Tại Hội nghị Munich, Hoa Kỳ cố gắng phân chia thế giới thành Tây và Đông

© REUTERS / Michael DalderHội nghị an ninh đã khai mạc ở Munich
Hội nghị an ninh đã khai mạc ở Munich - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Tại Hội nghị An ninh Munich vừa qua, người ta thấy rõ Hoa Kỳ muốn tập hợp phương Tây trong cuộc chiến tranh Lạnh chống lại phương Đông, ông Piotr Tsvetov, chuyên gia phân tích của Sputnik cho biết.

Mỹ kéo các đồng minh của mình đi đâu

Tại hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh sự thành công của phương Tây. Năm lần, như một câu thần chú, ông thốt lên câu "Phương Tây đang chiến thắng".

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo  - Sputnik Việt Nam
Ông Pompeo gọi các công ty công nghệ là "con ngựa thành Troia" của Trung Quốc

Và để các đối tác Pháp và Đức không nghi ngờ về sự hỗ trợ của Mỹ, ông hứa với Liên minh châu Âu 1 tỷ đô la trong các dự án tài trợ làm giảm sự phụ thuộc năng lượng của các nước châu Âu vào Nga. Một mục tiêu khác là Trung Quốc. Các thành viên phái đoàn Mỹ kêu gọi các đồng minh châu Âu (chủ yếu là người Anh) không hợp tác với Huawei và không sử dụng các công nghệ 5G Trung Quốc, vì chúng được coi là mối đe dọa đối với hệ thống thông tin liên lạc trong NATO và các tổ chức phương Tây khác. Các cuộc tấn công vào Iran vẫn tiếp tục, và tại đây, Washington đã đạt được những thành công nhất định: Paris, London, Berlin bắt đầu từ từ tuân thủ các lệnh trừng phạt chống Iran của Mỹ.

Câu trả lời của Trung Quốc đối với Mỹ

Cả 3 nước - Nga, Trung Quốc, Iran, bị Ngoại trưởng Pompeo buộc tội có những ham muốn "đế quốc". Hoa Kỳ từ lâu trên các diễn đàn chính trị đã sử dụng cụm từ "đế quốc" và các dẫn xuất từ đó như là sự đe dọa.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Wang Yi đã trả lời lại điều này: «Tất cả những cáo buộc chống lại Trung Quốc là những lời nói dối không dựa trên sự thật. Nhưng nếu chúng ta thay đổi đối tượng của sự dối trá từ Trung Quốc sang Mỹ, có lẽ sự dối trá này sẽ trở thành sự thật». Và Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Nhân dân toàn Trung Quốc (Quốc hội) , bà Fu Ying, đã gửi lời đến phái đoàn Mỹ một câu hỏi ẩn ý; «Làm thế nào, nếu công nghệ 5G của Huawei, phát triển ở các nước phương Tây, lại có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị của họ? Bạn có thực sự nghĩ rằng một hệ thống dân chủ mỏng manh đến mức chỉ một công ty công nghệ cao như Huawei lại có thể gây ra mối đe dọa hay không»?

Ở đó, tại Munich, ông Wang Yi đã gặp Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và cố gắng thuyết phục rằng Trung Quốc không hề đe dọa tới Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Bộ trưởng Ngoại giao Nga, ông Vladimir Lavrov - Sputnik Việt Nam
Ông Lavrov: Mỹ tạo điều kiện tiên quyết để triển khai vũ khí ở Châu Âu và Châu Á

Nước Nga chống lại sự chia rẽ của thế giới

Tại hội nghị Munich, người Mỹ có những nỗ lực đưa ra một bước ngoặt trong nền chính trị thế giới. Hoa Kỳ đã cố gắng kết hợp một phe phía Tây mới, ngoài chính Hoa Kỳ, còn bao gồm các quốc gia Tây Âu, cũng như Hàn Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, mà những người đại diện các quốc gia này tại hội nghị đã thề trung thành với các giá trị tự do phương Tây. Họ xem Nga và Trung Quốc như "không phải phương Tây".

Phái đoàn Nga đã không chơi trò chơi này. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov, nêu rõ sự nghiêm trọng của tình hình quốc tế nơi chúng ta hiện đang sống, kêu gọi "một cuộc trao đổi trực tiếp và trung thực về cách giữ gìn thế giới cho các thế hệ tương lai". Ông nhắc lại đề nghị Nga tổ chức hội nghị thượng đỉnh 5 quốc gia - thành viên thường trực Hội đồng Bảo an, vì theo Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nước này có trách nhiệm đặc biệt trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế. Năm quốc gia này là Nga, Hoa Kỳ, Anh, Trung Quốc và Pháp. Và không hề có sự cách biệt nào giữa Đông và Tây. Nếu không, sẽ lặp lại chiến tranh lạnh, từng diễn ra vào nửa sau thế kỷ 20.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала