quốc (18 trường hợp), Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (5 trường hợp), Canada (5 trường hợp), Italia (2 trường hợp), Anh (2 trường hợp), Nga (2 trường hợp), Campuchia (1 trường hợp), Nepal (1 trường hợp), Sri Lanka (1 trường hợp), Phần Lan (1 trường hợp), Ấn Độ (3 trường hợp), Philippines (3 trường hợp), Tây Ban Nha (1 trường hợp), Thụy Điển (1 trường hợp), Bỉ (1 trường hợp).

Ở Việt Nam, Bộ Y tế xác nhận, tổng số ca dương tính với coronavirus là 10 ca, tính đến ngày 5.2. Trong đó có: 2 cha con người Trung Quốc (người con đã khỏi và được xuất viện), 4 công dân Việt Nam đều trở về từ Vũ Hán, Trung Quốc, 1 công dân Việt Nam là lễ tân có tiếp xúc gần với 2 cha con người Trung Quốc (đã khỏi và ra viện); 1 công dân Mỹ đến Việt Nam, trước đó có quá cảnh tại Vũ Hán, Trung Quốc và 2 ca mới phát hiện ngày hôm qua 4.2. cùng với 1 người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với nCoV trước đó.

Ngoài ra, hiện Việt Nam hiện có 409 ca nghi ngờ nhiễm nCoV, trong đó 347 đã loại trừ (xét nghiệm âm tính với nCoV), 52 ca cách ly. 349 ca đang theo dõi do tiếp xúc gần với các ca nhiễm corona trước đó.

Việt Nam không giấu dịch coronavirus: 900 người bị cách ly ở biên giới

Phát biểu mở đầu cuộc họp báo, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, hiện tại, khoảng hơn 900 người đã được cách ly tại các tỉnh biên giới, hầu hết đều là công dân Việt Nam. Thứ trưởng cho hay, khi dự lệnh được ban hành, chưa có người Trung Quốc nào nhập cảnh vào Việt Nam.

“Việt Nam và Trung Quốc hỗ trợ nhau để giúp đỡ người dân trở về nước”, Thứ trưởng Long cho biết tại cuộc họp báo. Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng, lực lượng Biên phòng đã tăng cường 1.400 cán bộ kiêm soát các đường mòn lối mở.

Cụ thể, những người về Việt Nam được cách ly theo 3 cấp độ: Cấp độ 1: Nghi bệnh, lập tức cách ly tại cơ sở y tế tuyệt đối. Cấp độ 2: Đối với cá nhân đi từ Hồ Bắc về (17 điểm có dịch, điểm lớn nhất là Vũ Hán), những người này phải cách ly tập trung, số này ít, nằm rải rác các địa phương. Cấp độ 3: Tiếp xúc hoặc đi từ Trung Quốc về, phải cách ly tại gia đình dưới sự giám sát quản lý của chính quyền các cấp và y tế, không đi ra khỏi nhà.

Trong ảnh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên họp. - Sputnik Việt Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Chống coronavirus, Việt Nam phải biến bại thành thắng

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, dịch coronavirus bắt đầu xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, đến nay con số mắc bệnh tăng rất nhanh, số tử vong cũng tăng theo từng ngày.

Chia sẻ tại cuộc họp báo, Th.S Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Thi đua, khen thưởng (Bộ Y tế) thông tin, đã có 43.467 cuộc gọi đến đường dây nóng, tỷ lệ kết nối thành công gần 97%. Có những thời điểm như 19h 2.2.2020, có 2.700 cuộc gọi đến đường dây nóng của Bộ Y tế. Hầu hết các cuộc gọi liên quan đến cách sử dụng khẩu trang, nước rửa tay, dấu hiệu mắc nCoV.

“Nhiều người hoang mang và cho rằng Việt Nam đang giấu dịch, nhưng không phải thế. Ngay từ đầu Thủ tướng đã yêu cầu không che giấu bất kỳ thông tin nào. Tôi cho rằng hiện nay có che dấu cũng không được. Có ca bệnh nào Bộ sẽ cung cấp ngay ca đó. Vừa rồi chúng ta có nhiều thông tin sai lệch như cần phải tích trữ lượng thực, tích trữ vàng, hay gán thông tin trường học với dịch bệnh như vậy là không phải”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh.

Coronavirus lây lan nhanh, nhưng Việt Nam tự tin chống dịch

Chia sẻ tại cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Y tế khẳng định, việc Việt Nam chữa thành công ca đầu tiên là niềm vui không chỉ ở nước ta. Trước đó, Việt Nam là nước đầu tiên khống chế thành công dịch SARS.

Dịch cúm gia cầm A/H5N1 - Sputnik Việt Nam
Chưa hết coronavirus, Việt Nam còn phải đối mặt với cúm gia cầm

Về phương thức lây truyền của virus corona, GS. TS Nguyễn Thanh Lon cho biết có ba cơ chế lây nhiễm chính. Đó là, lây qua không khí khi tiếp xúc với những giọt nước bọt từ người bệnh, lây trực tiếp qua tiếp xúc, bắt tay với người bệnh, và lây qua bề mặt (gỗ, đá, vật dụng) đã nhiễm virus gây bệnh. Trong số này, đường lây nhiễm chủ yếu là qua tiếp xúc, hãn hữu mới lây qua tiêu hóa (phân người bệnh).

“Đặc trưng của virus khi ra môi trường không lơ lửng ở không khí nên khả năng lây qua không khí được đánh giá thấp. Chúng chủ yếu lây qua tiếp xúc các bề mặt bởi virus tồn tại ở đây rất lâu. Đây là con đường lây đáng quan ngại. Ngoài ra, có thể lây qua phân từ người nhiễm bệnh”, Thứ trưởng Long thông tin.

Với cơ chế lây nhiễm như vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khuyến cáo cáo các giải pháp phòng ngừa như sau:

Phải rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, bởi theo tổng kết của Tổ chức Y tế Thế giới, cứ khoảng 10 phút chúng ta sẽ vô thức  giơ tay lên mặt 1 lần.

Việc tránh tiếp xúc với đám đông, tránh tiếp xúc với người bị bệnh là rất quan trọng. Nếu người bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho có thể bắn virus tối đa 1,8 m, theo Thứ trưởng, thường WHO chỉ khuyên đứng cách xa người có biểu hiện lâm sàng 1 m là có thể ngăn nhiễm.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, mọi người tránh việc đào thải mầm bệnh ra môi trường, nên khi ho, hắt hơi, sổ mũi có thể lấy vải, giấy, khẩu trang chặn và phải rửa tay sau đó. Tránh tiếp xúc với bệnh nhân ở khu vực kín. Tốt nhất không nên tiếp xúc với đám đông mà chúng ta chưa biết rõ, tránh đến nơi đông người.

Cảnh báo hiện nay nhiều người chưa để ý đến vệ sinh bề mặt, ông Long khuyên các bà nội trợ phải thường xuyên lau rửa bàn ghế, bề mặt bằng nước tẩy thông thường, thuốc sát khuẩn thông thường.

“Phải rửa tay nhiều lần trong ngày. Đây là những biện pháp rất đơn giản nhưng rất có ý nghĩa”, Thứ trưởng Bộ Y tế cho hay.

Việt Nam có đủ năng lực xét nghiệm coronavirus

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh, mỗi người dân nên theo khuyến cáo của WHO, tức là sử dụng khẩu trang tùy vào văn hoá. Việc sử dụng khẩu trang cũng để đảm bảo phòng một số bệnh, đặc biệt là dự phòng phát tán mầm bệnh từ bản thân mình ra môi trường xung quanh.

Bộ trưởng Bộ NN & PTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu tại hội nghị.  - Sputnik Việt Nam
Dịch coronavirus đánh vào nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Do đó, Bộ Y tế khuyến khích người dân sử dụng tại nơi đông người, khi đi tàu xe, phương tiện công cộng.

“Về xét nghiệm, chúng ta có đủ năng lực để xét nghiệm. Hiện Bộ Y tế đang chỉ đạo các đơn vị xét nghiệm tập huấn về chuyên môn, chỉ đạo các địa phương, đặc biệt là nơi có cửa khẩu, có người cách ly, chuyển giao kỹ thuật nhanh nhất để nơi đó tiến hành xét nghiệm được. Giao đơn vị chuyên môn làm sao xét nghiệm nhanh nhất để giảm bớt các trường hợp cách ly”, đại diện Bộ Y tế cho biết.
 “Khẩu trang chỉ là một phần. Không cần đeo khẩu trang y tế vì chưa có bằng chứng bảo vệ với người không bị bệnh. Virus này nhạy cảm với ánh sáng, nhiệt độ, tia cực tím, “sợ” cả gió, sợ môi trường thông thoáng khí nên cần mở cửa sổ tạo thoáng khí. Ở ngoài điều kiện tự nhiên, miền Nam, Tây nguyên có nắng, gió thì nhất thiết cần dụng cụ khẩu trang. Không nhất thiết dùng khẩu trang y tế. Thời gian ủ bệnh từ 1-14 ngày”, thứ trưởng Long khuyến cáo.
Việt Nam có phác đồ điều trị coronavirus tiệm cận với thế giới

Về quá trình điều trị bệnh viêm đường hô hấp cấp, Bộ Y tế chỉ đạo tất cả các bệnh viện trung ương chuẩn bị cho tình huống xấu nhất là dịch lan rộng.

Việt Nam có phác đồ tiệm cận với thế giới, hiện chỉ có 1/10 bệnh nhân là bệnh nặng, phải hỗ trợ thở, 9 người còn lại điều trị triệu chứng, đã có 3/10 bệnh nhân được ra viện.

Theo đại diện Bộ Y tế, bệnh viêm phổi Vũ Hán hiện chưa có phương thức điều trị đặc hiệu, dựa trên nguyên tắc cơ bản là điều trị triệu chứng. Tức là, đầu tiên điều trị triệu chứng, sốt hạ sốt, ho trị ho, kèm theo chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Theo dõi thật sát hô hấp, nếu phát hiện tình trạng suy hô hấp sẽ phải can thiệp ngay. Mức nhẹ cho thở oxy, mức 2 can thiệp hỗ trợ; mức 3 cho thở máy. Không phải ai cũng phải thở máy.

“Tại Việt Nam, qua 10 trường hợp mắc, đa phần bệnh nhân chỉ phải điều trị triệu chứng. Chỉ có một trường hợp duy nhất là người Trung Quốc phải thở oxy vì bệnh nhân có nhiều bệnh nền, tuổi cao nhưng không cần thở máy. Hiện nay, các bệnh nhân cơ bản chỉ bằng biện pháp điều trị đơn giản như vậy. Phác đồ điều trị của Việt Nam tiệm cận với thế giới, dù các bệnh nhân chưa ra viện nhưng 7 ca còn lại đều kiểm soát tốt, tình trạng sức khoẻ ổn định”, Thứ trưởng Bộ Y tế thông tin.

Theo ông Long, Thái Lan hay Trung Quốc có hai loại thuốc mà Việt Nam sẵn sàng áp dụng. Việt Nam sẽ tiệm cận và áo dụng ngay những phương pháp mới.

Bệnh nhân Li Zichao (28 tuổi, quốc tịch Trung Quốc) xuất viện ngày 4/2. - Sputnik Việt Nam
9 người nhiễm coronavirus, Việt Nam tự tin đủ năng lực ngăn chặn dịch viêm phổi

Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, ngay đối với các bệnh viện này, cũng đã dự trữ 3.000 giường bệnh, các bệnh viện tại Hà Nội dự trữ 2.000 giường bệnh. Vì vậy chúng ta chưa cần xây bệnh viện dã chiến, mà sử dụng bệnh viện sẵn có.

“Ví dụ, tỉnh Khánh Hòa đưa ra các phương án nếu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới đầy bệnh nhân chuyển sang Bệnh viện Phổi, không đủ lại chuyển tiếp sang Bệnh viện da liễu. Các địa phương hiện nay đã chuẩn bị phương án điều trị phù hợp nhất, nên chúng ta không quá hoang mang. Chúng ta phải có phương án tiếp đón bệnh nhân trong tình huống xấu nhất”, Thứ trưởng Long cho hay.

Đại diện Bộ Y tế cho hay, với dịch bệnh do coronavirus, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ngay từ đầu đã có những chỉ đạo rất sát. Ngay từ khi xuất hiện những ca dương tính đầu tiên, Thủ tướng đã công điện, Ban Bí Thư cũng có chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị cấp bách, ưu tiên quan trọng. Các đồng chí vào cuộc mạnh mẽ. Quan điểm của nước ta là phải quyết liệt chống dịch.

Thủ tướng ngay từ ngày đầu đã có chỉ đạo rất sát, huy động toàn đảng toàn dân. Thủ tướng đã công điện, Ban Bí Thư cũng có chỉ đạo, coi đây là nhiệm vụ chính trị cấp bách, ưu tiên quan trọng. Quan điểm của nước ta là phải quyết liệt chống dịch. Trong chỉ thị của Thủ tướng rất cụ thể, hướng dẫn từng bộ, ngành, địa phương phải làm gì.

“Chúng tôi cho rằng từ đó, chúng ta có những biện pháp triển khai rất đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả. Nhiều biện pháp hiện nay chúng ta triển khai còn mạnh mẽ hơn chống SARS năm xưa. Chúng ta cần yên tâm, tất cả sẽ hạn chế tối những vấn đề bệnh tật gây ra”, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long khẳng định.
Không phải cứ nhiễm coronavirus là sẽ chết

Về câu hỏi tại cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chiều 4.2, Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, đỉnh điểm của dịch viêm phổi Vũ Hán là trong 7-10 ngày tới, tuy nhiên, đã có sự hiểu biết chưa đúng đắn về điều này.

Chúng tôi muốn nói về nhận định của chuyên gia đánh giá tình hình dịch Trung Quốc, cho rằng đỉnh dịch Trung Quốc có thể 7-10 ngày tới không phải đỉnh dịch Việt Nam. Việt Nam quá sớm có thể nhận định. Nếu triển khai quyết liệt và đồng bộ có thể kiểm soát tốt hơn. Việt Nam không đóng cửa biên giới, mà dùng biện pháp ngăn chặn, cách ly người từ vùng dịch về. Lý do ùn ứ hàng hoá là do phía bạn, nhưng đến 5-2 thanh long đã xuất khẩu được”, ông Nguyễn Thanh Long nhận định.

Bệnh viện đã được lắp đặt máy móc, trang thiết bị hiện đại. - Sputnik Việt Nam
Việt Nam có 8 người mắc coronavirus, 3 bệnh nhân đã được chữa khỏi

Về tỷ lệ tử vong, Bộ Y tế khẳng định, không phải cứ nhiễm coronavirus là sẽ tử vong. Hiện tại, mới chỉ có hai ca tử vong ngoài địa phận Vũ Hán, đồng thời tỷ lệ tử vong này là 1,8% so với SARS tử vong 10%, MERS- CoV tử vong 34%.

“Giải trình tự gen virus cho thấy trên 90% gen virus giống dơi nhưng mùa này Vũ Hán không có dơi. Bệnh lây qua vật chủ nào thì chưa rõ. Nhưng không phải là lây các con vật nhà nuôi như chó, mèo”, đại diện Bộ Y tế nhấn mạnh.

Phương pháp xét nghiệm xác định người nhiễm virus corona hiện nay được toàn thế giới áp dụng là Real-time PCR (RT-PCR). Đây là phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khuyến cáo người dân trong thời gian này không nên quên các dịch bệnh khác, cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ, không nên lo ngại quá mức dẫn đến căng thẳng.

© Ảnh : Đinh Hằng - TTXVNBệnh nhân nghi nhiễm virus Corona được cách ly, điều trị.
Bộ Y tế họp báo: Việt Nam tự tin chống dịch coronavirus - Sputnik Việt Nam
Bệnh nhân nghi nhiễm virus Corona được cách ly, điều trị.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала