Việt Nam lần đầu được vinh danh Cứu mạng sống hàng triệu người trên thế giới

© Ảnh : Phạm Kiên - TTXVNLực lượng CSGT tỉnh Hưng Yên kiểm tra nồng độ cồn một chủ phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 39.
Lực lượng CSGT tỉnh Hưng Yên kiểm tra nồng độ cồn một chủ phương tiện tham gia giao thông trên Quốc lộ 39. - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Với nỗ lực vận động thành công Luật Phòng chống tác hại của Rượu, bia tại Việt Nam, Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) vừa lần đầu tiên được vinh danh Cứu mạng sống hàng triệu người trên thế giới.

NCDs Việt Nam nhận giải danh Cứu mạng sống hàng triệu người trên thế giới

Lễ vinh danh nằm trong khuôn khổ diễn đàn Phòng chống bệnh không lây nhiễm (NCDs) toàn cầu lần thứ ba, diễn ra trong các ngày 9.11.2 tại Vương quốc Sharjah, các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN) đã vinh dự lần đầu tiên giành giải thưởng danh giá và vô cùng quan trọng với những nỗ lực tuyệt vời trong việc vận động thành công thông qua Luật phòng chống tác hại của rượu bia năm 2019 tại Việt Nam.

ĐBQH Phạm Trọng Nhân - Sputnik Việt Nam
Người Việt cần thoát khỏi "chức vô địch" Đông Nam Á về uống bia, rượu

Theo NCDs-VN, tại lễ vinh danh, Chủ tịch Liên minh NCDs toàn cầu, ông Todd Harper phát biểu khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức xã hội dân sự trong việc thúc đẩy sự bình đẳng đến năm 2025 và 2030.

“Tại diễn đàn này, chúng tôi đã thực hiện các bước quan trọng nhằm đẩy nhanh quá trình thay đổi chính sách để cứu nhiều mạng sống trên toàn cầu và thúc đẩy việc tạo ra các thay đổi”, Viettimes trích phát biểu của Chủ tịch Liên minh nhấn mạnh.

Đáng chú ý, năm nay, ngoài Việt Nam, giải thưởng Sharjah cho các tổ chức/liên minh xuất sắc nhất trong năm 2020 cũng được ông Todd Harper trao cho Liên minh NCDs Slovenia và Liên minh Caribbean khỏe mạnh.

“Tôi xin được công bố giải thưởng Sharjah 2020 cho ba sáng kiến xuất sắc nhất trong phòng chống bệnh không lây nhiễm toàn cầu. Người chiến thắng cho hạng mục Cứu mạng sống hàng triệu người trên thế giới thông qua nỗ lực vận động thay đổi chính sách là Liên minh NCDs-VN với việc vận động thành công Luật Phòng chống tác hại của Rượu, bia tại Việt Nam năm 2019”, Chủ tịch Todd Harper vui mừng công bố.

Đại diện cho Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam (NCDs-VN), TS. Phan Vũ Diễm Hằng, Trưởng Ban thư ký mạng lưới tiếng nói người bệnh không lây nhiễm Việt Nam thay mặt nhận giải. TS. Hằng phát biểu khẳng định, đây là vinh dự của Việt Nam khi lần đầu tiên được đón nhận giải thưởng Cứu mạng sống hàng triệu người trên thế giới.

“Đây cũng là lần đầu tiên tiếng nói và bằng chứng khoa học của các tổ chức xã hội đã được Chính phủ và các nhà làm luật lắng nghe và chấp nhận sửa đổi trong văn bản Luật Phòng chống tác hại của Rượu bia được ban hành đã cứu nhiều mạng sống và giảm nỗi đau cho rất nhiều người”, Trưởng Ban thư ký mạng lưới tiếng nói người bệnh không lây nhiễm Việt Nam nhấn mạnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp - Sputnik Việt Nam
Việt Nam thành lập Đội phản ứng nhanh phòng chống dịch bệnh coronavirus
Bên cạnh đó, tại diễn đàn Phòng chống bệnh không lây nhiễm (NCDs) toàn cầu lần thứ ba cũng ghi nhận những nỗ lực và thành công của Liên minh Phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam trong quá trình vận động thành công luật Phòng chống tác hại Thuốc lá và Rượu bia trong thời gian qua, nhất là những đóng góp và tạo ra sự thay đổi trong luật Phòng chống tác hại của rượu bia.

Tự hào khi kinh nghiệm của Liên minh  phòng chống bệnh không lây nhiễm Việt Nam khi vận động Luật Phòng chống tác hại của Rượu bia đã được chọn đưa vào cuốn “Atlas NCD - Thu hẹp khoảng cách về NCD thông qua hành động của các tổ chức Xã hội dân sự”.

Đây là tài liệu tập hợp 11 nghiên cứu điển hình về các sáng kiến từ các liên minh NCD quốc gia và khu vực đã thu hẹp được khoảng cách đối với những mục tiêu và cam kết quốc gia, khu vực và toàn cầu về ngăn ngừa và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm.

Người Việt đã thay đổi thói quen uống rượu bia?

Trung bình, nam giới Việt Nam uống 4 cốc bia một ngày - Sputnik Việt Nam
Từ 1/1/2020: Cấm rủ rê và ép buộc người khác uống rượu, bia
Năm 2019, Forbes dẫn báo cáo nghiên cứu của Tạp chí y khoa Lancet (Anh) về tình trạng tiêu thụ rượu bia tại 189 quốc gia và vùng lãnh thổ giai đoạn 1990-2017 cho thấy lượng tiêu thụ rượu bia tăng mạnh, tập trung ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam hay Ấn Độ.

Theo Forbes, Việt Nam nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu bia lớn, tăng gần 90% kể từ năm 2010. Trong khi đó mức tăng của Ấn Độ chỉ là 37,2%.

Những con số mà Forbes tham chiếu báo cáo của Lancet gây bất ngờ đối với nhiều người Việt khi khẳng định chỉ tính riêng năm 2017, bình quân mỗi người Việt uống gần 9l rượu bia, Nhật Bản là 7,9l và Ấn Độ là 5,9l.

© Ảnh : Forbes/ScreenshotLượng tiêu thụ rượu ở một số nước giai đoạn 2010-2017.
Việt Nam lần đầu được vinh danh Cứu mạng sống hàng triệu người trên thế giới - Sputnik Việt Nam
Lượng tiêu thụ rượu ở một số nước giai đoạn 2010-2017.

Báo cáo khác của Tổ chức Y tế thế giới công bố năm 2018 cũng chỉ ra rằng mức tiêu thụ rượu bia của người Việt Nam là rất cao so với các quốc gia khác trong khu vực, thuộc top hàng đầu khu vực vượt xa ngay cả Trung Quốc và gấp tới 4 lần Singapore. Ước tính trung bình mỗi người Việt ở độ tuổi trên 15 tiêu thụ hơn 8,3l cồn nguyên chất trong 1 năm. Với việc thông qua luật Phòng chống tác hại của Rượu bia, thời gian tới, dự kiện, lượng tiêu thụ đồ uống có cồn của Việt Nam sẽ giảm đi.

Việc tốc độ sử dụng rượu bia của Việt Nam tăng nhanh cũng kéo theo hàng loạt hậu quả nghiêm trọng trong đó có sự gia tăng số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương trong các vụ tai nạn. Trong đó, tỷ lệ các vụ tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia tăng mạnh.

Năm 2020, sau khi Nghị định 100 được triển khai, Cục Cảnh sát giao thông cho biết, tình hình giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia đã giảm cả ba tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương. Đồng thời, không có vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng nào xảy ra liên quan đến người điều khiển phương tiện có sử dụng rượu bia. Đây là một sự thay đổi rất đáng ghi nhận, khẳng định tác động tích cực của Luật Phòng chống tác hại của Rượu bia cũng như tinh thần thượng tôn pháp luật của người dân được nâng lên nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ông Bùi Sỹ Lợi, điều quan trọng nhất là phải giải thích cho người dân hiểu về tác hại của rượu bia đến sức khỏe. Do đó, chúng ta phải kêu gọi mọi người dân ủng hộ quy định này giống như chúng ta đã quy định cấm pháo, bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng môtô, xe gắn máy.

“Những ngày qua, 99% người dân phản ánh đến Quốc hội rất hoan nghênh Luật Phòng chống tác hại rượu bia và Nghị định 100. Nhưng vẫn còn nhiều việc chưa bàn đến, như tác hại của rượu bia ảnh hưởng đến sức khỏe vì hiện rất nhiều người đang lạm dụng”, ông Bùi Sỹ Lợi nhấn mạnh.

Bia - Sputnik Việt Nam
Cấm triệt để uống rượu bia khi lái xe từ 1/1/2020
Đặc biệt, cũng nhu quy định chung, tất cả mọi người đều công bằng trước pháp luật, trong khi có nhiều ý kiến phản ánh về việc cán bộ công chức hay cả các chiến sĩ lực lượng vũ trang vi phạm quy định về nồng độ cồn bị gửi về cơ quan, lãnh đạo Phòng Cánh sát giao thông Công an Hà Nội cho rằng, bất cứ ai khi tham gia giao thông cũng phải chấp hành đúng quy định của pháp luật, riêng các cán bộ công chức nhà nước hay cán bộ chiến sĩ sẽ còn phải chịu kỷ luật hay các quy định khác của cơ quan nơi công tác cũng như pháp luật quốc gia.

Như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định mới đây trong phiên họp thường kỳ của Ủy ban Thường vụ Quốc hội: “Nếu không muốn ảnh hưởng đến thu nhập thì đừng vi phạm”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Qua đó có thể thấy, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã góp phần thay đổi thói quen của người dân khi tham gia giao thông, người dân đã tự ý thức tránh xa rượu, bia khi tham gia giao thông.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала