“Chắp cánh” cho kinh tế Việt Nam – chỉ nên xem 5G là điều kiện cần và chưa đủ

© Depositphotos.com / MarkoAliaksandr5G
5G - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
“5G sẽ chắp cánh cho nền kinh tế Việt Nam là hoàn toàn đúng nhưng chỉ nên xem 5G là điều kiện cần và chưa đủ”, - ông Vương Mạnh Sơn, người sáng lập Viện Công nghệ Kỹ thuật Saigon (“SaigonCTT”) phát biểu với Sputnik.

Ngày 17-1-2020, Viettel thực hiện cuộc gọi video 5G đầu tiên trên thiết bị “Make in Vietnam” do Viettel tự nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả phần cứng và phần mềm. Tại sự kiện, Bộ trưởng Thông tin Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại câu nói của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trong năm 2020, Việt Nam sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam.

© Ảnh : TTXVN phátBộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất.
“Chắp cánh” cho kinh tế Việt Nam – chỉ nên xem 5G là điều kiện cần và chưa đủ - Sputnik Việt Nam
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Chu Ngọc Anh thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng gNodeB do Viettel nghiên cứu và sản xuất.

Sự kiện trên và những  tuyên bố của ông Nguyễn Mạnh Hùng thời gian qua đang tạo ra một cuộc thảo luận rất nóng trong giới chuyên gia và cả không chuyên gia. Người thì tự hào về thành công của Viettel, có ý kiến cho rằng Bộ trưởng TTTT “nổ” hay làm “PR”. Vậy thực chất Việt Nam đang làm được những gì và 5G sẽ tác động như thế nào tới nền kinh tế Việt Nam?

Phóng viên Sputnik đã có cuộc phỏng vấn ông Vương Mạnh Sơn, Viện trưởng sáng lập Viện Công nghệ Kỹ thuật Saigon (“SaigonCTT”) về những vấn đề đã đề cập ở trên.

Việt Nam có tầm nhìn từ sớm để đón đầu công nghệ 5G

Sputnik: Thưa ông Vương Mạnh Sơn, Bộ trưởng TTTT Nguyễn Mạnh Hùng đã tuyên bố rằng, việc thực hiện cuộc gọi nói trên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị thu phát sóng do chính Viettel nghiên cứu và sản xuất, bao gồm cả thiết bị phần cứng và phần mềm.

Theo ông thì có thể hiểu tuyên bố này như thế nào?

Ông Vương Mạnh Sơn: Theo tôi, về phía Viettel là có tầm nhìn từ sớm để đón đầu công nghệ 5G, bởi quá trình nghiên cứu và sản xuất các thiết bị phải được đầu tư và chuẩn bị từ trước đó nhiều năm để có thể công bố và chạy thực nghiệm như ngày hôm nay.

Về phía chính phủ, đó là nhận thức về tầm quan trọng của một hạ tầng đủ mạnh để sẵn sàng cho sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp 4.0 nơi dữ liệu và các thiết bị di động đóng vai trò chủ lực.

Sputnik: 5G là gì, thưa ông? Và những ứng dụng thực tiễn của nó?

Ông Vương Mạnh Sơn: Mạng viễn thông không dây thế hệ 5 có mô hình triển khai tương tự như các mô hình trước đó của 3/4G, như hình dưới đây.

Phần quan trọng hàm chứa đổi mới nhiều nhất của 5G (so với 3/4G/LTE) là phần Client – Access – 5G core&Edge. Phần mạng IP Core và Multi Cloud vẫn là mạng truyền thống đã hỗ trợ 3/4G, nhưng cần nâng cấp để có tốc độ và khả năng cấu hình mềm dẻo nhằm đáp ứng các nhu cầu mới xuất hiện cùng với 5G.

Viettel  - Sputnik Việt Nam
Viettel lọt top 400 thương hiệu giá trị nhất thế giới

Ở Việt Nam, mạng 5G hiện nay đang chuyển từ giai đoạn thử nghiệm qua giai đoạn triển khai/khai thác. Chuẩn 5G (5G standard) dự kiến sẽ hoàn thiện vào năm nay 2020 để đảm bảo sự phát triển bền vững và tính tương thích của 5G trên toàn cầu.

Những đặc điểm khác biệt quan trọng nhất của mạng 5G về tính năng là:

Thứ nhất, tốc độ truy cập từ thiết bị cuối tới mạng cao (gấp 50-100 lần so với 4G). Thứ hai, khả năng cho phép nhiều thiết bị cùng kết nối (mật độ thiết bị cuối cao. Thứ ba, khả năng trao đổi thời gian thực ngay cả khi thiết bị cuối di chuyển nhanh (tới 300km/h). Đó là 3 đặc điểm căn bản, khác biệt nhất của 5G.

Như vậy, các bạn thử tưởng tượng các cuộc gọi trên Internet sẽ không còn cảm giác chậm và mất đồng bộ, đem lại các cuộc họp video trực tuyến có trải nghiệm như họp tại chỗ, các hệ thống xe tự vận hành có thể giao tiếp và điều chỉnh hành vi tức thời khi đang chạy, các bác sĩ có thể phẫu thuật từ xa qua robot hỗ trợ một cách chuẩn xác,… Do vậy 5G sẽ là nền tảng giúp các công nghệ khác phát triển ở một tầm cao khác bao gồm Điện toán đám mây, IoT, Robotics, Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo,…

Viettel sẽ là nhà cung cấp thiết bị 5G thứ 6 trên thế giới?

Sputnik: Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 5 công ty đã sản xuất thành công các thiết bị mạng cho 5G bao gồm: Ericsson, Nokia, Huawei, Samsung và ZTE. Như vậy, Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị này?

Ông Vương Mạnh Sơn: Trước hết, tôi muốn nói tới những thách thức chính của một nhà sản xuất thiết bị 5G.

Chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) cùng phí trả các bản quyền công nghệ là 2 chi phí lớn nhất cho các nhà sản xuất ra các trang thiết bị phục vụ 5G. Nó bao gồm (nhưng không giới hạn) bởi các chip trên thiết bị cuối, thiết bị của trạm thu phát sóng, thiết bị chuyển mạnh trung tâm mạng 5G.

Đại biểu tham quan và làm việc tại trụ sở Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel.  - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thương mại hóa 5G bằng thiết bị của Viettel: Vấn đề kinh tế và chủ quyền

Chi phí hệ thống mạng IP core có khả năng truyền tải khối lượng dữ liệu lớn phát sinh khi có 5G cũng như đầu tư các giải pháp An toàn thông tin trước các thách thức mới (như bùng nổ thiết bị kết nối, khả năng tấn công nhanh và mạnh hơn…) cũng là các chi phí cộng thêm.

Các dự báo cho thấy 65% dân chúng toàn cầu được sử dụng 5G đến năm 2024. Đây là thị trường cực lớn cho những công ty nào có khả năng sản xuất các trang thiết bị 5G.

Về việc “Viettel sẽ là nhà cung cấp thứ 6 trên thế giới sản xuất thiết bị 5G” hay không, tôi không có đánh giá về việc này bởi phạm trù kinh doanh trong mảng 5G là rất đa dạng. Không có công ty nào sản xuất tất cả mọi thứ từ đầu đến cuối. Ví  dụ, lĩnh vực kinh doanh bản quyền về phát minh có Qualcomm, phát triển chip xử lý có Qualcomm, Intel, Samsung, Huawei, MediaTek,… phát triển thiết bị đi động đầu cuối có Samsung, LG, Oppo, Xiaomi,… thiết bị hạ tầng mạng 5G có Ericcson, Samsung, Huawei, Nokia, ZTE và mới đây là Viettel.

Ngay cả phần hạ tầng mạng 5G cũng được chia thành các hãng sản xuất thiết bị chuyên dụng như trên lẫn các hãng suất xuất thiết bị đa mục đích hỗ trợ nền tảng 5G như Cisco System, Dell EMC,… Do vậy quan trọng nhất là các đơn vị kinh doanh, mà ở đây là nhà mạng phải chọn được một hệ sinh thái công nghệ hiệu quả cả về mặt tính năng và kinh tế để cung cấp dịch vụ.

5G “chắp cánh” cho nền kinh tế Việt Nam? Giá trị thương hiệu Viettel tăng 34% sau lời tuyên bố?

Sputnik: Các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách nói nhiều về việc 5G “chắp cánh” cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam dự kiến trong tháng 6/2020 sẽ thương mại hóa 5G bằng thiết bị Việt Nam. Hơn nữa, theo lời ông Nguyễn Mạnh Hùng thì Việt Nam sẽ là nhà cung cấp thiết bị 5G thứ 6 trên thế giới. Quan điểm của ông?  

Ông Vương Mạnh Sơn: Trước hết, tôi muốn nói tới các thách thức chính của một quốc gia triển khai 5G.

Thu nhập từ phí thuê băng tần là duy nhất mà một quốc gia triển khai 5G có được từ các nhà mạng và người sử dụng. Ngoài ra, các quốc gia phải bỏ ra các chi phí (thông qua các nhà mạng) trong việc xây dựng hạ tầng trạm thu phát sóng, hạ tầng mạng kết nối sau trạm phát sóng, nhập các trang thiết bị, thiết bị cuối …

Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội - Sputnik Việt Nam
Tham vọng của Viettel là gì?

Các đầu tư này sẽ được bù lại bởi các lợi ích do các ứng dụng của 5G mang lại.

Điều này cũng tương tự như việc xây dựng các siêu máy tính, nó đòi hỏi một đầu tư lớn. Đầu tư này được thu hồi lại và có lãi khi chúng ta có được các ứng dụng chạy trên siêu máy tính và mang lại lợi ích kinh tế. Việc có được các bài toán, ứng dụng đủ lớn, đủ nhiều để chạy trên siêu máy tính là một thách thức lớn với mọi quốc gia, nhất là Việt nam.

Như vậy, có triển khai được hay không các ứng dụng dạng “phải có 5G” là điều kiện quan trọng mà các quốc gia cần xem xét khi triển khai 5G.

Nếu Việt Nam có thể cung cấp thiết bị 5G trên thế giới thì đó là một việc đáng tự hào và tôi nghĩ rằng Viettel đầu tư và sản xuất thiết bị 5G không chỉ để phục vụ cho Viettel, vì việc đầu tư này là vô cùng lớn và chắc chắn cần được bán rộng rãi.

Về việc các nhà hoạch định chính sách xem 5G sẽ “chắp cánh” cho nền kinh tế Việt Nam là hoàn toàn đúng nhưng chỉ nên xem 5G là điều kiện cần và chưa đủ. Trong cách mạng công nghệ 4.0 thì dữ liệu mới chính là kho báu của mỗi quốc gia, do vậy vấn đề cốt lõi sẽ nằm ở việc dùng nền tảng 5G để khai thác và sử dụng dữ liệu như thế nào để phát triển những nền tảng công nghệ cùng những mô hình kinh doanh mới có khả năng tối ưu nguồn lực của toàn xã hội cũng như tạo ra những tài nguyên mới cho quốc gia để có thể cạnh tranh với những quốc gia khác trong kỷ nguyên mới của Dữ liệu và Kết nối.

Công nghệ 5G - Sputnik Việt Nam
Viettel sử dụng điện thoại OPPO để thử nghiệm 5G đầu tiên ở Việt Nam

Sputnik: Brand Finance – nhà tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới vừa công bố danh sách 500 thương hiệu có giá trị nhất thế giới năm 2020 (Global 500 2020). Theo công bố này, thương hiệu Viettel được định giá 5,8 tỷ USD, tăng 34% so với năm 2019 (4,3 tỷ USD). Như vậy, hiện thương hiệu Viettel đứng ở thứ hạng 355 của thế giới, tăng 126 bậc so với năm 2019.

Báo cáo của Brand Finance cho thấy, Viettel đạt mức tăng trưởng giá trị thương hiệu cao nhất thế giới trong lĩnh vực viễn thông và có bước nhảy ấn tượng và là cao nhất trong bảng xếp hạng năm nay. Ông có cho rằng điều này có liên quan chặt chẽ tới tuyên bố của Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng?

Ông Vương Mạnh Sơn: Người ta quan sát thấy có mối tương quan ở đây. Nhưng tương quan chặt chẽ đến mức nào thì khó nói. Bộ trưởng Hùng biết cách làm PR cho Viêt Nam và Viettel!

Sputnik: Cảm ơn ông Vương Mạnh Sơn đã dành thời gian cho Sputnik.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала